Bức họa 'Bữa tối cuối cùng' của Da Vinci ẩn chứa bí mật, phóng to lên thấy rất nhiều điều kỳ diệu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một số người có thể cảm thấy rất tò mò, nó chỉ là một bức tranh sơn dầu, tại sao nó lại được nhiều người ngưỡng mộ và thậm chí trở nên nổi tiếng thế giới ? Trên thực tế, thực sự có rất nhiều bí ẩn đằng sau bức tranh!

Leonardo da Vinci là một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất thế giới, những bức tranh của ông gần như đã tạo nên một đỉnh cao trong nghệ thuật hội họa. Mọi người đều bày tỏ ngưỡng mộ trước các tác phẩm của ông, như bức tranh nàng Mona Lisa cùng các tác phẩm khác, luôn được coi là những đại diện xuất sắc của mỹ học hiện đại. Trong đó đáng chú ý nhất là bức “bữa tối cuối cùng".

undefined
Bức tranh nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci. (Miền công cộng)

Bên cạnh việc toàn bộ bố cục hay biểu cảm, động tác của các nhân vật đều được khắc họa rất tốt, theo phân tích của các nhà mỹ thuật, bức họa cũng ẩn chứa một câu chuyện ý nghĩa. Một số người có thể cảm thấy rất tò mò, nó chỉ là một bức tranh sơn dầu, tại sao nó lại được nhiều người ngưỡng mộ và thậm chí trở nên nổi tiếng thế giới? Trên thực tế, thực sự có rất nhiều bí ẩn đằng sau bức tranh!

"Bữa tối cuối cùng" không chỉ là tác phẩm có giá trị nhất cả đời của Da Vinci, mà còn là tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu nhất của thời kỳ đó. Bối cảnh của nó là một nhà thờ tráng lệ với hàng chục tín đồ với các tư thế và thái độ khác nhau. Nó mô tả bữa ăn cuối của Chúa Giê-su cùng với mọi người trước khi Ngài bị phản bội. Do còn nhiều chỗ đáng nghiên cứu, nên hậu thế sử dụng vô kể các phương pháp khác nhau để nghiên cứu về tranh của ông. Có người đã phóng to bức tranh "Bữa tối cuối cùng" và phát hiện có một người cầm con dao trên tay! Vậy người này là ai?

Trong Kinh thánh, Chúa Giê-su là Đức Thánh Cha của muôn dân, có vô số môn đồ, và thân tín nhất là 12 môn đồ của Ngài. Nhưng cuối cùng Chúa Giê-su đã bị đóng đinh vào thập tự giá vì một trong số 12 môn đồ của Ngài đã phản bội Ngài. Trong bữa tối cuối cùng này, Ngài nói với 12 môn đệ : Trong các con đã có người phản bội ta. Vì thế, trong bức tranh, có một số người khuôn mặt biểu lộ sự kinh ngạc, một số trông khó hiểu, một số rất tức giận, và tất nhiên có cả kẻ giả vờ che đậy.

Quang cảnh chỉ đơn sơ vậy thôi, nhưng dưới nét vẽ tài tình của tác giả, thần thái và nét mặt của mỗi nhân vật được khắc họa vô cùng sinh động. Bức họa không vì lớn mà quên cái nhỏ. Trong những chi tiết nhỏ, tác giả đã đưa vào những kỹ năng và sáng tạo tài tình của mình. Sau khi phóng to bức tranh lên, chúng ta có thể nhìn thấy khuôn mặt hoảng loạn của Judas, không chỉ có nỗi sợ hãi khi bị phát hiện, hắn còn làm rơi lọ muối, và còn có cả sự đắc chí sau khi lấy được tiền. Một tay của hắn giữ chặt túi tiền, phía sau hắn, có một bàn tay cầm dao và dựa vào lưng hắn.

“Bữa tối cuối cùng”, sơn dầu năm 1520, của hoạ sỹ Giampietrino (1495-1549), hiện đang nằm trong bộ sưu tập của Học viện Nghệ thuật Hoàng gia, London. Đây là bản sao tác phẩm của Da Vinci, phục chế lại bản gốc khi tác phẩm vĩ đại này đang bị thời gian tàn phá: (Ảnh: Wikipedia Commons)

Chính loại chi tiết này giúp người xem có thể nhìn rõ 12 vị đệ tử từ dáng vẻ, hành động, cách cư xử của những người trong tranh, đồng thời cũng giúp người xem nhìn ra ai là kẻ phản bội. Kẻ phản bội là Judas đang hoảng sợ, còn kẻ cầm dao là Peter ngồi bên cạnh Judas. Sau khi Chúa Giêsu nói có kẻ đã phản bội mình, Peter vừa cắt bánh mì xong, thì nghe có người phản bội Đức Thánh Cha, liền tức giận bật dậy muốn hỏi ai là kẻ phản bội? Còn con dao trên tay Peter cũng vô thức dựa vào Judas, đồng thời cũng mơ hồ tiết lộ cho mọi người câu trả lời rằng kẻ phản bội chính là Judas .

Kẻ phản bội là Judas đang hoảng sợ, còn kẻ cầm dao là Peter ngồi bên cạnh Judas. (Wikipedia)

Về tư thế tay cầm dao không được tự nhiên trong bức tranh, trông nó không giống như tay của Peter, thực tế là do bức tranh đã trải qua mưa gió, màu sắc bị trôi bớt đi. Bức tranh mà chúng ta đang thấy hiện nay đã qua sự phục chế của người đời sau, nhiều chi tiết đã bị mất đi, khiến tư thế cầm dao trong tranh rất bất thường. Nhưng chúng ta có thể từ bản thảo viết về cánh tay phải của Peter để có được câu trả lời. Sau bữa ăn tối, người cầm dao không phải là người thứ 14 không thấy mặt như người ta suy đoán mà chính là Peter.

Điều khá bí ẩn là trong khoảng thời gian từ năm 1476 đến năm 1478, Leonardo da Vinci đã “biến mất” một cách bí ẩn, trong lịch sử không có ghi chép nào về việc ông đã làm gì và ở đâu trong thời gian đó. Điều đáng kinh ngạc hơn nữa là kể từ đó, tư duy và kỹ năng sáng tạo của Da Vinci đã lên một tầm cao mới. Có lẽ do chịu hạn chế bởi hoàn cảnh thời cuộc nên ông phải đưa những tâm tư ẩn giấu trong tác phẩm tâm huyết “Bữa tối cuối cùng”.

Minh An
Theo SOH



BÀI CHỌN LỌC

Bức họa 'Bữa tối cuối cùng' của Da Vinci ẩn chứa bí mật, phóng to lên thấy rất nhiều điều kỳ diệu