Người nông dân quan sát thiên tượng bằng mắt thường, dự đoán chính xác trận động đất

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hai ngày trước khi trận động đất ở Tứ Xuyên xảy ra vào năm 2008, người nông dân Triệu Hồng Bành từng dự đoán với dân làng rằng một trận động đất lớn sẽ xảy ra ở Trung Quốc. Điều đáng ngạc nhiên là "chuyên gia" dự báo động đất này chỉ mới học tiểu học được vài năm, cũng không có bất kỳ thiết bị gì, chỉ dựa vào đôi mắt trần và 30 năm kinh nghiệm quan sát Thiên tượng.

Theo tờ "Tam tấn đô thị báo" của truyền thông Trung Quốc đại lục, vào lúc 19:11 ngày 28 tháng 3 năm 2009, một trận động đất mạnh 4,2 độ Richter đã xảy ra tại thành phố Nguyên Bình (Yuanping) thuộc địa cấp thị Hãn Châu (Xinzhou), tỉnh Sơn Tây.

Vào thời điểm đó, Triệu Hồng Bành (Zhao Hongpeng), một nông dân 57 tuổi ở huyện Phần Tây (Fenxi), tỉnh Sơn Tây, đã đưa ra dự đoán chính xác về trận động đất. Và hai ngày trước khi trận động đất "12-5" ở Vấn Xuyên năm 2008 xảy ra, ông cũng đã dự đoán với dân làng rằng: Trung Quốc sẽ xảy ra một trận động đất lớn, nhưng không rõ địa điểm.

Điều đáng ngạc nhiên là "chuyên gia" dự báo động đất này chỉ mới học tiểu học được vài năm, cũng không có bất kỳ thiết bị gì, chỉ dựa vào đôi mắt trần và 30 năm kinh nghiệm quan sát Thiên tượng.

Triệu Hồng Bành chỉ dựa vào đôi mắt trần và 30 năm kinh nghiệm quan sát Thiên tượng. (Internet)
Triệu Hồng Bành chỉ dựa vào đôi mắt trần và 30 năm kinh nghiệm quan sát Thiên tượng. (Internet)

Vậy kinh nghiệm của ông đến từ đâu? Theo Triệu Hồng Bành, ông luôn mang theo mình một cuốn sổ da mềm, trên đó ghi nhớ chi chít những ngạn ngữ cổ về khí tượng mà ông thu thập được trong nhiều năm qua. Chẳng hạn như: Tháng tám thập ngũ vân cái nguyệt, đại niên sơ nhất hạ đại tuyết (ngày 15 tháng 8, mây che mặt trăng, mùng Một đầu năm có tuyết rơi dày)... Trong đó, ông còn vẽ hình mặt trời, đám mây mà ông quan sát được, và niềm vui sau khi dự đoán được kiểm chứng. Ông cho biết: Nhiều năm qua, tôi quan sát và thực hành so sánh thì biết vụ hè năm nay bội thu, vụ thu không có thu hoạch, quả đúng như vậy.

Phóng viên hỏi: Ông có nghĩ rằng kỹ thuật quan sát thiên tượng bằng mắt thường của mình có tính khoa học không?

Ông Triệu nói: Khẳng định là có. Tôi không có trình độ văn hóa, nhưng tôi biết rằng sự chuyển động của các thiên thể là có tính chu kỳ, bởi vậy thời tiết biến hóa nhất định cũng là có quy luật. Có ghi chép về việc trong lịch sử đã có cổ nhân xem Thiên tượng an bài vụ mùa, vào năm 2004 tại thị trấn Đào Tự (Taosi) huyện Tương Phần (Xiangfen) phát hiện một đài quan sát khí tượng cổ đại cách đây hơn 4.000 năm, tôi đặc biệt chạy đến xem. Từ hiện trường này mà quan sát, có thể thấy các phương pháp mà người xưa và tôi sử dụng về cơ bản là giống nhau. Cổ nhân nói: 'Tam thập niên Hà Đông, tam thập niên Hà Tây'. Tôi cho rằng câu này không chỉ nói về con người, mà còn nói về tự nhiên. Lại ví dụ như, người ta thường nói: 'Nhất niên chi kế tại ư xuân' (Kế sách một năm khởi đầu từ mùa xuân). Tôi lấy cảm hứng từ câu này và sử dụng nó để quan sát thiên tượng. Hiện tại cứ trước rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm, tôi đều làm dự báo thời tiết trong một năm, nói chung là kết quả không sai.

Câu chuyện của Triệu Hồng Bành đã được đăng tải trên nhiều tờ báo. (Internet)
Câu chuyện của Triệu Hồng Bành đã được đăng tải trên nhiều tờ báo. (Internet)

Có thể thấy rằng, cổ nhân xem thiên tượng để đoán sự việc chốn nhân gian cũng không phải là chuyện hư ảo, đích thực là có đạo lý của nó. Triệu Hồng Bành mặc dù chỉ học qua mấy năm tiểu học, nhưng ông đã quan sát, thực tiễn, so sánh và ghi chép lại các ngạn ngữ cổ về khí tượng cũng như cách quan sát thiên tượng của cổ nhân, cuối cùng đã tìm ra con đường tự học quan sát các hiện tượng thiên văn bằng mắt thường.

Cổ nhân tôn kính Trời, thuận theo tự nhiên

Về việc cổ nhân quan sát thiên tượng, trong sách "Thượng thư - Nghiêu điển" có ghi chép lại một sự việc của vua Nghiêu như sau:

“Thế là vua Nghiêu lệnh cho Hy thị, Hòa thị tôn kính thuận theo Trời, quan sát sự vận hành của mặt trời, mặt trăng và tinh tú, tính toán ra lịch pháp, thận trọng dạy bảo bách tính cày cấy trồng trọt theo mùa.

Vua lệnh cho Hy Trọng trú tại Dương Cốc ở phương đông, hàng ngày cung kính nghênh đón mặt trời mọc, quan sát rõ và sắp đặt sản xuất canh nông vào mùa xuân. Ngày Xuân Phân, ngày và đêm dài bằng nhau, lúc hoàng hôn, sao Thiên Điểu xuất hiện ở trên không trung hướng chính nam, lúc này định làm tháng thứ 2 của mùa xuân. Lúc này nông dân đều phân tán ở ruộng đồng cày cấy, chim thú cũng bắt đầu giao phối sinh sôi nảy nở.

Lúc này nông dân đều phân tán ở ruộng đồng cày cấy, chim thú cũng bắt đầu giao phối sinh sôi nảy nở. 
Ảnh minh họa.

Vua lệnh cho Hy Thúc cư trú tại Giao Chỉ ở phương nam, quan sát rõ và đặt ra nông sự mùa hạ, cung kính chủ trì tế tự mùa hạ. Ngày Hạ Chí là ngày mà ban ngày dài nhất, lúc hoàng hôn, sao Hỏa xuất hiện ở không trung hướng nam, lúc này đặt làm tháng thứ 2 của mùa hạ. Thời gian này, nông dân tiếp tục làm việc trên cánh đồng, lông vũ lông mao của chim thú cũng lưa thưa vì rụng.

Vua lại lệnh cho Hòa Trọng cư trú tại Muội Cốc ở phương tây, cung kính tiễn đưa mặt trời lặn lúc chiều tà, quan sát rõ và sắp đặt việc thu hoạch mùa thu. Ngày Thu Phân, ngày và đêm dài bằng nhau, sao Hư xuất hiện ở không trung, lấy đó để xác định tháng thứ 2 của mùa thu. Lúc này, nông dân yên lành vui vẻ, lông mao lông vũ của loài chim thú đã mọc mới, cũng rất dễ chịu và đẹp.

Vua lại lệnh cho Hòa Thúc cư trú tại U Đô ở phía bắc, phân biệt và quan sát thời khắc mặt trời vận hành về phía bắc. Ngày Đông Chí là ngày có ban ngày ngắn nhất, lúc hoàng hôn, sao Mão xuất hiện ở phương Bắc, lấy đó để xác định tháng thứ 2 của mùa Đông. Lúc này, mọi người ở trong nhà, ít ra ngoài, chim thú cũng mọc lông tơ vừa dày vừa mềm.

Vua Nghiêu nói: “Này các khanh Hy thị và Hòa thị, một năm có 365 ngày, các khanh phải dùng biện pháp tháng nhuận để hiệu chỉnh tiết hậu tứ thời cấu thành một năm. Dùng nó để định rõ chức phận bá quan, các loại sự tình cũng sẽ được thực hiện tốt”.

Vua Nghiêu nói: “Này các khanh Hy thị và Hòa thị, một năm có 365 ngày, các khanh phải dùng biện pháp tháng nhuận để hiệu chỉnh tiết hậu tứ thời cấu thành một năm."
Vua Nghiêu nói: “Này các khanh Hy thị và Hòa thị, một năm có 365 ngày, các khanh phải dùng biện pháp tháng nhuận để hiệu chỉnh tiết hậu tứ thời cấu thành một năm." (Miền công cộng)

Đoạn ghi chép này khá dài, cũng rất chi tiết. Vua Nghiêu lệnh cho Hy Trọng, Hy Thúc, Hòa Trọng, Hòa Thúc đến cư trú ở bốn phương đông nam tây bắc, xác định rõ chi tiết sự thay đổi dài ngắn của ngày và đêm các tiết Xuân Phân, Hạ Chí, Thu Phân và Đông Chí, xác định vị trí cụ thể của các ngôi sao và sự thay đổi của chim thú, sự thay đổi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người. Vua Nghiêu yêu cầu họ quan sát sự thay đổi và vận hành của mặt trời, mặt trăng và các vì sao để xác định Tứ chính: Trọng Xuân, Trọng Hạ, Trọng Thu và Trọng Đông, tính toàn lịch pháp, dạy người dân canh tác nông vụ theo khí tiết, thiên thời. Vua Nghiêu tôn kính và thuận theo Thượng Thiên, hàng ngày cung kính nghênh đón mặt trời mọc, cung kính tiễn mặt trời lặn, cung kính thực hiện những việc tế tự. Vua Nghiêu vận dụng biện pháp dùng tháng nhuận để hiệu chỉnh thời lệnh thiên thời của một năm bốn mùa.

Sách "Sử ký - Thiên quan thư" còn có ghi chép tường tận: Ngụy Tiên đời Hán đã tổng kết phương pháp bói hướng gió vào ngày mồng một tháng Giêng âm lịch và ngày hôm sau.

Gió từ phương nam đến, đại hạn; Từ Tây Nam đến, hạn nhỏ; Từ phương tây đến, có chiến tranh; Từ Tây Bắc đến, đậu nành chín, có mưa nhỏ, sắp phát sinh chiến tranh; Từ phương bắc đến, mùa màng có thu hoạch trung bình; Từ Đông Bắc đến, mùa màng có thu hoạch cao; Từ phương đông đến, có đại hồng thủy; Từ Đông Nam đến, nhân dân có ôn dịch, mùa màng không tốt...

Cổ nhân cho rằng, có thể thuận theo thiên thời liền có thể thành tựu công lao sự nghiệp. Làm bậc đế vương, cần phải thuận theo thiên thượng, thuận theo thời gian trình tự của tự nhiên. Bởi thượng thiên đáp lại con người, còn nhanh hơn so với hình ảnh và âm thanh.

Làm bậc đế vương, cần phải thuận theo thiên thượng, thuận theo thời gian trình tự của tự nhiên. Bởi thượng thiên đáp lại con người, còn nhanh hơn so với hình ảnh và âm thanh.
Làm bậc đế vương, cần phải thuận theo thiên thượng, thuận theo thời gian trình tự của tự nhiên. Bởi thượng thiên đáp lại con người, còn nhanh hơn so với hình ảnh và âm thanh. (Epoch Times)

Sách “Trung dung” viết: “Thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị Đạo, tu Đạo chi vị giáo”, ý nghĩa là: Mệnh Trời chính là bản tính con người, tuân theo bản tính tự nhiên của con người chính là Đạo, dùng Đạo Trời để quy phạm ước thúc hành vi, lời nói, cử chỉ của con người chính là giáo dục. Nhân tính kế thừa từ Trời, vốn đồng hóa với Đạo Trời. Đạo Trời hưng thịnh trường tồn, nếu con người có thể lúc nào cũng giữ được bản tính tự nhiên đồng hóa với Trời, không sai lệch, thì có thể hưng thịnh, yên vui trường tồn cùng Trời Đất.

Có thể thấy rằng cổ nhân biết rõ Thiên địa vạn vật bắt nguồn từ Âm Dương Ngũ Hành, nó biến hóa phát triển, có mối liên hệ cực kì thâm ảo. Mà lấy quốc gia xã hội làm chủ nhân đạo, cũng có quan hệ mật thiết với thiên đạo, địa đạo. Trên trời biến dị, có thể làm trên mặt đất phát sinh một sự kiện nào đó; Một phương diện khác, lại cho rằng có tình huống nào đó trên mặt đất thì cũng có thể làm trên trời phát sinh biến dị. Vì vậy, sự sắp đặt việc canh nông, các hoạt động sinh hoạt của bách tính và chức phận của bá quan đều phải tuân theo tiết khí bốn mùa. Tiết khí bốn mùa chính thì tất cả chính, tiết khí bốn mùa không chính thì hết thảy mọi thứ trong xã hội nhân loại đều hỗn loạn.

Vua quan ở giữa trời đất, thì việc quan trọng nhất chính là nghe và biết Đạo Trời, sau đó nghiêm khắc tu trì bản thân theo tiêu chuẩn của Đạo Trời, rồi lại chiểu theo Đạo Trời, cũng là bản tính tự nhiên của con người để giáo hóa muôn dân trong thiên hạ. Hết thảy những việc làm của người xưa đều là trước tiên quan sát trời đất, sau là định ra việc của con người. Hết thảy những điển chương, chế độ, quy phạm đạo đức, chuẩn mực hành vi và lễ nghi của xã hội nhân loại đều là người xưa căn cứ vào thiên thời địa lợi mà chế định ra. Thời xưa, hết thảy hành vi cử chỉ của con người đều coi trọng thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đây chính là vũ trụ quan "Thiên nhân hợp nhất" của tổ tiên chúng ta.

Thật tiếc là trong thời hiện đại, những nét văn hóa truyền thống chân chính này đã ngày càng suy thoái, bị thay thế bằng khoa học hiện đại và khoa học thực chứng, cho rằng đồ vật sờ không được, nhìn không thấy thì không thừa nhận, còn chụp lên cái mũ "mê tín". Nhưng hôm nay nó lại được một người nông dân ít học, thông qua mấy chục năm kinh nghiệm của mình mà chứng thực ra. Điều này chẳng phải khiến các nhà khoa học hiện đại phải suy nghĩ lại sao?

An Nhiên
Theo secretchina.com



BÀI CHỌN LỌC

Người nông dân quan sát thiên tượng bằng mắt thường, dự đoán chính xác trận động đất