Cao nhân dự ngôn chính xác khiến người vô Thần tâm phục khẩu phục

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi gặp mặt, sắc mặt Thứ sử rất ngạo mạn nói rằng: "Khổng Phu Tử là đại Thánh nhân, đến như ngài còn nói: 'Chưa biết chuyện sống, sao biết chuyện chết'. Tiên sinh lại còn cao minh hơn Khổng Tử, đã biết chuyện sống, lại biết chuyện chết ư?"

Lý Cao là tiến sĩ năm Trinh Nguyên thứ nhất đời Đường Đức Tông, sau khi mất được ban tên thụy là Văn, do đó người đời sau gọi ông là Lý Văn Công. Khi còn sống, Lý Cao do đắc tội với tể tướng Lý Phùng Cát nên đã bị giáng chức từ Thượng thư ở kinh đô xuống làm Thứ sử Lư Châu - một vùng biên giới xa xôi.

Lý Cao bản tính quá khích và cứng rắn, xưa nay chưa từng tin vào chuyện quỷ Thần. Đương thời có một cư sĩ họ Lý là người ngoại tỉnh đến, ông có Đạo thuật cao minh, trú ở quận Lư Châu. Cư sĩ Lý đắc được ngôn ngữ Thần tiên, rất nhiều sự việc ông đều có dự ngôn chính xác. Vì vậy người trong toàn quận ai nấy đều tôn kính ông, giống như thờ phụng Thần linh vậy.

Thứ sử Lý Cao sau khi đến Lư Châu nhậm chức, vừa được một tháng thì cư sĩ Lý cho người đưa danh thiếp đến, xin được bái kiến. Khi gặp mặt, sắc mặt Thứ sử rất ngạo mạn nói rằng: "Khổng Phu Tử là đại Thánh nhân, đến như ngài còn nói: 'Chưa biết chuyện sống, sao biết chuyện chết'. Tiên sinh lại còn cao minh hơn Khổng Tử, đã biết chuyện sống, lại biết chuyện chết ư?"

Tiên sinh lại còn cao minh hơn Khổng Tử, đã biết chuyện sống, lại biết chuyện chết ư?"
Tiên sinh lại còn cao minh hơn Khổng Tử, đã biết chuyện sống, lại biết chuyện chết ư?" (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)

Cư sĩ Lý trả lời rằng: "Không thể nói như thế được, lẽ nào ngài không biết "Vô quỷ luận" của Đào Chiêm đời Tấn viết. Những bài viết của ông ấy thì người khác không thể nào phản bác được, nhưng cuối cùng ông ấy chẳng phải vẫn tận mắt thấy quỷ rồi nhận sai đó sao? Hiện giờ tôi muốn nói với ngài rằng, nội trong nửa ngày hôm nay, trong số những người thân của ngài thì sẽ có một người bị bệnh, hơn nữa bệnh rất trầm trọng. Nếu đây là người ham hưởng an dật, muốn dễ chịu trước mắt, thế thì người đó mắc trọng bệnh là do tự mình chuốc lấy, tôi có thể không đi xem giúp. Nếu không phải như thế, thì đó là người hiểu nhân tình thế cố, và là người chính nghĩa, người này gặp nạn như thế thì ai có thể ngồi nhìn mà không cứu giúp chứ?"

Thứ sử Lý Cao nghe những lời này càng tức giận, lập tức sai người đem gông cùm cư sĩ Lý lại vào tống giam vào đại lao.

Nhưng ngày hôm đó, trên lưng của Thứ sử phu nhân mọc một cái nhọt độc. Ngày hôm sau, bên trong bắt đầu vỡ. Lý phu nhân hôn mê, một ngày một đêm không ăn không uống. Thứ sử mời thầy thuốc khắp nơi trong vùng đến chữa trị nhưng đều không có chút khởi sắc nào.

Lại nói, Thứ sử Lý Cao có 10 ái nữ, đều đã trưởng thành, nhưng vẫn chưa xuất gia. Họ vây quanh giường phu nhân khóc lóc thống thiết. Những người con gái này đều đổ lỗi bệnh của mẫu thân là do phụ thân đã bắt giam cư sĩ Lý. Lý Cao vì vợ mắc trọng bệnh trong khi 10 cô con gái thì không ngừng oán trách ông, nên đã bất đắc dĩ mới thả cư sĩ Lý ra khỏi đại lao, đồng thời cầu xin ông ta tìm cách cứu chữa giúp.

Cư sĩ Lý nói: "Ngài đích thân soạn một bài viết hối lỗi, đến nửa đêm cầu khấn Thần linh. Tôi có thể để lại một lá bùa cho ngài, nửa đêm đem đốt cùng với bài văn khấn của ngài thì có thể giải trừ được ách nạn".

Ngài đích thân soạn một bài viết hối lỗi, đến nửa đêm cầu khấn Thần linh.
Ngài đích thân soạn một bài viết hối lỗi, đến nửa đêm cầu khấn Thần linh. (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)

Trước khi rời đi, cư sĩ Lý còn khuyên răn Thứ sử rằng: "Nhất định không được dập dập xóa xóa trên tờ giấy viết văn khấn, cũng không được luôn luôn thay đổi giấy. Còn các việc khác thì không có gì cần phải làm cả".

Lần này Thứ sử đã tin những lời của cư sĩ Lý, lập tức đích thân khởi thảo văn cầu khấn. Trước tiên ông rửa tay sạch sẽ, sau đó thành kính viết. Nhưng Thứ sử bản tính cực đoan, nóng nảy lại bất cẩn nên trong quá trình viết, thảo liền mấy tờ giấy mà đều sai cả. Ông lại nghĩ không được trái với lời hứa, thế là lại nhấc bút viết tiếp. Mãi cho đến khi ngọn nến cháy hết, Thứ sử cũng viết đến mức cực kỳ mệt mỏi rồi, cố gắng lấy tinh thần, thế rồi cũng thảo xong một bài văn cầu khấn vừa ý - tuy nhiên tới phần cuối cùng ghi họ tên, quan vị của người viết thì mới ghi được một chữ thời thần đã sắp qua rồi, Thứ sử bèn vội vàng đem bài văn khấn và lá bùa đem thiêu. Vừa đốt xong, bệnh tình phu nhân lập tức giảm nhẹ, cả nhà ai nấy đều mừng rỡ.

Trời vừa sáng, cư sĩ Lý đã đến phủ xin yết kiến. Thứ sử Lý vô cùng cảm kích. Cư sĩ Lý lại nói: "Tai họa đã được trừ bỏ rồi, nhưng thời gian kéo dài quá. Hôm qua tôi đã nói đi nói lại với ngài rằng: trong khi viết văn khấn, không được bỏ sót, lược bớt, tại sao phần cuối chỉ viết có một chữ, cần viết đủ họ tên, chức danh".

Lý Cao nói: "Đâu có!"

Cư sĩ Lý nói: "Bài văn cầu khấn mà ngài viết vẫn còn ở đây, ngài hãy tự mình xem xem".

Nói rồi, cư sĩ lý lấy một tờ giấy từ trong ngực áo ra đưa cho Lý Cao xem.

Thứ sử xem, thì ra đây chính là bài văn cầu khấn mà ông đã đốt đêm qua. Thứ sử Lý Cao vô cùng kinh ngạc, và rất xấu hổ, lập tức đứng lên rồi quỳ xuống bái cư sĩ, sau đó đem bạc ra hậu tạ. Cư sĩ Lý không nhận bất kỳ thứ gì. Mấy ngày sau, cư sỹ cáo biệt ra đi, cũng không biết ông đi về hướng nào.

Mấy ngày sau, bệnh của Lý phu nhân mới dần dần khỏi hẳn.

Cả nhà Thứ sử đều nói: "Việc này quả là quá thần kỳ".

Từ đó trở đi, Lý Cao gặp mọi người liền nói: "Trên đời này thực sự có Thần linh, tôi thực sự tin là có, không thể tin là không có được".

Tường Hòa

Theo Secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Cao nhân dự ngôn chính xác khiến người vô Thần tâm phục khẩu phục