Bức tranh gây sốc trong Kinh Thánh: Điều gì mới là kết cục cuối cùng của sinh mệnh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cho dù là Kitô giáo, Thiên Chúa giáo của phương Tây, hay là Phật giáo và Đạo giáo của phương Đông, đều khuyên bảo thế nhân hành sự tuân theo các tiêu chuẩn đạo đức nhất định. 

Cái giá của sự phóng túng dục vọng

Tiếp theo chúng ta đến với Thánh địa Jerusalem cách đây hơn hai nghìn năm. Đế quốc Tân Babylon ở nơi đây đã từng rất huy hoàng, khi đế quốc này được truyền cho vua Nebuchadnezzar, Babylon đã thôn tính nước Do Thái, cướp phá thủ đô của nước Do Thái, đồng thời thôn tính các nước láng giềng Moab, Ammon, và Edom. Sau khi Nebuchadnezzar trở về Babylon với vô số vàng bạc châu báu và hàng ngàn tù binh, ông đã sống một cuộc sống xa hoa. Mỗi đồ dùng trong cung điện ông đều khảm châu báu. Ông cho ném vào lửa những người Do Thái trẻ tuổi không chịu khuất phục, và thậm chí ông ta còn bắt đầu coi bản thân mình đồng tồn với Thượng Đế.

Có một hôm Thượng Đế báo mộng cho ông, cảnh báo ông nhất định phải kết thúc lối sống sa đoạ đó, nếu ông vẫn không thay đổi, sự trừng phạt của Thượng đế sẽ đến ngay trên đầu ông, thế nhưng, Nebuchadnezzar không hề để tâm, vẫn sống theo lối sống xa hoa và dục vọng đến cùng cực.

Một ngày nọ, Nebuchadnezzar đang đi dạo trên mái bằng của cung điện, đang lúc ông ta đầy lòng kiêu hãnh mà quan sát vương quốc của mình, thì ông đột nhiên nổi điên, bỏ trốn khỏi cung điện như một con thú và sống trong rừng bảy năm. Dù sau này Nebuchadnezzar đã bình phục trở lại nhưng bài học giáo huấn đó của ông vẫn không khiến tử tôn hậu thế của ông cảnh tỉnh, sau khi con trai của Nebuchadnezzar là Belshazzar kế thừa vương vị vẫn ăn chơi sa đọa, thoả thích hưởng lạc, không tu thiện tích đức. Vì vậy, Thần đã viết một hàng chữ trên tường là: "Thần định rằng vận số của vương quốc của ngươi đến đây là hết, vương quốc của ngươi sẽ thuộc về người Medes và người Ba Tư".

Đêm đó, Belshazzar bị giết, Darius, người Medes, đã tấn công tiêu diệt vương quốc Tân Babylon.

"Lễ hội của Belshazzar" Rembrandt (Nguồn ảnh: Public Domain)
"Lễ hội của Belshazzar" Rembrandt (Nguồn ảnh: Public Domain)

Vào thế kỷ 17, Rembrandt, một họa sĩ tiêu biểu của nghệ thuật Baroque Hà Lan, được biết đến với việc vẽ những câu chuyện lịch sử và trong Kinh Thánh, ông đã mô tả cảnh tượng gây sốc này được ghi lại trong cuốn ‘Sách của Daniel’ của Thánh Kinh: Hầu gái của Belshazzar đang dùng những đồ cướp bóc từ Thánh điện, vốn là dụng cụ bằng vàng bạc để thờ phụng Thượng Đế, để uống tửu mua vui, nhưng Belshazzar chưa kịp thưởng thức, thì đột nhiên trên tường xuất hiện bàn tay cùng với văn tự bí ẩn khiến Belshazzar vô cùng kinh ngạc và hoảng sợ.

Tranh ngụ ý rằng những phút giây hưởng lạc thường qua đi trong chớp mắt, sau khi sự phồn hoa qua đi, thì thẩm phán của Thần mới là kết cục sau cùng của sinh mệnh. Lúc đó, biểu hiện của người đang sống sẽ trở thành tiêu chuẩn để đo lường, người khiêm tốn, tự biết ước chế bản thân và thiện lương sẽ được đắc được phúc báo; người kiêu ngạo, phóng túng dục vọng, tàn bạo sẽ phải nhận quả ác.

***

Thomas Jefferson, một trong những người cha lập quốc Hoa Kỳ từng nói: "Thượng đế đại diện cho những quy phạm đạo đức tinh tế và thiện lương nhất mà nhân loại có thể có được".

Tượng các Thánh đồ Cơ đốc giáo trong đại giáo đường Thánh Peter (Nguồn ảnh: Public Domain)
Tượng các Thánh đồ Cơ đốc giáo trong đại giáo đường Thánh Peter (Nguồn ảnh: Public Domain)

Dù là Kitô Giáo giáo, Thiên chúa giáo của phương Tây, hay là Phật giáo và Đạo giáo của phương Đông, đều khuyên bảo thế nhân hành sự tuân theo những tiêu chuẩn đạo đức nhất định, cho nên, trước khi văn minh khoa học kỹ thuật hiện đại chi phối xã hội, đa số con người đều có tín ngưỡng vào thần linh và thiên quốc, tin rằng Thần lưu cấp lại cho con người chuẩn tắc hành vi, do đó toàn bộ xã hội đều hướng thiện tu đức, nội tâm con người có tiêu chuẩn đo lường thiện ác.

Trong bầu không khí xã hội như vậy, hầu hết các tác phẩm nghệ thuật chỉ nhằm đánh thức phần tốt đẹp, thiện lương của lòng người, hiếm khi khắc họa những hình tượng tối tăm, méo mó. Những tác phẩm nghệ thuật mỹ hảo này tỏa ra ánh quang huy của nhân tính và thần tính, mang đến ảnh hưởng tích cực đối với quan niệm về đạo đức và thẩm mỹ của con người.

Kỳ thật, nghệ thuật từ khi ra đời đã gắn liền với tín ngưỡng, trước khi tôn giáo ra đời, tín ngưỡng của con người vào Thần đã cắm rễ vào trong sâu thẳm của sinh mệnh, con người vì tín ngưỡng mà biết kính sợ, vì kính sợ, nghe theo lời khuyên bảo của Thần mà được được vinh diệu và phúc báo. Khi các nghệ thuật gia có được phẩm chất đạo đức cực cao và tự ước chế bản thân, thì những tác phẩm mà họ sáng tác cũng tỏa ra lực lượng tinh thần quang minh thuần khiết, có thể rung động tâm can của con người. Khi nghệ sĩ sở hữu tư cách đạo đức và tính tự giác cực cao, tác phẩm họ tạo ra cũng toát lên sức mạnh tinh thần trong sáng và sáng ngời, có thể lay động lòng người.

(Nguồn: Trang web chính thức của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận. Đăng lại vui lòng ghi rõ tác giả, giữ nguyên bản gốc)

Lam Sơn
Theo Apollo



BÀI CHỌN LỌC

Bức tranh gây sốc trong Kinh Thánh: Điều gì mới là kết cục cuối cùng của sinh mệnh