Bài học lịch sử từ sự diệt vong của Vương quốc Babylon hùng mạnh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vương quốc Babylon hùng mạnh vô song một thời không ngờ lại bị diệt vong một cách ly kỳ trong một ngày. Lịch sử này đã để lại một bài học sâu sắc.

Babylon cổ đại được công nhận là một trong "bốn nền văn minh cổ đại". Lịch sử của nó có thể truy ngược về hơn bốn nghìn năm, thậm chí 5 nghìn năm trước, nền văn hóa của nó có ảnh hưởng rất lớn trong lịch sử. Babylon nằm ở vùng đồng bằng Lưỡng Hà (Mesopotamia), thuộc Iraq ngày nay. "Mesopotamia" là phiên âm tiếng Hy Lạp cổ đại, có nghĩa là "nơi ở giữa hai con sông", nên còn được gọi là "Lưu vực Lưỡng Hà". Hai con sông này đề cập đến sông Euphrates (còn được gọi là sông Bura) và sông Tigris. Vương triều cuối cùng của Vương quốc Babylon (626 TCN-538 TCN), đã hủy diệt vương quốc của người Do Thái cổ đại, và được nhắc đến nhiều lần trong Kinh thánh, Sách Khải huyền cũng viện dẫn điển cố này.

Vị vua thứ hai của triều đại cuối cùng này là Nebuchadnezzar (khoảng 630 TCN -561 TCN) đã đạt đến đỉnh cao quyền lực khi nắm quyền. Các bức tường thành Babylon vững chãi và uy nghi, với hai bức tường bao quanh thành. Bởi vì nó tiếp giáp với sông Euphrates, thế nên hào rộng bảo vệ thành dẫn nước của sông Euphrates. Nebuchadnezzar tiến hành xây dựng quy mô lớn ở thành phố Babylon, biến thành phố này trở thành thành phố công nghiệp và thương mại thịnh vượng nhất, mạnh nhất và quan trọng nhất ở Trung Đông lúc bấy giờ. Trung tâm của con đường chính trong thành phố được lát bằng đá phiến trắng và hồng. Trong thành có một tháp cao 91 mét, đế dài 91,4 mét mỗi cạnh, có 7 tầng, mỗi tầng làm bằng gạch tráng men có màu sắc khác nhau, trên đỉnh tháp có ngôi miếu thờ xây bằng gạch tráng men, thờ tượng vàng. Người ta cho rằng đây là tháp Babel xúc phạm đến Chúa được ghi trong trong Kinh Thánh. Cung điện trong thành phố tráng lệ, có khu vườn treo được mệnh danh là một trong bảy kỳ quan thế giới. Thành Babylon được xây dựng hoành tráng đến mức, cho đến hơn 100 năm sau, khi nhà sử học Hy Lạp, Herodotus, được mệnh danh là “cha đẻ của lịch sử” đến Babylon, ông vẫn gọi nó là thành phố tráng lệ nhất thế giới.

Dựa vào sức mạnh quốc gia mạnh mẽ, Nebuchadnezzar đã tiến hành một số cuộc chiến tranh với nước ngoài, tấn công và phá hủy vương quốc của người Do Thái cổ đại, chinh phục thành phố Jerusalem linh thiêng của người Do Thái, cướp phá và phá hủy hoàn toàn các đền thờ Do Thái, và hầu như tất cả cư dân sống trong thành phố bị bắt đem về Babylon làm nô lệ. Nhiều người phải chịu nhiều sự lăng mạ và bức hại khác nhau do sự khác biệt về tôn giáo và phong tục. Đối với người Do Thái, đây là một kinh nghiệm và bài học cay đắng, vì vậy thời kỳ này được gọi là “Nhà tù Babylon”.

Babylon không chỉ phồn vinh mà còn kèm theo nhiều hiện tượng băng hoại đạo đức, chẳng hạn như quan hệ tình dục bừa bãi. Bởi đây không chỉ là thủ đô của vương quốc, mà còn là trung tâm thương mại của Trung Đông, và thương nhân từ các quốc gia không ngừng đổ về, nên sự sa đọa của nó đã lan rộng ra một vùng rộng lớn hơn và một số lượng lớn các quốc gia. Trong Kinh Thánh cũng có viết rằng: Babylon "khiến thiên hạ chìm đắm, vạn quốc uống rượu của nó đã trở nên điên cuồng", "bởi vì nó đắc tội với Đức Giê-hô-va". Những nhà tiên tri của Do Thái giáo trong khi bị bức hại vẫn tuyên giảng đạo đức và đức tin, nhưng Babylon không chấp nhận, cuối cùng nhà tiên tri than thở: "chúng tôi muốn chữa lành cho Babylon, nhưng nó đã không thể được chữa lành rồi". Có lẽ đây là lý do chính dẫn đến sự diệt vong của nền văn minh của nó.

Babylon thịnh vượng và rộng lớn thực sự là một nơi đầy bức hại và cám dỗ đối với những người Do Thái bị đày ải làm nô lệ và nhất quyết tin vào Đức Giê-hô-va. Ví dụ, trong Kinh Thánh có ghi lại rằng: Nebuchadnezzar đã dựng một bức tượng vàng, các quan chức lớn nhỏ đều được triệu tập để tham dự buổi lễ khánh thành. Mọi người có mặt đều phải bái lạy trước bức tượng vàng này nếu không sẽ bị xử tử. Vì niềm tin tôn giáo của mình, những người Do Thái có mặt không bái các vị Thần nào khác ngoài Đức Giê-hô-va, và không chịu bái lạy tượng vàng. Vua Nebuchadnezzar ra lệnh trói họ lại và ném vào lò lửa.

Năm 538 TCN, vị vua cuối cùng của Đế chế Babylon là Belshazzar trị vì, ông là cháu của Nebuchadnezzar. Vào ngày cuối cùng của sự sụp đổ của Đế chế Babylon, vua Ba Tư là Cyrus đã chiến đấu với Đế chế Babylon, và quân đội Ba Tư đang tiến đến thành phố Babylon. Vào lúc có kẻ thù mạnh tiến đánh, vua Belshazzar nghĩ rằng hệ thống phòng thủ của Babylon là cực kỳ mạnh mẽ và không thể bị chọc thủng, vì vậy ông đã triệu tập một nghìn các quan đại thần trong thành mở tiệc và tiếp tục cuồng hoan. Hơn nữa, ông còn lấy những bình vàng bạc là đồ thờ cúng Thần mà ông nội của ông là Nebuchadnezzar chiếm được từ các đền thờ Do Thái, đem ra dùng để uống rượu cho vui, và phỉ báng Đức Giê-hô-va - vị Thần của tín ngưỡng Do Thái. Ông và các cận thần ăn uống no say trong bữa tiệc cuối cùng của Babylon. Vào lúc này, họ đột nhiên nhìn thấy một ngón tay xuất hiện trong không khí, viết những dòng chữ cảnh báo tiên tri về sự diệt vong sắp xảy ra của Babylon trên tường. Trước lời cảnh báo Thần kỳ, Belshazzar vẫn không hề ăn năn.

Bức khắc mô tả các lực lượng của Vua Cyrus II của đế chế Ba Tư chiếm thành phố Babylon, và cuối cùng thống trị Đế chế Assyro-Babylon, năm 539 trước Công nguyên. (Ảnh của Kean Collection / Archive Photos / Getty Images)
Bức khắc mô tả các lực lượng của Vua Cyrus II của đế chế Ba Tư chiếm thành phố Babylon, và cuối cùng thống trị Đế chế Assyro-Babylon, năm 539 trước Công nguyên. (Ảnh của Kean Collection / Archive Photos / Getty Images)

Vì kiêu ngạo và coi thường kẻ thù, tất cả các quần thần của Babylon được mời đến dự tiệc uống rượu vui vẻ, không ai kiểm tra kỹ lưỡng việc phòng thủ của thành. Vua Ba Tư Cyrus tình cờ tìm thấy một đoạn sông bị bỏ hoang, khiến dòng chảy của sông Euphrates (sông Bela) thay đổi, do đó đoạn sông Euphrates và hào bảo vệ thành vốn chảy qua Babylon đã cạn khô. Vào buổi tối, quân Ba Tư lợi dụng trời tối dễ dàng đi qua đường hào tiến đến dưới tường thành, thấy cổng thành chưa đóng nên xông thẳng vào. Trong thành không có ai tổ chức kháng cự, quân Ba Tư chiếm được Babylon mà không tốn công sức. Trong suốt thời gian chiếm đóng, vua Cyrus nhân từ chỉ giết một mình Belshazzar - tên hôn quân vong quốc và xúc phạm Thần. Lịch sử của Vương quốc Babylon đã kết thúc, và thành phố Babylon dần trở nên hoang tàn trong những biến động lịch sử sau đó và trở nên hoang tàn cho đến ngày nay. Kinh Thánh nói rằng "vùng đất này vĩnh viễn hoang tàn vì tội lỗi của họ".

Sau khi vua Cyrus chinh phục Babylon, ông đối xử tử tế với người Do Thái và Do Thái giáo, chấm dứt cuộc bức hại, trả tự do cho tất cả nô lệ bị bắt, cho phép người Do Thái trở về quê hương, trả lại tài sản đã cướp được và cho phép xây dựng lại đền thờ của người Do Thái. Đế chế Ba Tư do Cyrus thành lập đã kéo dài hơn 200 năm, cho đến ngày nay, người Iran đều gọi vua Cyrus là “Quốc phụ”.

Vương quốc Babylon hùng mạnh vô song một thời không ngờ lại bị diệt vong một cách ly kỳ trong một ngày. Lịch sử này đã để lại một bài học sâu sắc. Trên bề mặt thì đây là do hôn quân hoang dâm khinh địch, khi quân Ba Tư xâm lược còn ham vui. Về bản chất, là do sự băng hoại đạo đức trong thời gian lâu dài, phỉ báng chính Thần, và không đối xử tốt với những người Do Thái tin theo đạo Do Thái và tin vào Chúa. Dường như bất kể quốc gia, chính phủ hay tổ chức, cá nhân nào khác, dù họ có bao nhiêu của cải, quyền lực, địa vị, một khi đàn áp chính tín chính giáo, và bức hại những người tin vào Thần, cuối cùng họ sẽ phải chịu quả báo. Còn vua Cyrus, người đã kết thúc Vương quốc Babylon và chấm dứt cuộc bức hại, được hậu thế kính trọng cho đến ngày nay, có thể thấy rằng những người đối xử tốt với chính tín, đối xử tốt với những người tin vào Thần và những người tu luyện thì ắt sẽ có phúc lớn.

Trung Hòa
Theo Lục Văn - Epoch Times

Văn hoá Lịch sử


BÀI CHỌN LỌC

Bài học lịch sử từ sự diệt vong của Vương quốc Babylon hùng mạnh