Bí ẩn những dấu chân khổng lồ thách đố các nhà khoa học

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhưng nếu người khổng lồ chỉ là một sự tưởng tượng của con người thì tại sao chúng ta lại thấy những dấu chân "siêu lớn" ở khắp nơi trên thế giới? Thậm chí cả vô vàn những dấu vết cho thấy sự tồn tại của họ? Và tại sao niên đại của những dấu chân này lại nằm ngoài nhận thức của chúng ta?

Trong những năm gần đây, nhiều dấu chân khổng lồ đã được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới: Tây Ban Nha, Sri Lanka, Paraguay, Bangalore, Botswana, Texas Hoa Kỳ, Úc, Thái Lan, Canada, New Mexico, Nga, Alaska, Syria, Belize và Cleveland, Mỹ, Trung Quốc,...

Nhiều nhà khoa học đã lặn lội tới những nơi này để tận mắt chứng kiến và nghiên cứu về dấu chân người khổng lồ. Những gì mà họ khám phá, kiểm định ra thực sự khiến họ phải sửng sốt. Sự xuất hiện của những bàn chân khổng lồ đó như là một sự thách thức những ai đang hoài nghi về sự tồn tại của người khổng lồ và những nền văn minh tiền sử.

Dấu chân khổng lồ ở có niên đại 3,1 tỷ năm

Vào năm 1912, một thợ săn tên là Stoffel Coetzee đã vô tình giẫm lên một dấu chân khổng lồ ở thị trấn Mpuluzi của Nam Phi, nằm ở phía đông bắc của Mpumalanga gần Swaziland. Dấu chân dài khoảng 1,2 mét đã được các nhà khảo cổ học xác định có niên đại khoảng 3,1 tỷ năm, người dân địa phương gọi là "Dấu chân của Thượng Đế"". Nó dài khoảng 1,2 mét và trông rất giống với dấu với chân người. Mặc dù người ta còn tranh cãi về niên đại của dấu chân người khổng lồ này, nhưng ước tính rằng nó nằm trong khoảng từ 200 triệu đến 3 tỷ năm.

Nhà nghiên cứu khảo cổ người Áo Klaus Dona và nhà thám hiểm kiêm nhà văn người Nam Phi Michael Tellinger đã đến địa điểm có dấu chân người khổng lồ để khảo sát.

Michael Tellinger đồng thời cũng là một chính trị gia nổi tiếng. Cách tiếp cận mang tính khoa học và phân tích của ông đã thu hút được rất nhiều người. Ông đã từng thuyết giảng ở nhiều nơi trên thế giới và đã đưa ra những bằng chứng đáng kinh ngạc khiến chúng ta phải xem xét lại nguồn gốc thực sự của nhân loại và lịch sử cổ đại của con người. Ông hiện được coi là một người có uy tín trên trường quốc tế về lĩnh vực nguồn gốc của nhân loại và các nền văn minh thất lạc ở phía nam Châu Phi.

Các dấu chân được in vào trong một tảng đá granit phenocrystic, còn gọi là đá granit porphyr thô. Khối đá granite porphyrique thô cứng đã trải qua nhiều quá trình nguội lạnh, nên hoàn toàn không có khả năng dấu bàn chân khổng lồ này là do nhân tạo. Nếu thực sự đây là dấu chân do người khổng lồ để lại, thì chiều cao của người khổng lồ này ít nhất là 7 mét.

Ông cũng nói rằng những dấu vết trên mặt của tảng đá cho thấy rõ ràng rằng vận động bản khối đã khiến bề mặt tảng đá dựng lên. Để xác định niên đại chính xác của dấu chân, vẫn cần thêm các kết quả kiểm chứng khoa học.

Dấu chân khổng lồ in trên đá. (Ảnh chụp màn hình Youmake)

Một số người nói đây hoàn toàn là sự trùng hợp ngẫu nhiên, chỉ là một khối đá tự nhiên. Nhưng Tellinger bác bỏ quan điểm này. Ông dẫn lời Pieter Wagener, một nhà toán học tại Đại học Port Elizabeth ở Nam Phi, cho biết: "Khả năng một người da xanh nhỏ bé từ ngoài không gian dùng lưỡi liếm thành hình dạng này còn lớn hơn khả năng bị xói mòn tự nhiên."

Còn nhà khảo cổ Dona cho rằng trước đây Trái đất đã trải qua nhiều đợt huỷ diệt, hầu hết con người và động vật đều bị tiêu diệt, chỉ còn một số ít sống sót. Ông thấy rằng nếu chúng ta tiếp tục phát triển theo con đường khoa học hiện đại, đấu tranh lẫn nhau và phá hủy thiên nhiên, loài người sẽ tự đẩy mình đến sự diệt vong một lần nữa.

Dona cũng liên kết dấu chân khổng lồ này với "tàn tích của những người khổng lồ" được tìm thấy ở Ecuador.

Năm 1964, gia đình linh mục Công giáo Carlos Vaca đã tìm thấy một số bộ hài cốt khổng lồ trong một thung lũng ở miền nam Ecuador. Dona tìm thấy Waka và đưa một số trong số chúng về Áo làm vật trưng bày trong triển lãm "Những bí ẩn chưa được giải khai" của mình.

Sau khi được nhiều chuyên gia xác định, một trong số đó là xương gót chân và một là xương chẩm, cả hai đều của một người cao 7,6 mét. Thật không may, xương đã quá cũ để trích xuất DNA để phục vụ cho việc nghiên cứu của các chuyên gia.

Vào cuối những năm 1950, nhiều hóa thạch xương khổng lồ đã được phát hiện trong các thung lũng của Thổ Nhĩ Kỳ. Cuộc điều tra đã chứng minh rằng nó rất giống với xương người nhưng tỷ lệ lại lớn một cách đáng kinh ngạc. Như trong hình trên, một trong những xương đùi của con người dài 120 cm. Tính theo tỷ lệ này thì “người” này cao 5 mét, gọi anh ta là người khổng lồ cũng là hợp lý.

Dấu chân khổng lồ in trên đá. (Ảnh chụp màn hình Youmake)

Các dấu chân trong bức ảnh này được Tiến sĩ CN Dougherty cho thấy trong cuốn sách "Thung lũng của những người khổng lồ" - một dấu chân khổng lồ được tìm thấy ở Kansas, Hoa Kỳ. Người ta ước tính rằng nếu thực sự là dấu chân khổng lồ, thì người này cao khoảng 7,62 mét.

Dấu chân của một cặp người khổng lồ trong ngôi đền Ain Dara

Hai dấu chân khổng lồ khác được tìm thấy ở phía tây bắc của Aleppo, Syria, đó là ngôi đền Ain Dara, có lịch sử bắt nguồn từ thời kỳ đồ sắt hàng nghìn năm trước. Ali Abu Assaf, một người khai quật ngôi đền nói rằng, ngôi đền tồn tại từ năm 1300 TCN - 740 TCN, nó được xây dựng sớm hơn cả đền Solomon.

Đền Ain Dara được chia thành ba phần: hiên vào, tiền sảnh và đại sảnh (bao gồm cả điện thờ). Bên trong được trang trí bởi hàng trăm hình ảnh chạm khắc như: sư tử, thiên thần, những động vật bí ẩn, thần núi, thiết kế hình học, v.v.

Đặc biệt nhất là trên nền đá có khắc 4 dấu chân khổng lồ, mỗi dấu chân dài khoảng 1m. Hai trong số bốn dấu chân nằm cạnh nhau ở hiên lối vào; một dấu chân ở phía trước của hai dấu chân đó; và dấu chân còn lại ở lối vào của đại sảnh.

Do hai dấu chân cuối cùng là dấu chân trái và phải cách nhau khoảng 9 mét nên một số người suy đoán đây có thể là dấu vết do một bước chân khổng lồ để lại. Nếu người khổng lồ này có sải bước 9 mét, thì chiều cao của người này phải là khoảng 20 mét.

Vậy những dấu chân khổng lồ này là do người khổng lồ để lại, do thần linh hay là động vật? Hay từ cái nào khác? Nó biểu thị ý nghĩa gì? Cho đến nay vẫn chưa ai có câu trả lời chính xác cho những bí ẩn này.

Dấu chân người khổng lồ ở Liban

Đầu năm 2005, một nhóm các nhà khoa học Nga đã đến Syrie, Liban tham gia đoàn thám hiểm đặc biệt nghiên cứu dấu vết của người khổng lồ. Họ đã tới nhiều di tích lịch sử để cố gắng lý giải những điều bí ẩn về nền văn minh nhân loại.

Ngay sau khi đoàn thám hiểm quay về Nga, phóng viên tờ Luận chứng & Sự kiện đã có cuộc phỏng vấn Giáo sư Eric Myldasev, lãnh đạo khoa học của đoàn về sự thật những dấu vết được cho là dấu chân người khổng lồ phát hiện thấy ở Syrie.

Dưới đây là nội dung của cuộc phỏng vấn:

-Thưa Giáo sư, lý do gì khiến ông cùng đoàn thám hiểm phải cất công đến Syrie, Liban?

-Chính dấu vết của người khổng lồ buộc chúng tôi phải lên đường.

-Thưa Giáo sư liệu có nhầm với hoa văn tự nhiên giống bàn chân người không?

-Không đâu! Các dấu vết chân hoàn toàn rõ, không thành viên nào của Đoàn thám hiểm hoài nghi nó. Chúng tôi là các nhà khoa học đã nghiên cứu kỹ dấu vết và đi tới kết luận rằng: Việc đục chạm chúng trên đá ở đây ngay cả khi dùng dụng cụ hiện đại nhất cũng là điều không tưởng. Nhưng điều khiến các chuyên gia giải phẫu băn khoăn là bàn chân người khổng lồ lại bẹt và phẳng giống mái chèo. Chiều dài các ngón chân tương đối bằng nhau (khác với người bình thường các ngón chân dài – ngắn khác nhau).

-Giáo sư có thể tiết lộ bí mật kích thước dấu vết chân người khổng lồ?

-Chiều dài dấu vết chân của người khổng lồ là 90cm, rộng 45 cm. Phần gót dài 20 cm, ngón cái dài... 20cm, ngón út: 15 cm.

-Nếu đây là dấu vết chân tự nhiên của người khổng lồ thì tại sao nó lại in trên đá?

-Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận định như sau: Đá trắng là loại không bình thường ở khu vực này. Vào thời xa xưa, địa chất nơi đây cấu tạo như một dung dịch xi-măng chưa đóng cứng nên người khổng lồ khi giẫm chân mới để lại dấu vết lõm sâu gót tới 3 cm. Cũng không loại trừ những người khổng lồ cổ có “công nghệ” đặc biệt làm mềm đá (?).

-Còn dấu chân nào khác ở khu vực đó nữa không?

-Ở một khoảng không xa lắm phát hiện thấy thêm một dấu chân người khổng lồ nữa. Chúng tôi cảm tưởng người khổng lồ có bước nhảy dài tới 11 mét.

-Trong giải phẫu có thể tính chiều cao, cân nặng dựa vào dấu vết chân được không?

-Giáo sư giải phẫu Ralic Talgatovic đã căn cứ vào dấu chân người khổng lồ mà tính toán được kết quả sau: người khổng lồ đó phải cân nặng từ 3,5 đến 5 tấn. Chiều cao từ 6,5 đến 10 mét. Đây là điều kỳ lạ nếu so với tầm vóc của chúng ta ngày nay (?!). Thế nhưng trái đất một thời từng đã sống những loài khủng long vĩ đại đó sao.

Ngón tay khổng lồ của người Ai Cập

Cho đến nay, bằng chứng có ảnh hưởng nhất về sự tồn tại của người khổng lồ là bộ hài cốt ngón tay dài 38 cm được Gregory Spörri, một doanh nhân người Thụy Sĩ, 56 tuổi, công bố năm 2012 trên trang web BILD.de của Đức. Ông tuyên bố đã nhìn thấy những ngón tay khổng lồ được ướp xác ở Ai Cập vào những năm 1980.

Ngón tay được cho là của người khổng lồ. (Ảnh chụp màn hình video YouMaker)

Ông ấy cho biết đã đi du lịch đến Ai Cập vào năm 1988. Vào ngày cuối cùng của chuyến đi, ông đã gặp một ông già tự nhận là kẻ trộm mộ tại Bir Hooker, cách Cairo 100 km về phía đông bắc. Ông già yêu cầu ông ta trả 300 đô la và cho ông ta xem một ngón tay khổng lồ.

Ông cũng mô tả rằng ngón tay được đặt trong một gói hình bầu dục và bốc ra mùi mốc. Sau khi mở ra, những chiếc móng bị hư hỏng vẫn còn hiện rõ, có vết mốc trên da bị rách. Ông cũng cho xem hai tài liệu từ những năm 1960 xác minh ngón tay người khổng lồ, một là phim chụp X-quang, hai là giấy thư giám định mà bác sĩ khẳng định đó là ngón tay người.

Ông già khẳng định không bán ngón tay của người khổng lồ, ông nói với Gregory Spörri rằng những món đồ mà gia đình ông lấy trộm được từ ngôi mộ đều có thể bán được, ngoại trừ ngón tay này. Cuối cùng, Gregory Spörri chỉ chụp một vài bức ảnh, một trong số đó là tờ tiền dài 15 cm đặt cạnh ngón tay để so sánh.

Gregory Spörri sau đó quay trở lại Ai Cập để tìm kiếm ông già và ngón tay người khổng lồ, nhưng tất cả đều đã biến mất.

Những bằng chứng khác về sự tồn tại của người khổng lồ

Ngoài dấu chân bạn nhìn thấy bên trên, còn có rất nhiều các ví dụ về bằng chứng vật lý về người khổng lồ. Một ví dụ như vậy là một mảnh xương đùi kèm khớp háng của một người khổng lồ mà khi đứng thẳng có thể cao đến 3,5m. Mảnh xương này đã nằm trong kho lưu trữ của trường y thuộc Đại học WITS, Johannesburg, Nam Phi từ đầu những năm 1960, sau khi được những người thợ mỏ phát hiện trong một mỏ tại phía bắc Namibia. Đây là một trong những mẫu vật hiếm có và quý giá nhất ngày nay, qua đó đã minh chứng rõ ràng cho sự tồn tại của chủng người khổng lồ ở Nam Phi hơn 40.000 năm trước.

Một ví dụ tuyệt vời khác về người khổng lồ là từ năm 1883, khi Smithsonian (một tổ chức chỉ huy bởi chính phủ/quân đội Hoa Kỳ) phái một đội khảo cổ đến Gò South Charleston. Báo cáo sau chuyến đi cho thấy đội khảo cổ này đã phát hiện được rất nhiều xương người khổng lồ từ 2,1 đến 2,9 m. Chúng được đeo các vòng tay nặng bằng đồng và các vật phẩm mang tính chất tôn giáo/văn hóa khác. Báo cũng nói rằng một trong số họ có hộp sọ “dạng đè nén hoặc đầu bẹt”. Những đặc điểm này cũng tương tự như trên các bộ xương ở Nam Mỹ và Ai Cập.

Một ví dụ khác có từ năm 1774, khi đó những người khai hoang ở Mỹ đã tìm thấy cái họ gọi là “Thị trấn Khổng lồ”, trong đó chứa một số bộ xương cỡ đại, một trong số đó là của một người đàn ông cao 2,4 m.

Ngoài các mảnh xương và tư liệu lịch sử về người khổng lồ từ thời kỳ cổ đại của chúng ta, điều đáng đề cập đến là có rất nhiều các công trình khổng lồ trên Trái đất mà hiện vẫn đang làm các nhà khảo cổ học và khoa học bối rối, những công trình chưa có lời giải về cách chúng được xây dựng, và ai là người tạo ra chúng.

Một ví dụ điển hình như vậy là đền thờ thung lũng Khafre, ở Ai Cập. Kiến trúc cốt lõi của nó đã được xây dựng hoàn toàn bằng những khối đá vôi khổng lồ, mỗi khối có chiều dài khoảng 5,4 m, chiều cao 3 m, và chiều rộng 2,4 m. Một số có kích cỡ lên đến 9m chiều dài, 3,6 m chiều rộng, và 3 m chiều cao. Với mỗi khối đá nặng hơn 200 tấn trong một công trình được tạo thành từ hàng trăm khối đá như vậy, thật khó có thể biết được những tòa kiến trúc này đã được xây dựng như thế nào, đặc biệt nếu bạn để ý đến tính chính xác trong cách sắp đặt và bố cục của những khối đá. Trong quá trình thi công, những khối đá này cần phải được nâng lên độ cao hơn 12 m.

Nhà khảo cổ học nổi tiếng Graham Hancock cho biết: “Hiện tại chỉ có hai cần trục trên thế giới có khả năng nâng hạ những khối lượng cỡ đại như vậy. Với trình độ hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ xây dựng, hai cần trục này đều là những cỗ máy lớn, công nghiệp hóa, với cần trục có thể kéo dài hơn 67 m trong không khí, và cần vật đối trọng lên đến 160 tấn để ngăn chúng không bị lật nghiêng. Thời gian chuẩn bị cho một lần cẩu là khoảng sáu tuần và cần đến một nhóm chuyên gia lên đến 20 người.”

Đề cập đến người khổng lồ và những công trình cổ đại không tưởng, chúng ta có thể lấp đầy cả một tòa nhà với hàng chồng tư liệu nghiên cứu và bằng chứng. Những thông tin trong bài viết này thậm chí còn không thể sánh được với một phần nhỏ kho tư liệu hiện nay, nó chỉ là một bài giới thiệu đơn thuần để gợi mở cho quý độ giả trước thực tế là có rất nhiều các thông tin đằng sau những hiện tượng này. Nếu bạn cảm thấy hứng thú, chính bạn có thể tự mình nghiên cứu đào sâu thêm để vén màn những bí ẩn đang ở đợi bạn ở phía trước.

Ngày nay, người có chiều cao đến 2 mét đã có thể được gọi là người khổng lồ. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Liên hợp quốc năm 1983, người nam cao nhất vào thời điểm đó là Makhnov người Belarus với chiều cao 2,85 mét; người nữ cao nhất là Allen của Hoa Kỳ với chiều cao 2,32 mét.

Nhưng không phải ai cũng tin rằng những văn vật cổ đại này có thể chứng minh sự tồn tại của người khổng lồ. Trên thực tế, nhiều người cho rằng đây chỉ là một câu chuyện hoang đường do người xưa dựng nên. Nhưng nếu người khổng lồ chỉ là một sự tưởng tượng của con người thì tại sao chúng ta lại thấy những dấu chân "siêu lớn" ở khắp nơi trên thế giới? Thậm chí cả vô vàn những dấu vết cho thấy sự tồn tại của họ? Và tại sao niên đại của những dấu chân này lại nằm ngoài nhận thức của chúng ta?

Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy rẫy các điều bí ẩn, với nhiều thông tin bị che giấu để bảo vệ tình trạng hiện tại và cái chúng ta vẫn tin là sự thật về bản thân và Trái đất. Nhận thức mới không nhất định phù hợp với quan niệm cố hữu của chúng ta. Vì vậy, trước những khám phá mới hết sức thực tại, chúng ta nên mở rộng thế giới quan của mình, buông xuống những định kiến và lý trí suy xét để tìm về lịch sử chân thật.

Lam Sơn
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Bí ẩn những dấu chân khổng lồ thách đố các nhà khoa học