Cách ly, vắc-xin liệu có ưu việt? Phương pháp phòng, kháng dịch từ thời Hán mang lại hiệu quả vượt trội

Giúp NTDVN sửa lỗi

Con người có đạo đức hướng thiện và cung kính Thần linh thì bệnh dịch sẽ tự động biến mất.

Đối diện với đại dịch đến gần, làm sao bảo mệnh? Con người hiện đại thường coi trọng phòng chống và chăm sóc y tế ở trình độ vật chất kỹ thuật, dựa vào sự cách ly tuyệt đối và phát triển của vắc xin. Nhưng ở Trung Quốc cổ đại, người ta căn bản không có khái niệm y học hiện đại như cách ly và vắc xin, nhưng nhiều bệnh nhân vẫn thoát khỏi đại dịch. Nguyên nhân là từ đâu?

Dịch bệnh tới tấp vào cuối thời Hán

Từ cuối thời Đông Hán đến đầu triều Tấn, có hơn 20 đại dịch trên cả nước.

Trong 20 năm trị vì của Hán Hoàn Đế, ôn dịch đã xảy ra đến 12 lần trên mảnh đất Trung Nguyên; xảy ra một lần vào thời Hán Linh Đế; và hai lần vào thời Hán Hiến Đế. Ngoài ra, có tới 16 lần dịch bệnh ở kinh đô Lạc Dương, và Tào Tháo đã viết trong bài thơ “Hao Lý hành”:

Khải giáp sinh kỷ sắt,
Vạn tính dĩ tử vong.
Bạch cốt lộ ư dã,
Thiên lý vô kê minh.
Sinh dân bách di nhất,
Niệm chi nhân đoạn trường.

Tạm dịch:

Giáp trụ sinh chấy rận,
Muôn dân bị tử thương.
Xương trắng phơi ngoài nội,
Tiếng gà vắng dặm trường.
Trăm người còn sống một,
Ai nghĩ chẳng đoạn trường.

Theo dữ liệu chính thức, từ năm Hán Hoàn Đế Vĩnh Thọ thứ ba (năm 157) đến năm Tấn Vũ Đế Thái Khang (năm 280), dân số quốc gia đã giảm từ 56,5 triệu người xuống còn hơn 16 triệu người. Trong Tống thư.Ngũ hành chí có ghi chép: Vào tháng 1 âm lịch năm Hàm Ninh thứ 2, Lạc Dương xảy ra đại dịch, số người chết lên tới 10 vạn người, triều đình không thể hoạt động bình thường nên Hoàng đế đã hạ chiếu hủy bỏ tất cả các nghi thức mang tính lễ tiết.

 Từ năm Hán Hoàn Đế Vĩnh Thọ thứ ba (năm 157) đến năm Tấn Vũ Đế Thái Khang (năm 280), dân số quốc gia đã giảm từ 56,5 triệu người xuống còn hơn 16 triệu người. (Tế Thần - Tranh Canh tác dệt vải - đời Thanh)
Từ năm Hán Hoàn Đế Vĩnh Thọ thứ ba (năm 157) đến năm Tấn Vũ Đế Thái Khang (năm 280), dân số quốc gia đã giảm từ 56,5 triệu người xuống còn hơn 16 triệu người. (Tế Thần - Tranh Canh tác dệt vải - đời Thanh)

Dịch bệnh vào cuối thời Đông Hán đã ảnh hưởng lớn đến năng lực chiến đấu của quân đội, Tư trị thông giám ghi chép vào tháng 3 mùa xuân năm Hán Hoàn Đế Diên Hi thứ năm, trong trận Hoàng Phủ quy phạt Khương “Đại dịch trong quân đội, cứ 10 người thì có 3 hoặc 4 người chết”.

Trong trận Xích Bích lừng danh, vì ảnh hưởng đại dịch mà đã thay đổi cục diện cuộc chiến. Tam Quốc Chí.Ngụy Thư.Vũ Đế kỷ có ghi chép: “Đến Xích Bích, chuẩn bị chiến đấu, thì gặp bất lợi. Do đại dịch, lại sĩ chết nhiều, đành dẫn quân về.”

Vào cuối thời Hán, người ta gọi chung dịch bệnh là “thương hàn”. Một số học giả sau này cho rằng đó là bệnh sốt phát ban và bệnh dịch hạch. Người bệnh thường bị sốt cao, thở gấp và thở khó. Bệnh khởi phát cấp tính, có đốm đỏ trên da và tỷ lệ tử vong cao. Thần y Trương Trọng Cảnh đã ghi chép trong Thương Hàn Luận rằng, từ năm Hán Hiến Đế Kiến An thứ nhất đến năm thứ chín, Trương gia ban đầu có hơn 200 người, và hai phần ba đã chết, trong đó bảy phần mười chết vì thương hàn.

Vào năm Kiến An thứ 22, Hậu Hán thư.Hiến Đế kỷ ghi chép: “Đó là một trận đại dịch.”

Tam Quốc Chí.Ngụy Thư.Vũ Đế kỷ trích Ngụy Thư ghi chép: “Cuối mùa đông (năm 217), Trời giáng dịch bệnh, dân chúng tang thương.”

Bốn vị trong Kiến An thất tử (nhóm 7 nhà văn xuất chúng bậc nhất cuối thời Đông Hán) là Từ Cán, Trần Lâm, Ứng Sướng, Lưu Trinh đều qua đời trong đại dịch này. Một số người cho rằng Vương Xán trong Kiến An thất tử cũng đã tử vong trong trận dịch. Không có gì ngạc nhiên khi Tào Phi nói: “Vài trận dịch bùng phát, nhân sĩ điêu tàn.”

Quy mô phát tán của dịch bệnh rất lớn, có người cho rằng đó là bệnh cúm, cũng có người nói rằng đó là virus sốt xuất huyết Tân Cương từ Tây Vực truyền vào, nhưng cả hai đều không bùng phát vào mùa hè. Vậy nên mọi người càng nghi ngờ nhiều khả năng là bệnh dịch hạch và thương hàn.

“Dịch” là “tà loạn chi khí”

Người hiện đại cho rằng ôn dịch là một loại bệnh dịch phổ biến quy mô lớn do virus gây ra. Đây là kiến ​​thức về ôn dịch trong phạm vi không gian và thời gian mà khoa học hiện đại có thể phát hiện ra được. Nhưng ngay từ thời Trung Quốc cổ đại, kiến ​​thức của cổ nhân về dịch bệnh không chỉ giới hạn ở cấp độ vật lý và sinh vật, mà còn có tầm hiểu biết rộng và chuyên sâu hơn.

Chữ “dịch” trong Thuyết văn giải tự được giải thích là “Dân giai tật dã” (Bệnh của toàn dân). Trong thời Tần, Hán và thời kỳ trước đó, cũng có hai cách giải thích cho dịch bệnh:

Một nhận thức cho rằng đó là “tà loạn chi khí”. Trong Xuân Thu Phồn Lộ.Nhân phó Thiên số, Đổng Trọng Thư đã viết: “Thiên khí thượng, địa khí hạ, nhân khí tại kỳ gian.” Thuyết về thiên nhân cảm ứng của Đổng Trọng Thư cũng chỉ ra rằng, nếu bậc quân vương và các quan thần trong thiên hạ mà làm trái với luân thường đạo lý, xa rời đức hạnh, thì Trời sẽ giáng khiển trách, cảnh báo quân vương sửa đổi, nếu không sửa đổi thì đại nạn sẽ đến mà không thể vãn hồi.

Hà Hưu, một học giả nổi tiếng thời Đông Hán đã nói: “Dân tật dịch dã, tà loạn chi khí sở sinh” (Dịch bệnh toàn dân là do khí tà và loạn lạc sinh ra). Do đó trong thời cổ đại, mỗi khi xảy ra đại ôn dịch, thì hầu hết các vị quân vương và quan thần trong triều đình sẽ xem xét lại việc cầm quyền trị nước của bản thân mình: Phải chăng không tôn kính Thần linh mà trở nên đại nghịch vô đạo? Phải chăng do thân thiết với kẻ tiểu nhân mà xa rời hiền thần? Phải chăng đã ra tay tàn bạo giết hại hàng loạt, sưu cao thuế nặng mà khiến muôn dân chịu khổ?

Cổ nhân nói rằng “Lòng người sinh một niệm, Trời Đất đều thấu tỏ”, “Trên đầu ba thước có Thần linh”. Khi con người thành tâm sám hối, Thần linh có thể nhìn thấy tường tận, khi ấy sẽ trục xuất những tà khí trên thân thể và ma quỷ đeo bám sau lưng họ, nếu con người có thể thăm dò ra được biểu hiện của không gian này thì sẽ thấy ôn dịch đột nhiên biến mất, bệnh cũng chẳng còn.

Nếu các bậc quân vương và các quan đại thần trong thiên hạ làm trái luân thường đạo lý, thì trời sẽ xử tội họ và cảnh cáo nhà vua phải trở về với chính nghĩa. (Ảnh: Shengdi Mingwang Shanduanlu. Han Wendi)
Nếu các bậc quân vương và các quan đại thần trong thiên hạ làm trái luân thường đạo lý, thì trời sẽ xử tội họ và cảnh cáo nhà vua phải trở về với chính nghĩa. (Ảnh: Shengdi Mingwang Shanduanlu. Han Wendi)

Diệu pháp trị ôn dịch của Trương Thiên Sư

Trương Thiên Sư tên thật là Trương Lăng, về sau đổi tên thành Trương Đạo Lăng, người sáng lập Thiên Sư Đạo (Chính Nhất Đạo) vào thời Đông Hán, ông là người huyện Phong, nước Bái (nay là Từ Châu). Tương truyền vào năm thứ nhất Hán An, thời Hán Thuận Đế (năm 142), gặp được Lão Tử đến, truyền thụ “Thái bình động cực kinh” nên được mệnh danh là Thiên Sư. Người đời sau gọi ông là một trong Tam Tổ của Đạo giáo, ông thọ 123 tuổi, ông đã tu đắc đạo thành tiên và rời đi ở núi Cừ Đình,Tứ Xuyên.

Sau khi Trương Đạo Lăng học đạo xong thì có thể chữa bệnh cho mọi người. Ông đã thu nhận hàng chục nghìn đệ tử ở đất Thục, vì con người trên mảnh đất Thục này thuần tịnh, đơn giản hợp với Đạo và dễ chỉ bảo. Trương Đạo Lăng dẫn dắt mọi người mở đường làm cầu, cuốc cỏ trồng cây, dọn dẹp rác uế, đảm đương nghĩa vụ về các công việc cộng đồng trong phạm vi hàng chục dặm.

Đối với các đồ đệ của mình, Trương Đạo Lăng không bao giờ dùng thủ đoạn cưỡng chế mà luôn dùng lễ nghi, đạo đức để chỉ bảo và quy phạm hành vi của mọi người, đề cao cảnh giới tư tưởng cho mọi người. Ngay thời điểm ôn dịch tràn lan, Trương Đạo Lăng giúp dân trị dịch bệnh với phương pháp rất hiệu quả.

Trương Đạo Lăng hướng dẫn người bị nhiễm bệnh thế này: bản thân người bệnh cần nhớ lại một cách rõ ràng từng lỗi lầm mà mình đã phạm phải trong đời, đích thân dùng bút viết tất cả những điều ấy ra giấy rồi sau đó ném chúng xuống nước; đồng thời thề trước Thần linh sẽ không làm những chuyện sai trái và không tốt ấy nữa, nếu tái phạm sẽ khiến mạng sống của bản thân chấm dứt. Mọi người lần lượt chiểu theo phương pháp này mà làm, quả nhiên bệnh dịch lập tức biến mất, trong bách tính dấy lên làn sóng một truyền mười, mười truyền một trăm, rất nhanh sau đó, người dân khỏe mạnh, bệnh dịch tiêu tan.

Trương Đạo Lăng cùng con cháu và các đệ tử đã trị khỏi bệnh cho hàng trăm nghìn người.

Biện pháp này không chỉ trừ bỏ được dịch bệnh mà còn khiến người người thêm kính trọng Thần linh, thêm trọng đức hướng thiện, tỷ lệ phạm tội giảm xuống rõ rệt. Trên thực tế là, Trương Đạo Lăng đã dùng phương thức này để lưu lại đạo lý cũng như biện pháp cứu người giúp đời trong pháp môn của ông ấy.

(Ảnh: Một phần của "Bản đồ thành phố Taipingchun", Bộ sưu tập của Bảo tàng Cung điện Quốc gia, Đài Bắc)
(Ảnh: Một phần của "Bản đồ thành phố Taipingchun", Bộ sưu tập của Bảo tàng Cung điện Quốc gia, Đài Bắc)

Quan niệm hiện đại phủ định sự tồn tại của Thần, con người tự phân chia vật chất và tinh thần của nhân loại thành hai tầng diện khác nhau, chú trọng vật chất mà hạ thấp tinh thần (đạo đức). Đặc biệt là người Trung Quốc ngày nay dưới ảnh hưởng của việc truyền bá thuyết vô Thần càng khiến cho người ta trở nên không có tín ngưỡng, đạo đức bại hoại, thậm chí là phỉ báng Phật Pháp, và hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc để bức hại tàn khốc đức tin chân chính của những người tín ngưỡng, đã phạm tội nghiệp to lớn.

Kỳ thực, rất nhiều y học gia thời cổ đại đều là người tu luyện, đạo hạnh rất thâm sâu.

Ví như Hoa Đà, một danh y thời Tam Quốc sống vào những năm cuối thời Đông Hán.

Hoa Đà và câu chuyện “Mượn thuốc chữa bệnh tham”

Thời Tam Quốc, có hai chú cháu tên là Dương Tu và Dương Đãng cùng phò tá cho Tào Tháo. Dương Tu chịu trách nhiệm quản lý văn thư hộ tịch trong tướng phủ. Dương Tu thông minh, học rộng nhưng kiêu ngạo, lại thường hay đối đầu với Tào Tháo. Cuối cùng, ông bị Tào Tháo khép tội làm loạn và xử chết.

Dương Đãng chịu trách nhiệm quản lý lương thực trong quân ngũ. Tuy chức quan không lớn nhưng ông đã dùng thủ đoạn để chiếm lợi ích riêng cho mình. Ông thường cắt xén quân lương để bỏ túi riêng. Khi Dương Tu chết thì Dương Đãng cũng không còn chỗ để dựa dẫm. Trong tâm Dương Đãng thấp thỏm bất an, tự biết rằng phận mình sẽ không lâu. Ông sợ Tào Tháo khép tội đồng lõa với chú mình nên đã lên kế hoạch kiếm món lợi lớn trong một lần áp tải quân lương, rồi sau sẽ cáo lão hồi hương. Nhưng thật không may là Dương Đãng đột nhiên mắc phải căn bệnh lạ. Ông không bị sốt, cũng không đau đầu, chỉ là bị tức ngực. Tựa hồ như có một tảng đá nặng đè lên ngực, khiến cho ông đứng ngồi không yên, nằm xuống lại càng khó chịu hơn. Ông cho mời không ít thầy thuốc giỏi nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm.

Về sau, Dương Đãng nghe nói có thần y Hoa Đà ở vùng lân cận. Ông nhiều lần cho mời Hoa Đà đến trị bệnh; nhưng Hoa Đà sớm đã biết về Dương Đãng nên ông nhiều lần mượn cớ không đi. Không còn cách nào, Dương Đãng đành bảo con trai mình đến cầu xin Hoa Đà. Con trai Dương Đãng khóc lóc nỉ non trước mặt Hoa Đà. Hoa Đà trông thấy người con trai cầu xin vô cùng thành khẩn nên đã đồng ý đến bắt mạch cho Dương Đãng. Thông qua bốn phép chẩn “vọng văn vấn thiết”, Hoa Đà đã kê hai đơn thuốc cho Dương Đãng và bảo ông ta y theo mà làm.

Sau khi Hoa Đà đi khỏi, Dương Đãng mở đơn thuốc thứ nhất ra xem.

Ông chỉ thấy trên đơn thuốc viết tên của tám vị thuốc: “Nhị ô, quá lộ hoàng, hương phụ tử, liên kiều, vương bất lưu hành, pháp hạ, tất bạt, chu sa.”

Là một người am hiểu văn cổ nên Dương Đãng đã lấy đồng âm các chữ đầu của tám vị thuốc này ghép lại thành một câu có ý là: “Một người sẽ bị xử chết bởi vì đã làm hai việc sai trái liên tiếp nhau.”

Những toan tính trong tâm của Dương Đãng đã bị Hoa Đà điểm trúng. Ông ta kinh hồn khiếp vía, trán đầm đìa mồ hôi. Tuy nhiên, lúc đó ông ta lại cảm thấy cơn đau ngực có thuyên giảm. Dương Đãng liền vứt bỏ ý niệm xấu muốn thừa cơ trục lợi từ việc cắt xén quân lương.

Ông ta lại mở tiếp đơn thuốc thứ hai ra xem thì ngay lập tức la lớn: “Ôi trời!”

Sau đó, ông ta ói ra máu tươi rồi rơi vào hôn mê. Người nhà nhìn thấy liền thất kinh, khóc lóc thảm thiết.

Trên đơn thuốc vốn viết tên các vị thuốc sau: “Thường sơn, nhũ hương, quan quế, mộc hương, ích mẫu thảo, phụ khối.”

Sau khi ghép đồng âm các chữ đầu tiên trong tên của sáu vị thuốc này thì có ý là: “Tặng cho ông chiếc quan tài.”

Dương Đãng xem đơn thuốc này xong thì không thể chịu được, vô cùng phẫn nộ và sợ hãi.

Một lúc sau, trong khi người nhà vẫn đang khóc thương thì Dương Đãng chợt tỉnh lại. Ông mở mắt ra, cảm thấy thân tâm nhẹ nhàng và sáng sủa. Cảm giác tức ngực cũng không còn nữa, bệnh tình hoàn toàn hồi phục.

Bấy giờ Hoa Đà không mời mà đến, ông nói với Dương Đãng: “Triệu chứng tức ngực của ông là do máu tắc nghẽn trong bụng, do tâm tham lam gây ra. Bấy giờ khi ông đổ mồ hôi và ói ra máu bị ứ đọng thì những thứ xấu cũng theo đó mà ra. Hiện giờ ông sẽ cảm thấy người còn hơi yếu, tôi kê cho ông một đơn thuốc bồi bổ, ông cứ y theo mà làm thì sẽ khỏi.”

Dương Đãng làm theo lời Hoa Đà dặn, quả nhiên thân thể dần dần khỏe mạnh. Từ đó trở đi, Dương Đãng không còn dám làm việc cắt xén quân lương nữa.

Công năng túc mệnh thông của Thánh y Trương Trọng Cảnh

Trương Cơ, tên chữ là Trọng Cảnh, là danh y những năm cuối đời Đông Hán. Ông viết 16 quyển Thương hàn tạp bệnh luận - còn gọi là Thương hàn tốt bệnh luận vào khoảng năm 210. Bộ trước tác lớn này là bộ kinh điển y học phương Đông đầu tiên trong lịch sử có đầy đủ y lý, phương pháp chữa bệnh, bài thuốc và thuốc. Bộ sách đã xác lập nguyên tắc chữa trị biện chứng luận 6 kinh mạch; đã ghi chép số lượng lớn các bài thuốc hữu hiệu; được các thầy thuốc các triều đại và giới y học Đông - Tây coi trọng; được gọi là “Ông tổ của các bài thuốc”.

Y học gia Hoàng Phủ Mật đời Tây Tấn đã viết về câu chuyện Trương Trọng Cảnh chữa bệnh cho Vương Xán (tự Trọng Tuyên) - một nhà văn xuất chúng trong Kiến An thất tử - trong lời tựa sách Châm cứu Giáp Ất kinh như sau:

Năm Vương Trọng Tuyên hơn 20 tuổi, một hôm Trương Trọng Cảnh trông thấy Vương bèn nói: Ông mắc bệnh rồi, đến 40 tuổi thì lông mày sẽ rụng, sau đó nửa năm sẽ chết. Bây giờ uống 5 thạch thuốc thì có thể tránh được nạn này.

Vương Xán nghe những lời này thì không vui và cũng không uống thuốc. Thời gian thấm thoắt, mới đó mà 20 năm, lông mày của Vương Xán quả nhiên dần dần rụng hết, 180 ngày sau thì qua đời.

Trương Trọng Cảnh có thể biết trước chi tiết bệnh 20 năm sau mới phát tác, ngay cả thời gian cũng đoán chính xác không sai. Không chỉ có vậy, ông còn có thể cung cấp phương thuốc tuyệt diệu để tiêu trừ bệnh. Đáng tiếc là người bệnh không nghe theo ông, cuối cùng kết cục đã nghiệm đúng từng câu ông đã nói khiến người ta thán phục.

Y học truyền thống phương Đông tuyệt diệu phi phàm, hàm chứa những huyền cơ như Thiên - Nhân hợp nhất, Âm Dương Ngũ Hành, công năng Thần thông... mà y học hiện đại ngày nay không thể sánh nổi.

Y học truyền thống phương Đông tuyệt diệu phi phàm, hàm chứa những huyền cơ như Thiên - Nhân hợp nhất, Âm Dương Ngũ Hành, công năng Thần thông... mà y học hiện đại ngày nay không thể sánh nổi. (Ảnh: Pixabay)
Y học truyền thống phương Đông tuyệt diệu phi phàm, hàm chứa những huyền cơ như Thiên - Nhân hợp nhất, Âm Dương Ngũ Hành, công năng Thần thông... mà y học hiện đại ngày nay không thể sánh nổi. (Ảnh: Pixabay)

Thần y Đổng Phụng cứu người chết sống lại

Đổng Phụng tên chữ là Quân Dị, sinh ở huyện Hầu Quan, là người nước Ngô. Ông là một trong ba Thần y lẫy lừng thời Tam Quốc, nổi tiếng như Hoa Đà và Trương Trọng Cảnh. Đổng Phụng ở chốn nhân gian 300 năm mới ra đi, khi đó sắc mặt vẫn như người 30 tuổi.

Năm đó, Sĩ Nhiếp đảm nhiệm chức Thứ sử Giao Châu, bị trúng độc bệnh chết, đã chết được ba ngày rồi. Đổng Phụng lúc này đang ở đó, liền đến thăm. Ông lấy ra ba viên thuốc hoàn, bỏ vào trong miệng Sĩ Nhiếp, rồi đổ nước vào miệng, và bảo người nâng đầu Sĩ Nhiếp lên, lắc lắc đầu, để thuốc trôi vào trong bụng. Trong chốc lát, chân và tay của Sĩ Nhiếp dường như có thể hoạt động được rồi, sắc mặt cũng dần dần phục hồi lại, nửa ngày thì ông đã có thể ngồi dậy được. Sau bốn ngày, Sĩ Nhiếp đã có thể nói được.

Sĩ Nhiếp nói, lúc ông chết, mơ mơ màng màng như trong mộng. Thấy có hơn chục người mặc đồ đen đến bắt ông đưa lên xe, rồi vào một cổng lớn màu đỏ, sau đó đưa ông vào địa ngục. Địa ngục là nơi mỗi một phòng có một cửa, mỗi phòng giam chỉ có thể chứa được một người. Những người mặc đồ đen giam ông vào trong một phòng giam, sau đó dùng đất bít chặt cửa phong giam lại, không thể nhìn thấy ánh sáng bên ngoài nữa.

Một hôm, bỗng nghe thấy bên ngoài có người nói: “Thái Ất Chân Nhân phái sứ giả đến triệu Sĩ Nhiếp.” Sau đó nghe thấy bên ngoài có người đang tháo dỡ đất lấp cửa ngục. Sau một thời gian dài mới có người dẫn ông ra. Sĩ Nhiếp thấy một cỗ xe ngựa, trên có mui hồng, có ba người đang ngồi trên xe, một người tay cầm thiết trượng bảo ông lên xe, sắp đến cổng lớn màu đỏ thì tỉnh dậy, thế là ông sống lại. Thế là Sĩ Nhiếp đứng dậy cảm ơn Đổng Phụng rằng: “Vô cùng đội ơn lớn của ngài, ngài là sứ giả mà Thái Ất Chân Nhân phái đến, ngài đã cứu sống tôi. Tôi nên dùng phương thức gì để báo đáp ngài đây?”

Thế là Sĩ Nhiếp xây cho Đổng Phụng một tòa lầu ở sân đình. Hàng ngày, Đổng Phụng không ăn thứ gì khác, chỉ ăn một chút thịt khô và táo, uống một chút rượu. Cứ như thế đến hơn một năm, và rồi Đổng Phụng đã từ biệt Sĩ Nhiếp ra đi.

Mọi người đều biết: Đổng Phụng là sứ giả của Thái Ất Chân Nhân phái đến. Các thầy thuốc sau này đã kế thừa tinh thần và hành vi của Đổng Phụng, quan tâm chăm sóc sức khỏe cho người dân, ví von Y Đạo là “sự nghiệp Hạnh Lâm” (sự nghiệp rừng hạnh).

Vậy, ai không bị ảnh hưởng bởi ôn dịch?

Trong cuốn sách “Tùng Phong thuyết dịch”, nhà dịch tễ học Lưu Khuê triều Thanh không chỉ nói về nguyên nhân phát sinh dịch bệnh mà còn bàn luận về cách đối phó với dịch bệnh: “Ôn dịch xuất hiện, chủ yếu là do sự tương quan giữa con người và sự vật, mà vận khí của thiên thời cũng có cảm ứng. Do khí cơ cùng xâm nhập, địa khí cũng phản ứng trở lại, sinh ra khí độc giữa thiên địa nhân, mà tạo thành dịch bệnh.“ “Ôn dịch là tà khí của đất trời, con người có chính khí mạnh mẽ, thì tà khí không thể xâm nhập, vì tránh dịch mà tiết chế dục vọng và lao động, nhưng không thể nhịn đói mà vẫn chịu nhận tà khí.”

Trong cuốn sách, ông còn trích dẫn ví dụ về thứ sử Dân Châu thời nhà Tùy là Tân Công Nghĩa. Sau khi biết được rằng người dân tại đây vô cùng lo sợ ôn dịch, chỉ cần có một người bị bệnh, cả nhà sẽ bỏ mặc bệnh nhân không chăm sóc, chuyển đi nơi khác để đảm bảo an toàn, nên đa phần những người nhiễm bệnh đều tử vong, Tân Công Nghĩa đã phái các quan chức tuần hành đến các quận và đem tất cả người bệnh tới và sắp xếp cho họ ở sảnh đường trong phủ.

Mùa hè đến, ôn dịch bùng phát, số người nhiễm có lúc lên tới hàng trăm người, các phòng tại sảnh đường đều chật kín. Tân Công Nghĩa tự đóng một chiếc trường kỷ tại sảnh đường, cả ngày chăm sóc cho các bệnh nhân, hơn nữa bổng lộc nhận được đều dùng để mua thuốc, tìm đại phu chữa bệnh, động viên bệnh nhân ăn uống đầy đủ, nhờ vậy mà sau một thời gian họ đều khỏi bệnh.

Lúc này Tân Công Nghĩa mới triệu tập người nhà bệnh nhân đến và nói: “Sống chết tại mệnh, chứ không hề liên quan đến việc tiếp xúc với người bệnh. Trước đây, do các vị bỏ rơi người bệnh, vì vậy mà họ mới chết. Hiện tại, ta tập trung những người bệnh tại đây, hàng ngày tiếp xúc với họ, nếu như nói có thể truyền nhiễm, ta làm sao có thể không chết còn bệnh nhân thì lại bình phục hoàn toàn?”

Sau khi ghi chép lại câu chuyện, Lưu Khuê bình luận bên dưới: “Tân Công Nghĩa không mắc bệnh truyền nhiễm, là nhờ tấm lòng nhân ái, chính nghĩa mà đắc phúc báo, ông là tấm gương sáng cho các quan chức noi theo.” Trong cuốn Bắc Sử cũng ghi chép tường tận về câu chuyện này.

Lưu Khuê còn ghi chép sự việc bản thân tiếp xúc với những người bị nhiễm bệnh “Nhà ta từng có hơn mười người nhiễm bệnh, đều là lây nhiễm lẫn nhau. Ta hàng ngày tiếp xúc với họ, ăn uống ít đi, trải qua những ngày tháng khó khăn, nhưng lại không hề bị nhiễm bệnh.”

Ngoài ra, ông còn ghi lại câu chuyện về người con dâu có hiếu không màng ôn dịch mà chăm sóc cho bố mẹ chồng, những câu chuyện nhờ hành thiện mà tránh được ôn dịch. Ông nhận định rằng hành động của những con người tuân thủ đạo hiếu, hành thiện, thật lòng nghĩ cho người khác chính là phương thuốc trừ dịch hiệu quả thực sự.

Thông qua ôn dịch luận và những câu chuyện của Lưu Khuê, ông đã tiến hành quan sát và nghiên cứu trực tiếp nhắm vào sinh mệnh và thân thể người, điều này hoàn toàn khác xa so với con đường nghiên cứu của khoa học hiện đại ngày nay. Là một vị danh y, ông không chỉ tìm hiểu thân thể bề mặt mà còn chú trọng vào nghiên cứu tinh thần bên trong của con người.

Tỷ lệ nhiễm bệnh và tử vong cao cũng khiến con người nhìn nhận lại sinh mệnh một cách nghiêm túc, con người là từ đâu tới, tại sao phải trải qua nhiều khổ nạn đến vậy, phải làm thế nào mới có thể sống tốt? Có cách nào giải thoát những khổ nạn này không? Tư tưởng Đạo gia vào những năm cuối thời Đông Hán và sau này đã có những bước phát triển to lớn, và có mối tương quan với những trận đại ôn dịch.

Cao Nguyên
Theo Sound Of Hope

Tài liệu tham khảo:
- Hậu Hán thư
- Độc dị chí
- Thần tiên truyện
- Bắc Sử



BÀI CHỌN LỌC

Cách ly, vắc-xin liệu có ưu việt? Phương pháp phòng, kháng dịch từ thời Hán mang lại hiệu quả vượt trội