Bi kịch lớn nhất của một người là không thể nhìn rõ bản thân mình

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi nâng bản thân càng cao, ngã sẽ càng đau. Nếu không nhìn rõ bản thân, cuối cùng sẽ chỉ tự hại mình.

Con người quý ở tự biết rõ bản thân, nhận thức rõ về mình mới có thể tốt hơn trước.

Trong “Truyện ngụ ngôn Aesop”, có kể câu chuyện về một con chồn.

Trong rừng sâu có một con chồn, một lần đuổi chuột, hàm răng nó bị sứt, văng ra. Tức giận, nó muốn dạy cho con chuột một bài học để hả giận.

Nhưng vì nó không còn răng nên nó dùng lưỡi liếm con chuột cho đến chết. Khi những con vật khác trong rừng nghe chuyện này, đều vô cùng sợ hãi, không dám mạo phạm. Con chồn biết vậy nên rất đắc ý, và nói rằng ai dám chống lại nó, nó sẽ liếm đến kẻ đó đến chết.

Một hôm, con chồn nghênh ngang đến thôn trang, nó thấy một người thợ rèn đang làm đồ sắt.

Thấy người thợ rèn không chào hỏi, con chồn vô cùng tức giận nói: “Ta là chúa sơn lâm, nếu ngươi vô lễ với ta, ta sẽ liếm chết ngươi.”

Người thợ rèn chỉ vào đống dao giũa ở góc nhà và nói rằng nếu nó liếm sạch được thì sẽ tôn nó làm vua.

Con chồn nghĩ rằng việc này quá dễ dàng nên nó liền liếm. Kết quả như mọi người biết là nó liếm mất cả lưỡi của mình.

Thật ra, nhiều người trong chúng ta cũng giống như con chồn này, không tự biết mình, tự cao tự đại, cuối cùng lại tự hại chính mình.

Nhà triết học Hy Lạp cổ Aristotle nói: “Không biết khuyết điểm của bản thân là căn bệnh lớn nhất.”

Bi kịch lớn nhất của một người là không thể nhìn rõ bản thân mình.

Cô Gái, Ngồi, Cầu Cảng, Bến Cảng, Boardwalk, Phụ Nữ Trẻ
Ảnh: Pixabay

1. Không thể nhận rõ thân phận mình, tự hại chính mình

Nhà văn khoa học viễn tưởng Trung Quốc Lưu Từ Hân đã nói trong tác phẩm “Tam Thể” của ông rằng: “Yếu đuối và ngu dốt không phải là trở ngại của sinh tồn, mà là sự kiêu ngạo.”

Trong hiện thực cuộc sống, một số người không dám tùy tiện làm mất lòng những người ăn mặc đẹp, nhưng đối với những người trông có vẻ như không bằng họ, thì thường không quan tâm và vô cùng kiêu ngạo.

Tôi đã từng đọc được một câu chuyện như thế này. Một người phụ nữ trung niên dắt con trai đi chơi và ngồi trên ghế dài trong khu vườn công ty, vốn là khu vườn riêng của tập đoàn Colossus Group nổi tiếng của Mỹ. Trời nóng, người phụ nữ lấy khăn giấy lau mồ hôi, và vò viên miếng giấy rồi tiện tay ném vào bụi cây mà một ông già vừa cắt. Người phụ nữ ném ba lần, mỗi lần ông lão đều kiên nhẫn nhặt lên và cho vào giỏ hoa.

Người phụ nữ còn nói với đứa con: “Mẹ mong con hiểu rằng nếu bây giờ con không chăm chỉ học tập, sau này cũng sẽ chẳng có tương lai gì giống như ông già kia, và con chỉ có thể làm những công việc thấp kém thế này!”

Ông già hỏi cô làm sao vào được trong công viên? Người phụ nữ cao ngạo cho biết mình là trưởng phòng của một bộ phận thuộc tập đoàn. Sau đó, ông già mượn điện thoại di động của người phụ nữ, người phụ nữ vẫn khinh thường ông là “người nghèo”, thậm chí còn không có điện thoại di động, lại liên tục cảnh cáo đứa con không được giống như ông ấy.

Cuối cùng, điều khiến người phụ nữ kinh ngạc là ông già chính là chủ tịch của tập đoàn cô đang làm và cô đã bị sa thải khỏi công ty.

Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều người giống như người phụ nữ này. Khi làm việc trong một cửa hàng sang trọng, cho rằng bản thân là một nhà quý tộc và coi thường những khách hàng trông không có gì đặc biệt. Kết quả là đã đánh mất lượng lớn các đơn hàng khả quan.

Khi làm việc trong một công ty nổi tiếng, liền coi bản thân là người tài năng, không ai bì nổi, chỉ trích, ra lệnh cho sếp, bị sếp xem như bệnh nhân tâm thần và đuổi việc.

Bạn tưởng rằng mình có thể lên trên trời, nhưng lại không biết rằng mình chỉ là một người làm công, chỉ cần ông chủ nói một lời thì bạn có thể ra đi bất cứ lúc nào.

Bảy tội lỗi lớn là kiêu ngạo, nổi giận, lười biếng, tham lam, ghen tị, tham ăn hung ác, dâm dục. Trong đó, kiêu ngạo đứng hàng đầu.

Lý do khiến mọi người đánh giá cao về bản thân chính là bởi vì chúng ta không thể nhận rõ thân phận của mình, cho rằng bản thân tài giỏi.

Khi nâng bản thân càng cao, ngã sẽ càng đau. Nếu không nhìn rõ bản thân, cuối cùng sẽ chỉ tự hại mình.

Con người càng trưởng thành càng khiêm tốn và trong nhiều trường hợp, họ có thể tự đặt mình thấp hơn người khác một nấc, đây không hẳn là họ dở, mà là thể hiện của đức tính nhẫn nhịn, bởi vì họ hiểu rằng mình không phải là kẻ tài giỏi gì, chỉ là một thành viên bình thường trong vô số người.

So Sad, Water, A Girl
Khi nâng bản thân càng cao, ngã sẽ càng đau. Nếu không nhìn rõ bản thân, cuối cùng sẽ chỉ tự hại mình. (Ảnh: Pixabay)

2. Cho rằng không ai có thể thay thế mình, là một thảm họa

Nhà văn Lưu Dung nói rằng: “Bản chất con người là lấy mình làm trung tâm, và cho rằng mình là quan trọng nhất.”

Trong cuốn sách “Bản chất con người bạn phải biết”, ông đã kể câu chuyện về Hổ Nữu nổi đóa. Hổ Nữu là tài vụ của công ty, bởi vì cô ấy vào sổ sai một tài khoản, quản lý Tiết đã tức giận với cô. “Tôi không muốn làm nữa, anh tìm người khác giỏi hơn mà làm”. Nói rồi Hổ Nữu đóng sầm cửa rời đi.

Quản lý Tiết yêu cầu trợ lý tìm Hổ Nữu trở lại và nhường cô một bước. Kết quả, Hổ Nữu nói với trợ lý: “Tôi có thể trở về, nhưng tôi phải xin nghỉ một tháng trước đã.”

Thông tin khách hàng cũ của công ty đều ở chỗ Hổ Nữu. Quản lý Tiết rất lo lắng, anh vừa gọi điện cho Hổ Nữu vừa yêu cầu cửa hàng hoa gửi một giỏ hoa lớn cho cô, và anh đích thân đến cửa nhà cô xin lỗi. Không ngờ, quản lý Tiết bị Hổ Nữu từ chối không cho vào nhà.

Anh lên một kế hoạch và chỉ thị xuống dưới: “Viết một lá thư gửi tới tất cả các khách hàng. Hiện chúng tôi sẽ thống nhất giá và điều chỉnh giá trước, sau này sẽ không giảm giá nữa.”

Ban đầu có một vài khách hàng không hài lòng nhưng quản lý Tiết đã yêu cầu tất cả nhân viên của mình xuất hóa đơn theo thực tế, sau này đã phát triển thêm nhiều khách hàng mới.

Sau khi công ty giải quyết những vấn đề này, cũng “thuận theo dòng” và sa thải Hổ Nữu. Khi cô muốn quay lại lần nữa, công ty đã không còn chỗ cho cô. Vì trên đời này không có thứ gì là “không có không thể được”, nên cũng có thể nói rằng “dù tất cả mọi người đều chết thì ngày mai mặt trời vẫn mọc như thường”.

Khi không còn con đường để đi, con người ta có bản năng “cùng tất biến, biến tất thông”, sẽ không khoanh tay chờ chết. Như nhà văn Mã Đức đã nói: “Nhiều người trong chúng ta đều trải qua ba giai đoạn trong cuộc đời: quan trọng, đã từng quan trọng và không quan trọng”.

Biển, Đại Dương, Màu Xanh, Nước, Thiên Nhiên, Sóng
“Nhiều người trong chúng ta đều trải qua ba giai đoạn trong cuộc đời: quan trọng, đã từng quan trọng và không quan trọng”. (Ảnh: Pixabay)

3. Không biết phát huy sở trường tránh điểm yếu, có cố gắng cũng uổng phí

Nhà văn Bạch Nham Tùng đã nói trong tác phẩm “Đau đớn và hạnh phúc”: “Phương hướng là một mục tiêu theo đuổi quan trọng hơn tốc độ.”

Vâng, đúng vậy. Nếu bạn không biết sử dụng điểm mạnh và tránh điểm yếu thì dù bạn có cố gắng đến đâu cũng chỉ là vô ích.

Chu Tự Thanh đã viết rất nhiều bài tản văn xuôi tình thơ ý hóa được yêu thích. Chu Tự Thanh đã thú nhận trong lời nói đầu của tuyển tập “Hình bóng” rằng ông đã viết thơ, nhưng ngay sau đó cạn kiệt cảm xúc và gác bút trong một thời gian dài. Ông viết tiểu thuyết truyện ngắn. Ông nói rằng cả đời này ông sẽ không bao giờ viết được kết cấu chặt chẽ như thế. Về phần kịch, ông không dám động tới.

Hầu hết tất cả những người nổi tiếng đều có thể nhận rõ bản thân, biết điểm mạnh và điểm yếu của họ, biết phát huy điểm mạnh để thành tựu chính mình.

Ví dụ, nhạc trưởng nổi tiếng Chu Châu, có chỉ số IQ chỉ tương đương với trẻ em bốn hoặc năm tuổi. Lúc đầu, cha của Chu Châu đã rất kiên nhẫn để dạy cậu bé đếm và nhận biết mặt chữ. Nhưng dù cha có dạy bao nhiêu lần đi chăng nữa, Chu Châu vẫn không thể học được. Tình cờ, người cha phát hiện Chu Châu có năng khiếu âm nhạc thiên bẩm, liền dạy Chu Châu cách bắt chước, và từ từ học làm chỉ huy âm nhạc, Chu Châu đã xuất hiện trên các sân khấu lớn ở trong và ngoài nước nổi tiếng thế giới.

Có một hiệu ứng Wallach trong tâm lý học, đề cập rằng:

Sự phát triển trí thông minh của mỗi người là không đồng đều, có điểm mạnh và điểm yếu. Một khi tìm ra được điểm tốt nhất của mình và phát huy hết mức nó thì sẽ đạt được thành tích kinh ngạc.

Mỗi người đều có những điểm yếu và điểm mạnh của riêng mình, nếu buộc mình phải thử thách ở những lĩnh vực mà bạn không giỏi, bạn sẽ không chỉ vất vả, mệt mỏi mà còn có thể không thấy được thành công, và thậm chí bạn có thể lãng phí tuổi trẻ và mất nhiều hơn thế.

Người, Cô Gái, Đi Bộ, Một Mình, Buồn, Cầu, Chim, Bay
nếu buộc mình phải thử thách ở những lĩnh vực mà bạn không giỏi, bạn sẽ không chỉ vất vả, mệt mỏi mà còn có thể không thấy được thành công, và thậm chí bạn có thể lãng phí tuổi trẻ và mất nhiều hơn thế. (Ảnh: Pixabay)

4. Nhận ra bản thân mới có thể tốt hơn trước

Trong cuốn “Tốt hơn so với trước đây” nói rằng: “Điều quan trọng nhất là hiểu rõ bản thân mình, và sau đó chọn chiến lược phù hợp với bạn.”

Đối với chúng ta, ít nhiều có hai nhược điểm: một là hoang tưởng tự đại, hai là oán trời trách đất. Để nhìn nhận bản thân một cách rõ ràng, trước hết người ta phải khắc phục hai nhược điểm này.

Đối với những người tự cao, hãy lắng nghe nhiều hơn ý kiến ​​của người khác. Đối với những người hay phàn nàn và cho rằng mình thất bại vì nhà nghèo, bố mẹ không giúp, học vấn thấp, ngoại hình kém thì phải điều chỉnh tâm thái, nhận ra điểm chưa tốt của mình, khơi dậy lòng tự tin, thay đổi hiện trạng không tốt của mình.

Một người có nhận thức về bản thân càng hoàn thiện thì họ càng có thể nắm bắt được cuộc sống và tính cách của chính mình, từ đó có những phán đoán chính xác khi gặp sự việc.

Thượng đế sẽ không đối xử bất công với bất cứ ai, mỗi người đều có tiềm năng vô hạn, chỉ cần sử dụng tài năng của mình thì có thể cải biến cuộc đời bản thân.

Minh An
Theo aboluowang

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

Bi kịch lớn nhất của một người là không thể nhìn rõ bản thân mình