Bích họa “Bữa ăn tối cuối cùng” của danh họa Leonardo da Vinci: Chúa là trung tâm của câu chuyện

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Ultima Cena” là bữa ăn cuối cùng của Chúa Giêsu với các tông đồ của mình (trong Lễ Vượt Qua) được ghi nhớ trong hai sự kiện liên quan: một là các thông số của Bí tích Thánh thể đầu tiên, và sự kiện khác là khi Chúa Giêsu nói rằng một trong các tông đồ sẽ phản bội Ngài.

Đơn giản là sự tinh tế cuối cùng - Leonardo da Vinci

Tôi đã từng được chiêm ngưỡng bức họa trên tường nổi tiếng “Bữa ăn tối cuối cùng” của Leonardo da Vinci ở Nhà thờ và Tu viện Dòng Dominican ở Santa Maria delle Grazie tại thành phố Milan, Ý. Nơi này đã được Unesco công nhận là di sản thế giới từ năm 1980.

Khi nhìn thấy bức tranh, đầu óc tôi trống rỗng, không thể nói nên lời. Quả là ẩn chứa sâu sắc sự huyền bí. Nước mắt tôi dâng trào trước sự uy nghi đầy cảm xúc mà bức tranh mang đến. Chẳng phải danh họa Leonardo đã từng nói “Nước mắt chảy từ trái tim chứ không phải từ khối óc”. Ông ấy đã vẽ khoảnh khắc ấn tượng nhất trong thời gian không có kịch tính. Tất cả những gì hàm chứa trong tranh đều nằm trong sự nghiêm ngặt của quan điểm toán học.

Ngày nay, căn phòng lưu trữ bức tranh “Bữa ăn tối cuối cùng” được niêm giữ nghiêm ngặt. Để vào được bên trong cần phải qua hai bộ cửa, và khi đi qua mỗi cửa thì nó sẽ đóng ngay lập tức. Người tham quan sẽ có 15 phút để chiêm ngưỡng bức tranh mà không được quay phim hay chụp hình.

Đó là một bức tranh tường rất lớn, cao khoảng 4,5m, rộng khoảng 8,8m. Theo viện bảo tàng Milan cho biết: “bức tranh này được vẽ bằng thuốc màu và dầu trên một nền thạch cao thay vì sử dụng các kỹ thuật thường thấy trong giai đoạn bích họa”. Leonardo đã thử nghiệm với các màu vẽ của mình để định hình bức tranh trên tường trước khi thạch cao khô đi nhưng nó đã bắt đầu xấu đi ngay trong thời gian ông còn sống.

Kiệt tác này chịu ảnh hưởng từ độ ẩm của bức tường nên mới bị xuống cấp nhanh như thế. Vào thế kỷ thứ XVII, một cánh cửa đã bị đập trong bức tranh, và 200 năm sau, quân lính của Napoleon đã sử dụng nhà ăn này như một chuồng ngựa. (Bức tranh này được vẽ trên tường của Nhà ăn tập thể của Tu viện).

Đến tháng 8 năm 1943, một quả bom rơi xuống Tu viện và phá huỷ phần lớn nơi đây. Thật kỳ diệu, bức tranh này vẫn còn tồn tại.

Một bức tranh nói thầm lặng

“Ultima Cena” là bữa ăn cuối cùng của Chúa Giêsu với các tông đồ của mình (trong Lễ Vượt Qua) được ghi nhớ trong hai sự kiện liên quan: một là các thông số của Bí tích Thánh thể đầu tiên, và sự kiện khác là khi Chúa Giêsu nói rằng một trong các tông đồ sẽ phản bội Ngài.

The-Last-Supper-Restored-Da-Vinci 32x16.jpg
Bản phục chế bức tranh “Bữa ăn tối cuối cùng” của danh họa Leonardo da Vinci. Kích thước cao khoảng 4,5m, rộng khoảng 8,8m (Phạm vi công cộng)

Theo như nhà sử học nghệ thuật nổi tiếng Giorgio Vasari viết trong tác phẩm lừng danh ‘Cuộc sống của các nghệ sĩ’: “Leonardo đã tưởng tượng và thành công trong việc thể hiện mong muốn được đi sâu vào tâm trí của các tông đồ, từ đó biết được kẻ phản bội là ai. Vì vậy, trên khuôn mặt mỗi người thể hiện ra các thể loại của cung bậc cảm xúc, nỗi sợ, sự phẫn nộ hoặc sự buồn đau vì không thể hiểu được ý nghĩa của Chúa; riêng Giuđa vừa thể hiện ra sự kinh ngạc, sự thù hận cố chấp và cả âm mưu phản bội.”

Bố cục của tranh được thiết kế dựa theo cấu trúc hình học thiêng liêng thuần tuý. Nó đã được đơn giản hoá và loại bỏ đi các chi tiết không cần thiết. Nhìn tổng quát thì đó là một hình tam giác đều mà thân của Chúa Giêsu tạo thành. Ngài ngồi dưới bệ hình vòm, và ánh sáng được ví như vầng hào quang của Ngài.

Ba cửa sổ sau lưng Chúa tượng trưng cho Chúa Ba Ngôi. Còn bốn cửa sổ dọc theo bức tường ở mỗi bên theo truyền thống cổ điển có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì chúng tượng trưng cho Bốn đức hạnh của Plato (sự sáng suốt, can đảm, điều độ và công bằng). Tất cả các đường phối cảnh này đều đưa chúng ta hướng đến Chúa. Phía xa xa là khung cảnh cây cối xanh tươi. Một bố cục mỹ hảo như vậy phải chăng Leonardo đã vẽ thiên đường trên trái đất.

Chúa ở tâm điểm của câu chuyện, là trung tâm tĩnh lặng và vĩnh hằng của tất cả, là sự vĩnh cửu trong sự náo loạn ấy.

Các tông đồ trông rất hoành tráng, họ gần như quá lớn so với chiếc bàn thậm chí là quá lớn so với không gian căn phòng. Họ chia thành bốn nhóm. Các họa sĩ Florentine trong suốt thế kỷ 15, không giống như các hoạ sĩ trước đó, họ tin rằng các thay đổi của tâm trí có thể biểu hiện qua nét mặt và cử chỉ của thân thể.

Leonardo đã sử dụng cơ thể để mô tả tâm hồn. Theo lời của ông ấy: “Hãy tạo những chuyển động cho các nhân vật của bạn phù hợp với điều kiện tinh thần của họ.” Vì vậy mà kiệt tác này đậm chất biểu tượng.

Peter có một con dao trong tay, báo trước rằng anh ta sẽ cắt đứt tai của một người lính khi anh ta cố gắng bảo vệ Chúa. Còn Giuđa thì đang nắm chắc cái túi có chứa phần thưởng cho việc xác định Chúa với các nhà chức trách. Thomas chỉ ngón tay lên trên, báo trước việc anh ta sẽ đâm nó vào vết thương của Chúa.

Và cái bàn chính là hàng rào chia tách giữa cõi tâm linh và thế gian trần tục.

Bức tranh có các đường dọc và ngang, từ đường viền của cửa sổ, giống như một cây gậy âm nhạc. Theo như Giovanni Pala - một nhạc sĩ, nhà toán học, và học giả, cho rằng vị trí của các cuộn bánh mì và mối tương quan của chúng với bàn tay của các tông đồ tạo thành một kịch bản âm nhạc… Nếu chơi từ trái qua phải thì đó chỉ là tiếng ồn nhưng nếu chơi các nốt nhạc ngược lại, từ phải sang trái (vì Leonardo thường viết bằng kịch bản phản chiếu) thì đó là một bản nhạc dùng cho lễ cầu nguyện thời Phục Hưng.

Leonardo được xem là một đại thiên tài. Tài năng của ông được thể hiện ở nhiều lĩnh vực như: hoạ sĩ, nhà điêu khắc, nhà sáng chế, nhà khoa học, nhà toán học, nhà giải phẫu học, nhà thiên văn học, kỹ sư, nhạc sĩ, nhà triết học, nhà văn. Cái tôi của ông ấy gần như thu nhỏ lại, thay vào đó là sự nhiệt huyết để khám phá các bí ẩn của cuộc sống. Có thể ví von rằng Leonardo là một nhà thám hiểm không ngừng nghỉ mọi lĩnh vực tri thức của nhân loại.

Du Du
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Bích họa “Bữa ăn tối cuối cùng” của danh họa Leonardo da Vinci: Chúa là trung tâm của câu chuyện