Cao tăng kỳ tài, dự đoán chính xác tương lai, khiến sao trời biến mất [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Huyền Tông vừa gặp liền hỏi: “Tối hôm qua quan chiêm tinh dâng tấu, nói tiên tượng có dị thường, các chòm sao đều ở vị trí của nó, riêng 7 ngôi sao Bắc Đẩu đột nhiên biến mất. Tự nhiên biến mất, chuyện này từ trước đến giờ chưa bao giờ xảy ra? Đại sư đạo hạnh thông thiên, ngài có biết đâu là điềm báo gì không, và có phép phá giải không?”

Trí nhớ siêu phàm

Một ngày vào năm Khai Nguyên thứ 5 đời Đường Huyền Tông, Huyền Tông đã tốn không biết bao công sức mới mời được vị cao tăng này đến Trường An, mời vào Quang Thái Điện.

Đường Huyền Tông thân thiết hỏi: “Thiền sư, ngài có sở trường nhất là gì vậy?”

“Tiểu tăng chỉ có sở trường một chút về trí nhớ thôi”

Huyền Tông sai thị tòng đem một quyển danh sách cung nữ ra. Cao tăng mở ra xem lướt qua, rồi gấp sách lại. Sau đó nói ra từng tên người một, giống y như đang đọc danh sách vậy, không sai, cũng không thêm bớt.

Huyền Tông kinh ngạc đứng lên.

Vị thiền sư này tên Trương Toại, là chắt của Trương Công Cẩn, khai quốc công thần nhà Đường. Tuy nhiên đến đời Trương Toại thì gia cảnh đã suy vi. Trương Toại từ nhỏ đã rất thông minh hơn người và có trí nhớ siêu phàm, đọc nhiều kinh sử, đặc biệt tinh thông các môn như lịch tượng, thiên tượng, âm dương ngũ hành.

Thuở thiếu niên, Trương Toại thường đến Nguyên Đô Quán phía nam thành Trường An để đọc kinh sách, kinh thư ở đây lên đến cả vạn quyển. Chủ trì Đạo Quán là Doãn Sùng, người đức cao vọng trọng, hiểu sâu biết rộng.

Có một lần, Trương Toại mượn Doãn Sùng một cuốn Thái Huyền Kinh của tác giả Dương Hùng đời Tây Hán. Vài ngày sau, cậu quay lại trả sách.

Doãn Sùng nói: “Sách này thâm sâu huyền bí, tôi nhiều năm nghiên cứu mà vẫn chưa thông tỏ, đọc vài lần làm sao hiểu, cậu nên đọc nhiều lần không cần phải vội trả sách”.

Trương Toại nói: “Tôi đọc thấu hiểu rồi”.

Sau đó, cậu lấy ra hai cuốn ghi chép đọc sách ra, tên là Đại Diễn Huyền Đồ và Nghĩa Quyết đưa cho Doãn Sùng xem. Doãn Sùng cực kỳ kinh ngạc, liền đàm luận với cậu về những chỗ thâm sâu huyền bí trong sách, lúc này mới phát hiện ra cậu có tài năng trời phú đáng kinh ngạc. Từ đó về sau Trương Toại nổi danh lẫy lừng.

6 tuổi lên ngôi, 14 tuổi đích thân chấp chính. Chỉ trong vòng 10 năm hoàng đế Thuận Trị đã biến một xã hội loạn lạc thành yên bình, khôi phục văn hóa truyền thống lấy Nho gia làm trung tâm, thực thi đức chính, mở khoa thi tuyển chọn nhân tài.
Trương Toại nói: “Tôi đọc thấu hiểu rồi”. (Ảnh: Shutterstock).

Chu du cầu học

Đương thời, đúng lúc Võ Tắc Thiên cai quản triều chính. Võ Tắc Thiên có đứa cháu tên Vũ Tam Tư, muốn lôi kéo Trương Toại, đã đến tận nhà để kết giao bạn bè, nhưng Trương Toại không muốn cùng hội với hắn, luôn né tránh hắn. Đến năm 21 tuổi, Trương Toại lên chùa Tung Nhạc, núi Tung Sơn ở Hà Nam xuất gia, pháp hiệu Nhất Hành, bái chủ trì Phổ Tịch làm thầy, mà sư phụ của Phổ Tịch chính là Thần Tú, người sánh ngang với Lục tổ Thiền tông Huệ Năng.

Nhất Hành ở chùa vẫn chuyên cần học không mệt mỏi, danh tiếng càng ngày càng lớn. Ông đến những nơi như núi Tung Sơn, Thiên Thai, Đang Dương để học các kinh điển Phật giáo và thiên văn. Có lần cậu đi tìm thầy toán số để nghiên cứu diễn dịch Bát quái. Ông đã đi mấy nghìn dặm mới đến được chùa Quốc Thanh ở núi Thiên Thai, Chiết Giang, tìm đến một đại sư ẩn danh để học toán số và suy diễn.

Hôm đó, ở trong chùa Quốc Thanh, vị đại sư này đang dạy một nhóm đệ tử suy diễn toán số. Đột nhiên đại sư nói: “Hôm nay có một đệ tử từ phương xa đến thỉnh cầu học diễn dịch toán pháp”.

Một lát sau đại sư lại nói: “Nước trước cổng chảy về hướng Tây, đệ tử đó đã đến rồi”.

Vừa dứt lời, liền có người đến thông báo rằng Nhất Hành đã đến. Đại sư cùng các đệ tử ra nghênh đón, vừa văn gặp Nhất Hành trên cầu Phong Cán. Vào lúc này, sông dưới cầu Phong Cán ào lên một tiếng, đảo ngược chiều, cuồn cuộn chảy về hướng Tây. Hiện tại, chùa Quốc Thanh vẫn còn một tấm bia đề “Nhất Hành đến đây, nước chảy về Tây”.

Nhất Hành đi vân du cầu học tám năm, sứ thần triều đinh 5 lần 7 lượt đến mời vào triều làm quan. Lần nào ông cũng lấy lý do thân thể không khỏe để cự tuyệt. Tuy nhiên, ông không cưỡng lại nổi Hoàng Đế Đường Huyền Tông, người đã chân thành và kiên trì bám riết, ép triệu về triều, cuối cùng Nhất Hành đã trở về Trường An. Và thế là có câu chuyện như phần mở đầu.

Hái sao trên trời

Đường Huyền Tông rất tín nhiệm và kính trọng Nhất Hành. Đạo hạnh của Nhất Hành rất cao, thần bí khôn lường. Đoàn Thành Thức đời Đường đã ghi chép lại câu chuyện thật khó mà tin nổi là việc Nhất Hạnh hái sao trong tác phẩm Dậu Dương Tạp Trở.

Lê thánh tông nghe lời can gián của bề tôi
Đường Huyền Tông rất tín nhiệm và kính trọng Nhất Hành. (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)

Nhất Hành sinh ra ở một gia đình bần cùng, bà Vương hàng xóm thường tiếp tế gia đình Nhất Hành. Thế nên Nhất Hành thường hay nghĩ đủ mọi cách để trả ơn bà Vương như vẫn không tìm ra được cơ hội. Cuối cùng, đến một hôm ông đã có cơ hội, nhưng lại gây khó cho ông. Con trai bà Vương giết người bị bắt, trong lúc đang xét xử thì bà Vương tìm đến Nhất Hành cầu cứu. Việc này khiến Nhất Hạnh tiến thoái lưỡng nan, chỉ cảm thấy có lỗi và nói rằng: “Bà ơi, nếu bà cần tiền tài vải vóc thì tôi có thể tặng gấp mười lần, hôm nay minh quân thực thi pháp luật, khó lòng mà cầu xin việc riêng được.

Bà Vương tức giận mắng ông: “Tôi quen biết ông có tác dụng gì?”

Bất kể Nhất Hành xin lỗi ra sao, bà Vương vẫn giũ áo ra đi. Trong tâm Nhất Hành vô cùng buồn bã, nhưng cũng không biết làm thế nào.

Ban đêm quan sát thiên tượng, ông liền nghĩ ra một kế. Hôm sau, ông dặn người đặt một vại gốm lớn trong phòng của Hỗn Thiên tự. Sau đó, đưa cho hai người tâm phúc, mỗi người một cái túi vải và căn dặn: “Ở nơi kia có một chiếc vườn hoang, đến trưa, hai người lặng lẽ vào và nấp trong đó, gần đến hoàng hôn sẽ xuất hiện bảy con vật đi vào vườn, nhớ bắt hết không đẻ thiếu con nào. Nếu để lọt sẽ nghiêm trị không tha”.

Hai người liền phụng mệnh lặng lặng ẩn náu ở trong vườn quan sát, không dám chớp mắt chờ đợi. Đến lúc chạng vạng, quả nhiên có bảy con lợn con lần lượt đi vào vườn, 2 người liền chạy ra bắt toàn bộ đem về.

Nhất Hành rất vui, và bỏ bảy con lợn con này vào vại gốm lớn rồi dùng nắp gỗ đậy lại, dùng “lục nhất nê” phong kín miệng vại lại. Lục nhất nê là khi đạo gia luyện đan dùng để phong kín lò, còn được gọi là Thần nê. Bên ngoài vại gốm còn viết một hàng chữ Phạn bằng bút đỏ, tất cả thuộc hạ của ông đều không hiểu ông đang làm cái gì.

Sáng sớm hôm sau, Đường Huyền Tông sai người đến gõ cửa, mời Nhất Hành vào cung.

Huyền Tông vừa gặp liền hỏi: “Tối hôm qua quan chiêm tinh dâng tấu, nói tiên tượng có dị thường, các chòm sao đều ở vị trí của nó, riêng 7 ngôi sao Bắc Đẩu đột nhiên biến mất. Tự nhiên biến mất, chuyện này từ trước đến giờ chưa bao giờ xảy ra? Đại sư đạo hạnh thông thiên, ngài có biết đâu là điềm báo gì không, và có phép phá giải không?”

Nhất Hành nói: “Thời Hậu Ngụy, Thiên cung không thấy Hỏa tinh, nhưng chưa bao giờ có việc sao Bắc Đẩu biến mất, thần chưa từng nghe thấy. Thiên có dị tượng là ông Trời đang muốn cảnh báo Thiên tử. Không phải là đức lớn của Thiên tử làm cảm động thiên địa thì không thể cứu được. Theo thần thấy, tốt nhất nên đại xá thiên hạ, từ bi cứu tế muôn dân, có thể thay đổi Thiên ý , chuyển nguy thành an”.

Đường Huyền Tông nghe lời ông đại xá thiên hạ, thế là con trai bà Vương đã được miễn tội, bảo toàn tính mạng. Qua một đêm, quan chiêm tinh báo cáo sao Bắc Đẩu đã xuất hiện một ngôi sao. Sau bảy ngày, bảy ngôi sao hoàn toàn xuất hiện trở lại như cũ.

Đoán trước loạn An Sử và quốc vận nhà Đường

Có một hôm, Đường Huyền Tông ở cung Đại Minh hỏi Nhất Hành thiền sư về vận số của xã tắc, ông luôn né tránh chủ đề này, liền chuyển chủ đề khác. Nhưng Huyền Tông không từ bỏ, không ngừng hỏi. Nhất Hành không còn cách nào nữa, vì là thiên cơ bất khả lộ, nên ông chỉ nói ẩn ý rằng: “Xe Loan có chuyến đi Vạn Lý, xã tắc cuối cùng Cát (may mắn)”.

Huyền Tông đương thời không hiểu ý, hiểu lầm là lời may mắn, nên đã rất vui mừng. Về sau khi loạn An Sử xảy ra, thì đó là việc xảy ra sau đó hơn ba mươi năm rồi. Đường Huyền Tông vội vàng trốn chạy đến Tứ Xuyên. Khi ngự giá đến cầu Vạn Lý, Huyền Tông bỗng nhiên nhớ đến câu của Nhất Hành, ôi đúng là chuyến đi Vạn Lý rồi.

Còn vị Hoàng đế cuối cùng của nhà Đường là Đường Chiêu Tông tên là Lý Diệp trước khi đăng ngôi còn được gọi Cát Vương. Thế nên Nhất Hành nói, xã tắc cuối cùng Cát, nghĩa là quốc vận đại Đường đến Chiêu Tông (Cát Vương) là kết thúc.

Chế định Đại Hàm Lịch

Năm Khai Nguyên thứ 9 (năm 721), vì bộ lịch pháp cũ tính ngày tháng không còn chuẩn xác nữa, Đường Huyền Tông mời Nhất Hành đến tạo bộ lịch pháp mới. Nhất Hạnh chủ trương chế định lịch pháp dựa trên cơ sở đo quan trắc thực tế. Việc đầu tiên cần làm là xác định độ dài đường Tý Ngọ. Vì trái đất tự quay và quay quanh mặt trời, nên bóng mặt trời đổ trên trái đất sẽ thay đổi, mỗi lần thay đổi chính là sự thay đổi của thời gian.

Nhất Hành liền trắc đạc trên toàn quốc sự thay đổi của bóng mặt trời. Trước tiên ở đường Nam Bắc chọn ra 13 điểm để quan sát. Phía cực Bắc là Nội Mông ngày nay, phía cực Nam là Việt Nam ngày nay, và an bài người mỗi ngày ghi chép sự thay đổi bóng nắng của mỗi điểm, cuối cùng lấy số liệu của 13 điểm này tổng kết lại và tính toán. Lần trắc đạc này được đi vào lịch sử khoa học có tính chất vượt thời đại. Vì để có thể trắc đạc hiệu quả ông cùng mọi người thiết kế chế tạo ra một thiết bị có thể thể hiện được sự vận hành của mặt trời, mặt trăng và các hành tinh, mà còn tự động báo thời gian, gọi là Thủy vận Hỗn Thiên nghi.

Đây là bộ tính thời gian xuất hiện đầu tiên trên thế giới sớm hơn đồng hồ Striking clock hơn 600 năm.

Năm Khai Nguyên thứ 13, trải qua vài năm quan sát thiên văn và các công tác chuẩn bị, Nhất Hành biên soạn lịch. Hai năm sau bản thảo lịch pháp căn bản đã hoàn thành được gọi là Đại Diễn Lịch. Tên Đại Diễn Lịch nguyên lấy từ số Đại diễn trong Chu Dịch.

Năm Khai Nguyên thứ 17, Đại Diễn Lịch được ban hành. Đến năm Chí Đức thứ 2, tổng cộng thi hành 29 năm, thực tế chứng nghiệm rằng, Đại Diễn Lịch tinh vi và chính xác hơn tất cả những loại lịch tồn tại đến thời điểm đó rất nhiều.

Điều kỳ diệu là, khi Lạc Hạ Hoằng thời Tây Hán đã chế định ra Thái Sơ Lịch, ông có nói một câu rằng, 800 năm sau, Thái Sơ Lịch sẽ sai lệch một ngày, lúc đó ắt có Thánh hiền chỉnh sửa lại. Từ thời Tây Hán đến những năm Khai Nguyên nhà Đại Đường vừa tròn 800 năm, Lạc Hạ Hoằng quả nhiên nói chính xác.

Kỳ tích sau viên tịch

Năm Khai Nguyên thứ 15, tức năm đầu tiên sau khi tạo ra Đại Diễn Lịch, Nhất Hành thiền sư viên tịch, hưởng thọ 45 tuổi. Trước khi ông viên tịch, Đường Huyền Tông nằm mơ thấy mình đến chùa Hoa Nghiêm có một gian thiền phòng. Bên trong có giường dây, cửa sổ làm bằng trúc, cảnh tượng tiêu điều. Đến khi trời sáng, ông nghe nói thiền sư đang dưỡng bệnh ở chùa Hoa Nghiêm, liền phái người đi thăm. Sứ giả sau khi trở về bẩm báo tình hình nơi cư trú của Nhất Hành, quả đúng như những gì ông mơ thấy.

Huyền Tông liền hạ chỉ lệnh 10 vị đại cao nhân lập đàn cầu phúc cho Nhất Hành, bệnh tình Nhất Hành thuyên giảm, ông theo ngự giá Huyền Tông đến Tân Phong. Không lâu sau, Nhất Hành lại mắc bệnh. Sau đó thiền sư tắm rửa thay y phục ngồi đả tọa rồi viên tịch.

Hay tin ông qua đời Huyền Tông buồn bã vô cùng, Hoàng đế bãi triều 3 hôm. Hạ chiếu để thờ trong chùa 21 ngày để quốc dân đến chiêm bái truy điệu. Trong 21 ngày, sắc mặt thiền sư vẫn hồng hào, râu tóc vẫn mọc hàng ngày.

Huyền Tông hạ lệnh lấy năm mươi vạn tiền xây tháp tạo tượng đồng Nhất Hành, đích thân Huyền Tông ngự bút viết văn bia, ban cho Nhất Hành là Đại Huệ thiền sư.

Tháp Nhất Hành ở chùa Quốc Thanh núi Thiên Thai (Nguồn wikipedia)

Trước khi viên tịch, Nhất Hành đã căn dặn đệ tử hãy đưa cho Huyền Tông một cái túi nhỏ nói, đồng thời còn một tờ biểu, khuyên Hoàng đế không nên chọn tể tướng từ con em Hoàng thất, không nên phong các đại thần phiên thuộc làm đại tướng. Tuy nhiên, sau này Đường Huyền Tông không nghe theo, đã chọn Lý Lâm Phủ trong Hoàng thất làm tể tướng, phong đại thần phiên thuộc là An Lộc Sơn làm đại tướng, dẫn đến sau đó xảy ra loạn An Sử. Lúc Huyền Tông mở túi nhỏ ra xem, thấy có củ đương quy ở đất Thục. Lúc đó Huyền Tông không hiểu, đến khi đi khắp nơi tránh nạn, chạy đến Tứ Xuyên đất Thục, khi trở về mới hiểu ý thiền sư: Thục địa đương quy, tức đến đất Thục thì trở về.

Nhất Hành thiền sư là nhà một nhà khoa học, có vị trí rất cao trong lịch sử khoa học kỹ thuật Trung Quốc. Ông cũng là một vị cao tăng đạo hạnh thâm hậu, đã truyền thừa hai bộ mật pháp là Thai Tạng và Kim Cương, sau đó ông kết hợp hai bộ lại. Ông được hậu thế gọi là tổ sư Mật tông.

Vừa là nhà khoa học vừa là cao tăng, cuộc đời Tăng Nhất Hành cho chúng ta thấy Phật pháp và khoa học chân chính không phải đối lập nhau, từ một ý nghĩa mà nói, đều là cách thức con người nhận thức vũ trụ. Chỉ là mọi người có các tầng thứ và phương thức khác nhau mà thôi.

Huy Hải

Theo Văn sử đại quan viên

 



BÀI CHỌN LỌC

Cao tăng kỳ tài, dự đoán chính xác tương lai, khiến sao trời biến mất [Radio]