Bí ẩn: Cách mạng Văn hóa bức hại chết, chuyển sinh phục thù [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Xã  Bình Dương, huyện tự trị dân tộc Động Thông Đạo, Hồ Nam là một địa danh đặc thù, những người nhớ rõ tiền kiếp của mình rất nhiều, đi đâu cũng gặp, rất nhiều trong số họ là người lớn, họ được gọi là “người tái sinh”.

Xã Bình Dương nằm cuối phía nam huyện Thông Đạo, ở chỗ giao giới của hai tỉnh Hồ Nam, Quảng Tây, do đường xá khó đi nên người dân rất ít tiếp xúc với bên ngoài. Văn hóa cổ truyền của người dân tộc Động được bảo tồn rất thâm hậu, người dân thuần phác. Tập quán không nhặt của rơi trên đường, tối không đóng cửa vẫn duy trì cho tới ngày nay. Mọi nhà đều thấm đẫm tình thân, đi lại giao du mật thiết, tin cậy lẫn nhau, rất hiếm khi hoài nghi. Người đã qua đây đều có cảm nhận rằng đó là chốn Đào Nguyên nằm ngoài thế tục.

Năm 2008, Trạm trưởng Trạm Văn hóa xã Bình Dương Dương Thịnh Ngọc khai trương triển lãm văn hóa, giới thiệu 9 câu chuyện về người tái sinh, mỗi câu chuyện đều có tên tuổi đầy đủ, rất chân thực. Những câu chuyện này lan truyền trên mạng với tốc độ lớn.

Trạm trưởng Văn hóa Bình Dương Dương Thịnh Ngọc (Ảnh chụp từ clip)

Đầu năm 2009, trang mạng Hoài Hoa, một trang web thông tấn địa phương, nghe tin liền phái ký giả tới điều tra. Vị Bí thư Đảng ủy xã Bình Dương giới thiệu rằng: “Chúng tôi mặc dù không thể từ góc độ khoa học mà khảo cứu được, nhưng hiện tượng văn hóa đặc biệt này là hết sức phổ biến ở đây, xã Bình Dương có hơn 7800 nhân khẩu, căn cứ vào số liệu điều tra thống kê thì có đến 100 vị là người tái sinh”.

Tiếp đó ký giả nhờ người dân chỉ dẫn, đến phỏng vấn hai gia đình có người tái sinh, chứng thực được hai trường hợp chuyển sinh, một trường hợp là lợn chuyển sinh thành người, và một trường hợp là một phụ nữ trung tuổi tên Thạch Sảng Nhân là người tái sinh.

Câu chuyện lợn chuyển sinh thành người

Ký giả đến phỏng vấn “người tái sinh” là cậu bé họ Ngô, mẹ là Lục Cư Đào. Bà nói, khi con bà hơn một tuổi thì cậu nói với bà rằng cậu là lợn, nhưng bà cũng không để ý. Đến khi cậu lên 2, 3 tuổi, mỗi khi thấy người hái rau cho lợn, cậu nhắc nhở rằng rau này đắng lắm, rau kia thì cay, nhiều rau quá nuốt không trôi….

Hơn nữa, cứ nhìn thấy ông đồ tể của thôn thì cậu rất sợ hãi, mỗi lần thấy ông là cậu chạy thục mạng về nhà. Lâu dần, người trong thôn thấy đây là việc kỳ lạ, nên thử hỏi cậu bé nguyên nhân. Cậu trả lời rằng, kiếp trước cậu là con lợn trắng được ông ngoại nuôi. Có một ngày, ông đồ tể dắt mối người tới mua lợn, thấy nguy, lợn liều mạng chạy ra ngoài, một mạch ra phía núi sau nhà, nhưng vẫn bị đồ tể cùng người khác tóm được khiêng về nhà làm thịt.

Câu chuyện lợn trắng chuyển sinh thành người rất nhanh được truyền ra. Từ đó, người ta gọi đùa cậu bé là “lợn con”. Còn ông đồ tể cũng thề từ nay không sát sinh.

Câu chuyện Thạch Sảng Nhân

Sinh năm 1962, Thạch Sảng Nhân thuộc về số ít người tự nguyện kể về tiền kiếp của mình.

Theo hồi ức của mẹ bà, lúc bà hai ba tuổi, bà nói tên bà là Diêu Gia An, sinh đôi một nam một nữ, nam tên Ngô Xuân, nữ tên Ngô Mai. Đối diện ký giả phỏng vấn, bà không hề né tránh.

Bà nói : Kiếp trước chẳng sống bao lâu, chỉ 24 tuổi là qua đời, bị sốt cao trong ba ngày rồi mất.

Ký giả : Kiếp trước bà ở đâu?

Bà nói : Tôi ở đằng kia, ở Huyện Khê.

Ký giả : Bà biết về tiền kiếp của mình khi nào?

Bà nói : Lúc còn nhỏ, lúc có thể leo cầu thang, tôi có cảm giác đó, nhưng cũng không biết đó là tiền kiếp.

Ký giả: Bà có nhớ những người thân trước đây không?

Bà: Nhớ chứ, lúc 11 tuổi tôi có đi gặp họ, họ đều thấy rằng tôi rất giống người ngày trước, từ đó chúng tôi thường qua lại.

Bấy giờ, Ngô Mai nhiều tuổi hơn Thạch Sảng Nhân 4 tuổi mà cứ gọi bà là “Mẹ”. Khi Ngô Mai gả chồng, Ngô Xuân lấy vợ bà đều lấy thân phận là mẫu thân mà chuẩn bị lễ.

Không như người dân tộc Động ở đây, bà nói tiếng Hán rất lưu loát, bà cho là do Diêu Gia An là nữ nhân người Hán, nên mang ngôn ngữ đó đến kiếp này. Bà kiếp này cũng thường bị sốt cao, từng bị sốt cao hôn mê tưởng chết hơn 20 lần, nhưng sau đó lại hồi lại .

Có lẽ do trải qua nhiều phen cận tử, mà cuộc sống sau này tương đối thông thuận, bà không những nguyện ý trả lời ký giả, mà còn chia sẻ những sự việc và các giá trị quan của mình. Bà cho rằng, trong Trời Đất này có tồn tại một loại năng lượng thần bí, mà bà đã tự mình nghiên cứu sự tồn tại của nó. Trong một lần phỏng vấn năm 2016, bà nói với ký giả rằng: “Mỗi người đều có tiền kiếp, chỉ là bạn đã làm mất ký ức của mình”.

Sau khi thông tấn Hoài Hoa đăng tin, hiện tượng “người tái sinh” ở thôn Bình Dương đã vượt ra ngoài địa phận, được đại chúng quan tâm. Chúng ta không thể không đặt câu hỏi, chính quyền sở tại sẽ đối đãi hiện tượng này như thế nào? Hiển nhiên nó hoàn toàn không phù hợp với thuyết vô Thần.

Năm 2015 “Tân Kinh báo” phỏng vấn một vị quan chức ở đó, nội dung được đăng ngày 16 tháng 6 với tiêu đề “Dân tộc Động ở Hồ Nam có hơn trăm người tự xưng chuyển thế tái sinh mang sẵn ký ức tiền kiếp”. Lúc đó Chủ tịch huyện Triệu Húc nói với ký giả rằng, năm 2011, các chuyên gia Viện Xã hội học Trung Quốc đã tới huyện Thông Đạo để nghiên cứu hiện tượng “người tái sinh” ở thôn Bình Dương, và kết luận “Khẳng định việc tồn tại của người tái sinh, nhưng không tìm thấy chứng cứ khoa học”. Một vị quan chức Phòng Tuyên truyền tên Hồ Ích Long nói rằng, ông hoan nghênh báo giới đưa tin thực sự cầu thị, nhưng với các câu hỏi về người tái sinh thì có chỗ bất đồng. Ông lấy ví dụ, năm 2013, có nhà báo ở Giang Tô đưa tin kết luận rằng: “Hiện tượng người tái sinh ở Bình Dương thực tế là do quan chức ở Thông Đạo và dân chúng bịa ra, gọi là “nói dối tập thể”. Ông nói: “Chúng tôi đang chuẩn bị khởi tố họ, truy cứu trách nhiệm đưa tin giả”.

Báo cáo khảo sát của các chuyên gia Viên Khoa học Xã hội (Ảnh chụp từ clip)

Vậy cũng nói, tuy nhất thời chưa tìm ra bằng chứng khoa học, nhưng chính quyền địa phương cũng không quy hiện tượng người tái sinh vào phạm trù mê tín phong kiến hoặc tà giáo. Ở thể chế này, những quan chức như vậy cũng không nhiều.

Thế còn giới học thuật thì đối đãi với hiện tượng này như thế nào đây ?

Trang văn hóa của tờ “Tân Kinh báo” vào năm 2015 có đăng rằng, giáo sư đại học quốc gia Hoàng Tấn Tăng đã từng dùng máy dò nói dối để khảo sát độ tin cậy của việc người tái sinh này.

Hoàng Tấn nói: “Để tôn trọng cách thức của người địa phương, chúng tôi chọn thời điểm buổi tối “Âm khí thịnh" để tiến hành trắc nghiệm”. Ký giả quan sát biểu đồ dưới ánh đèn vàng, GS Hoàng Tấn tiến hành thôi miên một người tái sinh, người thanh niên này chưa đầy 5 phút đã chìm vào giấc ngủ, ông bắt đầu hỏi, còn người tái sinh dùng ngôn ngữ dân tộc Động trả lời.

Hoàng Tấn nói, máy dò nói dối cho thấy lời của người tái sinh không phải nói dối.

Một vị học giả khác là Lý Thường Trân trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến 2016 đã phỏng vấn hơn 100 vị tái sinh, sau đó tập hợp ghi chép chỉnh lý thành sách “Người tái sinh Bình Dương tái sinh nhân: Hồ sơ 100 người dân tộc Động đầu thai chuyển thế”. Trong đó, ngoài những ghi chép chi tiết xác thực, còn có 400 bức ảnh sưu tầm làm bằng chứng. Chúng tôi lấy một câu chuyện ra kể cho mọi người.

Cách mạng Văn hóa bức hại chết, chuyển sinh phục thù

Trên bức ảnh vị cô nương xinh đẹp này là Ngô Vĩnh Nga, sinh năm 1973 ở xã Bình Dương thôn Tam Bàn, lúc sinh ra trên vai phải có một vết sẹo rất rõ. Hơn hai tuổi, có một ngày cô nói nhà của cô ở Quảng Tây, thôn Địa Linh, và cứ nằng nặc đòi mẹ đưa đi. Cuối cùng, mẹ cô đành phải chấp thuận. Thôn Địa Linh cũng là một thôn người dân tộc Động. Đến đó Vĩnh Nga vẫn nhận ra được nhiều người lớn trong thôn, và nói với họ mình là Ngũ Phong Cầm, là người nam ngồi hàng trước ở giữa trong tấm ảnh. Được thôn dân giúp đỡ, hai mẹ con tìm thấy người con trai của Ngũ Phong Cầm là Ngũ Vân Tụ. Ngũ Vân Tụ thấy cha chuyển sinh đến thăm, vừa mừng vừa tủi, tối đó cậu kể với mẹ của Vĩnh Nga chuyện cha mẹ cậu gặp nạn ở thời đầu cách mạng văn hóa.

người tái sinh
Ảnh trên là Ngô Vĩnh Nga, ngay từ 2 tuổi đã nhớ kiếp trước cô là người đàn ông tên là Ngô Vĩnh Cầm (Ảnh chụp từ clip)

Ngũ Phong Cầm sinh năm 1901, là Trưởng thôn Địa Linh thời kỳ Dân Quốc, cũng là một thầy thuốc, gia cảnh khá giả, ông là thân sĩ của thôn. Ông và vợ Lương Thị Dục có 2 con, một nam một nữ, con trai Ngũ Vân Tụ học trung học ở xa, con gái ở nhà. Nhiều người già thôn Địa Linh đều nói Ngũ Phong Cầm là người chính trực.

Năm 1966, Cách mạng Văn hóa bùng nổ. Năm 1967, do từng là thân sĩ nên Ngũ Phong Cầm bị đấu tố. Tại buổi đấu tố đó, một phần tử tích cực vung liềm cắt tai phải của ông, do dùng lực quá mạnh, nên mũi liềm đâm sâu vào vai phải, đó là vết sẹo lúc sinh ra trên vai của Ngô Vĩnh Nga.

Trở về, ông trốn đi ngay trong đêm. Đầu tiên trốn dưới gầm cầu, sau đó trốn vào trong núi, nấp trên một cây cổ thụ. Vợ ông Lương Thị Dục hàng ngày mạo hiểm đưa cơm cho ông. Một ngày, sau khi về nhà, bà bị lôi đi tra khảo, vì cự tuyệt giao chồng ra nên bà bị bắn chết.

Ngũ Phong Cầm trốn trên cây không có người đưa cơm, đành về tự thú, kết quả là bị trói quặt tay, giải ra ruộng bậc thang xử bắn.

Ngũ Phong Cầm, là người nam ngồi hàng trước ở giữa trong tấm ảnh. (Ảnh chụp từ clip)

Tham dự tích cực vào tội ác này là một người họ Ngô, người bắn ông cũng là anh ta.

Sau đó Vĩnh Nga hồi ức kể rằng, cô nhìn thấy thi thể mình bị mai táng xong, rất nhanh sau đó tìm được vong hồn của vợ mình là Lương Thị Dục chết trước đó ba ngày. Hai vong hồn này bay lên cây cao nhất ở cổng làng tá túc ở đó. Vợ chồng bàn luận xem kiếp tới thì đầu thai thế nào. Ngũ Phong Cầm nói: “Nơi này người không tốt, tôi muốn tới nơi xa, mà làm nam giới thì trách nhiệm nặng nề, xảy ra chuyện lại bị lôi ra đánh, nên tôi muốn kiếp sau là nữ nhân”.

Nhưng bà Lương lại nói: “Tôi không đi nơi khác, tôi ở nơi này đầu thai thành nam giới, để báo thù!”

Sau đó hai người theo nguyện của mình mà đầu thai.

Ngô Vĩnh Nga lúc 3 tuổi chơi ven đường, có một người từ thôn Địa Linh tới nhặt củi bị cô nhận ra, chính là người họ Ngô năm nào đã bắn Ngô Phong Cầm. Cô liền bốc hỏa phẫn nộ, hét to đằng sau: “Ta là Ngũ Phong Cầm, chính ngươi đã giết ta!”.

Người kia nghe xong cả kinh thất sắc, về nhà sau đó tinh thần thất thường, qua vài năm thì chết.

Còn người vợ Lương Thị Dục thì đầu thai làm một cậu bé ở trong thôn, tên gọi Ngô Vĩ Chúng. cậu hai tuổi đã nói về tiền kiếp. Có một ngày, cậu cùng mẹ ngẫu nhiên đi qua một hộ trong thôn, có một ông đang mài đao trước cửa. Cậu nhận ra đây chính là hung thủ đã sát hại Lương Thị Dục. Cậu bước vọt lên trước, không hề sợ hãi nhìn chằm chằm vào người kia nói lớn: “Chính ngươi đã giết ta! Ta chính là Lương Thị Dục!”.

Cậu cứ nhìn chằm chằm vào đối phương mà lặp đi lặp lại câu ấy. Kẻ mài đao kia lập tức hiểu ra, sợ run mặt trắng bệch, đứng dậy rời đi, nhưng cậu bé Ngô Vĩ Chúng không tha, cứ theo sau mà nói to. Về sau người đó tinh thần thất thường rồi bị điên, sau vài năm thì chết thảm.

Đôi vợ chồng người bị hại này, chuyển thế báo thù, cũng là chuyện kỳ lạ xưa nay hiếm.

Thái Bình
Theo Epochtimes



BÀI CHỌN LỌC

Bí ẩn: Cách mạng Văn hóa bức hại chết, chuyển sinh phục thù [Radio]