Bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Vì sao 2000 năm qua không ai dám đột nhập? [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tuy nhiên, tất cả những văn vật trên đều là khai quật được ở ngoại vi của lăng mộ. Còn phần địa cung nơi chôn cất Tần Thuỷ Hoàng, mặc dù không ngừng có các học giả kiến nghị khai quật, nhưng đều bị chính quyền từ chối. Lý do tại sao?

Năm 1974, đội quân đất nung trong Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng được khai quật, đã gây chấn động thế giới và được mệnh danh là “Kỳ quan thứ 8 của thế giới.” Sau đó các nhà khảo cổ học còn phát hiện ra nhiều văn vật quý giá ở bên ngoài xung quanh Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng. Tuy nhiên, đã hơn 40 năm trôi qua, nhưng không ai dám đào xuống địa cung của Lăng Tần, rốt cuộc nguyên nhân là gì?

Tần Thuỷ Hoàng Doanh Chính (259 - 210 TCN) là một bậc hùng tài đại lược, ông đã chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc kéo dài hàng trăm năm, thống nhất thiên hạ, lập ra chế độ hoàng quyền đầu tiên trên mảnh đất Thần châu. Vào thời của ông, đã có nhiều thứ lần đầu tiên được thiết lập trong lịch sử, ông cũng xây dựng vô số công trình lớn, xứng đáng là “thiên cổ nhất đế.”

Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng nằm ở phía bắc chân núi Ly Sơn ở Tây An, Thiểm Tây; được xây dựng trong 39 năm. Lăng mộ được chia làm 2 phần nội thành và ngoại thành với diện tích lên đến 56,25 km2, tương đương với 78 lần diện tích của Tử Cấm Thành.

Ngoài các hầm xe ngựa bằng đồng và đội quân đất nung nổi tiếng ra, còn có hầm thú quý hiếm, hầm chuồng ngựa, hầm hiến tế người, hầm áo giáp bằng đá,... Trong mấy thập niên qua, trong quá trình khảo cổ Lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng đã khai quật được hơn 100.000 văn vật. Mới đây, các nhà khảo cổ đã khai quật được một con lạc đà vàng trong hầm mộ số 1 của lăng mộ này, nó được chế tác vô cùng tinh xảo.

“秦始皇陵”地宫为何无人敢挖?原来内藏玄机
Tần Thủy Hoàng là vị quân vương đầu tiên dùng tước hiệu "Hoàng đế" trong lịch sử Trung Quốc. (Nguồn ảnh: Khán Trung Quốc)

Tuy nhiên, tất cả những văn vật trên đều là khai quật được ở ngoại vi của lăng mộ. Còn phần địa cung nơi chôn cất Tần Thuỷ Hoàng, mặc dù không ngừng có các học giả kiến nghị khai quật, nhưng đều bị chính quyền từ chối. Lý do tại sao?

Gò đất cực kỳ kiên cố

Đất bao phủ quan lăng mộ là hỗn hợp của tro trắng, đất cát, hoàng thổ hợp thành rồi thêm vào gạo nếp và đinh sắt, không sợ gió táp mưa sa, cực kỳ kiên cố. Người ta kể rằng có kẻ trộm mộ dùng đục khoét xuống chỉ thấy một lỗ trắng, dùng thuốc nổ cũng không nổ được. Gò đất bao bọc lăng mộ khổng lồ có hình như một cái đấu lật úp, cao 76 mét, dài và rộng mỗi chiều khoảng 350 mét, một gò đất như vậy là có quy mô cực kỳ lớn. Nếu dùng máy móc rất lớn để khai quật, thì chắc chắn nó sẽ phá huỷ những thứ bên trong, cái thu được chẳng bù cho cái mất.

Không thể nào bảo tồn các văn vật được khai quật

Việc khai quật địa cung lăng Tần sẽ là một công trình cực kỳ to lớn, công việc khai quật không chỉ tốn nhiều thời gian và công sức, mà còn không thể bảo đảm rằng các văn vật quý giá sẽ được mang ra một cách nguyên vẹn, việc khai quật đội quân đất nung trước đây đã để lại một bài học. Do kỹ thuật bảo quản văn vật khai quật thời đó rất thấp, nên đội quân đất nung đầy màu sắc ban đầu chẳng bao lâu đã bị phong hoá và trở thành màu đất như chúng ta thấy ngày nay.

Hàm lượng thuỷ ngân rất cao

“Sử ký - Tần Thuỷ Hoàng bản kỷ" ghi chép rằng: “Đào ba con suối, ở dưới đổ đồng nung và đưa quách vào, đem những đồ quý báu của các cung điện, của trăm quan xuống cất đầy ở dưới. Lại sai thợ làm máy bắn tên hễ có ai đào đến gần thì bắn ra. Lấy thủy ngân làm một trăm con sông và biển lớn, các máy móc làm cho nước sông và biển chảy vào nhau, trên có đủ thiên văn, dưới có đủ địa lý.”

Được biết, Mộ Tần Thuỷ Hoàng đã được rót vào một lượng lớn thuỷ ngân và thiết lập nhiều máy móc để chống ăn mòn và chống trộm. Theo các chuyên gia, hàm lượng thuỷ ngân trong địa cung có thể lên tới hơn 100 tấn, thuỷ ngân không chỉ dùng để tạo sông biển, mà lượng khí độc khổng lồ mà nó sản sinh ra còn có thể ngăn chặn kẻ trộm đột nhập vào lăng mộ.

Xian-Terrakotta-Armee-42-2012-gje.jpg
Ảnh: Wikipedia/CC BY-SA 3.0

Máy móc chằng chịt

Ngoài thuỷ ngân với độc tính cao ra, thì địa cung của mộ Tần Thuỷ Hoàng còn có hệ thống máy móc chằng chịt. Người ta kể rằng, tuyến phòng thủ đầu tiên là cát lún, khi kẻ trộm bước vào lăng mộ, kẻ đó sẽ bị cát lún chôn vùi. Ngoài ra, trong ngoài cổng của địa cung, cửa thông đạo đều được bài bố những chiếc nỏ, khi chạm vào nỏ sẽ tự động bắn ra. Một loại nỏ được được khai quật trong hầm của đội quân đất nung có tầm bắn 831,6 mét và có sức căng hơn 334 kg.

Tần Thuỷ Hoàng là một nhân vật huyền thoại, và địa cung nơi chôn cất ông cũng chứa đầy bí ẩn. Người ta truyền miệng rằng có “lời nguyền của đội quân đất nung" và “Tháp quỷ chín tầng”, nhưng đó vẫn là những lời đồn đại. Ngoài ra còn có tin đồn lưu truyền rằng Tần Thuỷ Hoàng vẫn còn sống sau khi uống thuốc trường sinh. Điều đó liệu có có đúng không? Hãy để thời gian chứng minh hết thảy những điều đó.

Lam Sơn
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Bí ẩn lăng mộ Tần Thủy Hoàng: Vì sao 2000 năm qua không ai dám đột nhập? [Radio]