Cao nhân Đạo gia không dùng thuốc mà chữa khỏi ôn dịch

Giúp NTDVN sửa lỗi

Liệu có người tu luyện nào giống như Hứa Tốn có thể cứu người trị bệnh trong đợt viêm phổi Vũ Hán lần này không?

Hứa Tốn tự là Kính Chi, người Nam Xương, sinh ra vào những năm Đông Ngô Đại Đế niên hiệu Xích Ô (năm 239) thời Tam quốc, là một người tu luyện Đạo gia trứ danh trong lịch sử Trung Quốc, ông còn được liệt vào một trong “tứ đại thiên sư". Hứa Tốn đã từng cứu rất nhiều bách tính trong một trận đại ôn dịch, các trang web ở Đại lục có viết rằng “thời đó ôn dịch hoành hành, Hứa Tốn dùng học thức y thuật của mình trị bệnh cứu người, thuốc vào bệnh dứt". Hiện tại đại dịch viêm phổi Vũ Hán hoành hành, vì muốn tổng kết những kinh nghiệm phòng trừ ôn dịch và giáo huấn của người xưa, bài viết này chúng tôi đặc biệt tra khảo nguyên văn từ những ghi chép cổ viết thành tư liệu, đồng thời còn phát hiện rằng những tác giả trên mạng lưới internet dưới ảnh hưởng của thuyết vô Thần luận ở Đại lục, đã che phủ đi sự chân thực của lịch sử. Vậy Hứa Tốn đã dập tắt ôn dịch như thế nào? Chúng ta hãy xem xét câu chuyện dưới đây:

Hứa Tốn từ nhỏ đã thông minh ham học, có một lần ông ra ngoài đi săn, bắn trúng một con nai mẹ đang mang thai. Nai con rơi ra khỏi bụng, nai mẹ không màng vết thương đau đớn, vẫn gượng liếm liếm đứa con của mình, cuối cùng chảy máu mà chết. Hứa Tốn sau khi thấy cảnh tượng này hối hận ăn năn vô cùng, đập vỡ chiếc nỏ bắn tên, quy chính bản thân, từ đó ông chăm chỉ nghiên cứu các sách học thuật uyên thâm, thiên văn, địa lý, âm dương ngũ hành, đặc biệt là nghiên cứu các sách tu luyện Đạo gia. Sau này Hứa Tốn bái một vị đạo sĩ trứ danh thời bấy giờ là Ngô Mãnh làm thầy, đắc được chân truyền, bước trên con đường tu luyện. Nhờ phẩm đức cao thượng, danh tiếng của ông ngày càng vang xa, triều đình sau khi hay tin liền muốn mời ông về làm quan, vạn bất đắc dĩ, năm Võ Đế Tư Mã Viêm niên hiệu Thái Khang triều Tây Tấn, Hứa Tốn nhậm chức huyện lệnh thành Tinh Dương, năm đó ông 42 tuổi.

Hứa Tốn đến Tinh Dương, ông chủ trương dùng đạo đức nhân từ trị vì, thực hiện rất nhiều quyết sách mang lại lợi ích kinh tế cho đất nước và người dân, nhận được sự tôn kính hết mực của bách tính.

Năm nọ ở thành Tinh Dương phát sinh dịch bệnh, ôn dịch hoành hành hung hãn, số người chết trong thành lên đến hơn 70-80% người.
Năm nọ ở thành Tinh Dương phát sinh dịch bệnh, ôn dịch hoành hành hung hãn, số người chết trong thành lên đến hơn 70-80% người. (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)

Năm nọ ở thành Tinh Dương phát sinh dịch bệnh, ôn dịch hoành hành hung hãn, số người chết trong thành lên đến hơn 70-80% người. Hứa Tốn khi này đã sử dụng đến kiến thức mà ông học được ở chỗ đạo sĩ Ngô Mãnh để cứu người, ông dùng phù chú (lá bùa và các câu chú: Bí quyết của đạo gia dùng để đuổi ma quỷ) để trị bệnh. Phù chú đến đâu, bệnh khỏi đến đó, ngay cả những căn bệnh kỳ quái thời gian dài cũng được trị hết.

Tin tức nhanh chóng truyền đến các quận khác, bách tính nhiễm bệnh đều lần lượt liên tiếp đến chỗ Hứa Tốn để chữa trị, số người đến chữa trị trong một ngày lên đến con số cả nghìn người, nhiều đến độ huyện thành Tinh Dương chứa không hết. Hứa Tốn dùng các thanh tre cắm ở bên bờ sông ngoại ô thành, dùng phù thủy (nước bùa) đổ vào sông, người bệnh uống nước ở chỗ có thanh tre đánh dấu bệnh liền dứt. Hứa Tốn còn suy xét đến cả việc những người già cả hay tàn tật không thể tự ra sông để lấy nước uống, vậy nên đã căn dặn những người khác đến sông lấy nước về cho họ, bệnh của mọi người tất cả đều được chữa khỏi.

Hứa Tốn dùng các thanh tre cắm ở bên bờ sông ngoại ô thành, dùng phù thủy (nước bùa) đổ vào sông, người bệnh uống nước ở chỗ có thanh tre đánh dấu bệnh liền dứt.
Hứa Tốn dùng các thanh tre cắm ở bên bờ sông ngoại ô thành, dùng phù thủy (nước bùa) đổ vào sông, người bệnh uống nước ở chỗ có thanh tre đánh dấu bệnh liền dứt. (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)

Bách tính các nơi đều ca tụng Hứa Tốn rằng: “Người không trộm cướp, quan không mưu mô, bệnh không hoành hành". Bách tính phía bên trái con sông cũng muốn đến Tinh Dương lấy nước, Hứa Tốn dùng các vật trữ nước, đem phù chú đặt vào dòng nước, phái người đem vật trữ nước này sang bờ bên kia con sông, đồng thời cũng dùng tre để đánh dấu vị trí, để người bệnh dễ dàng uống được nước. Bách tính ở phía trái con sông nhờ vậy mà bệnh cũng được chữa khỏi. Nơi trồng tre bên bờ sông hiện tại được gọi là Thục Giang, cũng được gọi là Cẩm Thủy.

Thông qua câu chuyện này chúng ta cũng có thể thấy được rằng: Hứa Tốn dập tắt ôn dịch là nhờ vào “Thần phương" chứ không phải “dược phương", là pháp lực siêu thường có liên quan đến tu luyện. Có thể phân tích đơn giản nguyên nhân dập tắt ôn dịch của Hứa Tốn như sau:

Thứ nhất, Hứa Tốn là người tu luyện, có pháp lực gia trì nhất định của pháp môn;

Thứ hai, bách tính đều tin tưởng và đồng thuận với việc tu luyện và pháp môn tu luyện của Hứa Tốn. Nếu như không có sự tin tưởng và đồng thuận đó, thì bách tính tuyệt sẽ không đến nhận phù chú, phù thủy của Hứa Tốn. Câu chuyện của Hứa Tốn đã nêu bật ra một điều, bên cạnh việc người tu luyện chân chính cứu người ra, thì còn cần sự tin tưởng của con người đối với chính người tu luyện và pháp môn của họ, như vậy bệnh tình mới được chữa khỏi.

Vậy thì sẽ có rất nhiều người có thể nghĩ rằng, liệu có người tu luyện nào giống như Hứa Tốn có thể cứu người trị bệnh trong đợt viêm phổi Vũ Hán lần này không? Có! Nhưng còn cần xem họ có đủ tin tưởng vào sự thiện lương và chân thành cùng đạo đức cao thượng của những người tu luyện đó hay không.

Ghi chú của biên tập viên Minh Cổ: Virus gây ra sự bùng phát đại dịch viêm phổi ở Vũ Hán đến từ Trung Quốc dưới sự cai trị của ĐCSTQ. Chính quyền Bắc Kinh đã che giấu sự thật và khiến dịch bệnh lan rộng trên toàn cầu. Những người từ Vũ Hán, Hồ Bắc và thậm chí tất cả người Trung Quốc và mọi người trên thế giới đều là nạn nhân trong đợt đại dịch này. Tin vào thiện lương và Thần Phật, chính là con đường tự cứu lấy mình.

Anh Kỳ

Theo: Secretchina

Tài liệu tham khảo:

  • Lịch Thế Chân Tiên Bản Đạo Thông Giám
  • Vân Cấp Thất Thiêm



BÀI CHỌN LỌC

Cao nhân Đạo gia không dùng thuốc mà chữa khỏi ôn dịch