Bài học lịch sử: Tai vạ của Thánh nhân - Hãy đừng để nỗi ân hận trở nên muộn màng [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các Thánh nhân, Giác Giả đều xuất thế khi đạo đức suy hoại, các chính Giáo cũng suy tàn, thế nhân không có chính tín để tự ước thúc bản thân. Nhờ có các Ngài mà đạo đức được phục hồi, nền văn minh nhân loại được kéo dài, con người cũng có cơ hội thăng hoa thành những sinh mệnh ở cảnh giới cao hơn. Nhưng hãy xem, con người đã hành xử với các Ngài ra sao?

Đa phần nhân loại ngày nay thừa nhận và kính trọng những Thánh nhân trong lịch sử như Lão Tử, Khổng tử, Phật Thích Ca Mâu Ni của phương Đông; Chúa Jesus, Socrates của phương Tây. Xa hơn nữa về quá khứ còn có Thánh nhân Moses của Do Thái giáo. Tượng của họ được đặt trong đền miếu để thờ cúng khắp nơi, kinh sách có nguồn gốc từ họ được phổ biến rộng rãi, tên gọi và câu chuyện về các Thánh nhân ấy xuất hiện phổ biến trên các phương tiện truyền thông.

Con người đang tôn họ với những danh xưng như là:

Phật Thích Ca Mâu Ni: ông tổ của Phật giáo

Đức Lão tử: ông tổ của Đạo giáo.

Đức Khổng tử: “Vạn thế sư biểu - người thầy của muôn đời”.

Chúa Jesus: con của Thiên Chúa, ông tổ của Công giáo.

Socrates: Triết gia đặt nền móng cho triết học phương Tây.

Những Giác giả, Thánh nhân này được coi là những nhà giáo dục vĩ đại, truyền Đạo lập Đức, đặt định văn hóa, giúp khai mở trí huệ cho con người. Nhưng đó là thái độ bề mặt của thế nhân mấy nghìn năm sau khi họ lìa trần. Còn khi tại thế, hầu hết họ không có được sự công nhận, thậm chí còn bị thế nhân gây họa không ít. Hãy cùng điểm lại chặng đường truyền Đạo gian nan của họ.

Những Giác giả, Thánh nhân này được coi là những nhà giáo dục vĩ đại, truyền Đạo lập Đức, đặt định văn hóa, giúp khai mở trí huệ cho con người. (Tranh Loc Minh Duong)

Đức Chúa Jesus

Đức Chúa Jesus có huyết thống Do Thái, nguyên quán tại thành Nazareth, nhưng sinh tại Bethlehem, là con ông Giuse và bà Maria. Khi Ngài ra đời, Thiên thần âu ca, hào quang sáng soi muôn dặm, khiến ba nhà thông thái từ tận Đông phương cũng lặn lội tới viếng thăm.

Vua Herode I xứ Judea nghe được các nhà thông thái nói rằng: “đã có một đứa trẻ được sinh ra ở vùng này, và theo lời tiên tri cổ xưa, đứa trẻ sẽ trở thành vua của người Do Thái trong tương lai”. Ông ta lo sợ bị mất ngôi. Và để dò tìm tung tích, ông ta căn dặn họ nếu tìm được đứa trẻ thì khi về nhớ ghé qua cho ông biết, kỳ thực là định bụng giết chết Chúa hài đồng.

Nhưng các nhà thông thái đã không mắc mưu ấy. Vì thế, để ăn chắc Herod I đã cho giết tất cả các bé trai dưới 2 tuổi ở vùng Bethlehem. Tuy nhiên, gia đình Jesus thoát nạn vì trước đó đã được báo mộng. Họ trốn sang Ai Cập và chỉ trở về sau khi Herod I qua đời tại Jericho. Đó là tai nạn đầu tiên mà con người gây ra cho Chúa Jesus.

Khi Chúa Jesus bắt đầu truyền Đạo và chữa bệnh, những người Pharisee theo Do Thái giáo vì đố kỵ ghen ghét đã nhiều lần hãm hại Ngài. Đây là những tín đồ chỉ chuộng hình thức và đạo đức giả, chứ không hiểu và không làm theo lời Thiên Chúa. Sau cùng, họ bắt giữ Chúa Jesus nhờ sự giúp đỡ của một môn đệ phản bội của ngài: Judas Iscariot.

Chúa Giê-su giảng Đạo trên núi (Phạm vi công cộng)

Họ giải Chúa Jesus tới tổng trấn Pilate - người đại diện của chính quyền La Mã cai trị vùng đất này, và gây sức ép để ông ta ra lệnh đóng đinh Jesus. Chúa Jesus bị đám đông xô đẩy, chửi rủa, nhổ bọt, ném đá... với gánh nặng trên vai là chiếc cọc khổ hình trên đường đi lên núi để chịu hành quyết. Sau khi bị đóng đinh, Ngài còn bị đâm giáo vào mạng sườn. Trước khi chết, Chúa Jesus còn cất cao lời xin Thiên Chúa tha tội cho những kẻ hành ác vì ấu trĩ.

Thế nhưng, người Do Thái vì tội lỗi ấy mà suốt gần 2000 năm sau trở thành kẻ lưu lạc.

Thánh nhân Socrates

Socrates là người Hy Lạp, sinh vào khoảng năm 470 đến 469 TCN. Ngày nay, Ngài được coi như triết gia đặt nền móng cho triết học phương Tây. Nhưng khi còn sống, Socrates nghèo khó và chịu nhiều ghen ghét của người đời.

Socrates hay lang thang nơi phố chợ của thành Athen - Hy Lạp cổ đại, và giúp khai trí cho những ai đến xin lời khuyên của Ngài bằng cách hỏi ngược lại, đương sự sẽ được dẫn dắt bằng những câu hỏi xác đáng ấy cho đến khi tự trả lời được thắc mắc của mình. Socrates của phương Tây, thật kỳ diệu, lại là người đề cao đạo đức giống các Thánh giả phương Đông. Ngài hay nói những lời như:

“Đạo đức - tất cả mọi đạo đức - là kiến thức”.

Hoặc:

“Đạo đức là đủ cho hạnh phúc”.

Trong con mắt nhân loại ngày nay, Socrates là một triết gia cổ Hy Lạp, thực ra ngài là một người tu luyện đã đắc Đạo - một Thánh nhân. Nhưng vì là một Thánh nhân hiểu rằng vũ trụ là khôn cùng, chân lý có tầng tầng lớp lớp, con người thì nhỏ bé không đáng kể, không có một người nào có thể nắm giữ chân lý tuyệt đối, vậy nhất định cần khiêm tốn, nên Ngài nói:

“Tôi chỉ biết một điều duy nhất, đó chính là tôi không biết gì cả”.

Nhưng Thần Apollo ở đền Delphi qua viên tư tế, phán rằng Socrates là người thông thái nhất thành Athen. Thần Apollo đã nói, dân Athen tin ắt là không sai. Nhưng chính Socrates thì cho rằng mình chẳng biết gì cả, có lẽ vì vậy mà Ngài là người thông thái nhất. Điều này khiến những người tự cho là thông thái khác của thành Athen bị chọc giận và nổi tính đố kỵ. Cuối cùng, họ đưa Ngài ra tòa xét xử với tội danh đầu độc thanh niên và báng bổ Thánh thần, bị kết án tử hình với hình phạt uống độc dược.

Cái chết của Socrates (Phạm vi công cộng)

Socrates vốn có thể thoát khỏi án tử bằng việc đi khỏi Athen hoặc chấp nhận mình sai và xin lỗi. Nhưng chân lý đánh đổi bằng mạng sống, với Socrates là xứng đáng. Và vì vậy mà ít nhất ở trong lòng người, Ngài bất tử.

Phật Thích Ca Mâu Ni

Phật Thích Ca Mâu Ni vốn là một thái tử của dòng họ chiến binh Shakya danh giá của liên bang Ấn Độ xưa kia. Ngài từ bỏ tất cả những gì mà con người mong ước nhất, để trở thành một người tu luyện với mục tiêu giải thoát khỏi khổ đau và luân hồi.

Thời Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp cũng là thời điểm mà Đạo Bà La Môn chiếm địa vị thống soái trong xã hội và đời sống tín ngưỡng ở Ấn Độ. Vốn nó cũng là một chính Đạo thờ Phật (Phật tiền sử), nhưng đã suy tàn từ lâu. Đến thời điểm ấy, những tín đồ Bà La Môn trở nên kiêu mạn, coi rẻ chúng sinh, lấy hình thức cúng tế thay cho thực tu, dâng máu huyết, thờ ngẫu tượng… thật ra đã biến thành tà Đạo.

Sự xuất hiện của Đức Phật Thích Ca khiến các tu sĩ Bà La Môn lo sợ. (Phạm vi công cộng)

Vì vậy sự xuất hiện của Đức Phật Thích Ca khiến các tu sĩ Bà La Môn lo sợ. Khi uy tín của Ngài càng lên cao, lửa đố kỵ của họ cũng bốc cao không kém. Họ phỉ báng, bôi nhọ, tuyên truyền khiến dân chúng xa lánh tăng đoàn, xem Phật Pháp của Đức Thích Ca là “tà Đạo”, lại gọi Ngài là “kẻ dụ dỗ người ta vào con đường hủy diệt”. Rất nhiều đệ tử của Phật Thích Ca sau đó cũng bị Bà La Môn bức hại, bị đánh đập tra tấn, bị bắn tên vào người, lửa đốt khắp thân, và bị cưỡng ép từ bỏ tín ngưỡng.

Nếu người Công giáo có câu rằng: “bầy cừu nào cũng có con chiên ghẻ” để chỉ những kẻ bội giáo, phản giáo, chẳng hạn như tên phản Chúa Judas Iscariot, thì trong nội bộ tăng đoàn của Đức Phật cũng có Đề Bà Đạt Đa là tên phản Phật. Hắn muốn giành quyền thống lĩnh tăng đoàn nên rắp tâm tìm cách giết hại Đức Phật nhiều lần. Có lần hắn đẩy đá vào Ngài, có lần thả voi dữ để giày xéo Ngài, nhưng đều không thành công. Tuy thế, hắn cũng đã chia rẽ được một số thành viên rời khỏi tăng đoàn.

Con người trong mê đã bức hại Đức Phật như thế.

Đức Khổng tử - “Vạn thế sư biểu”

Đức Khổng tử, tên gọi là Khổng Khâu, sinh ở nước Lỗ thời Chiến Quốc, vào năm 551 TCN, đó là thời đại mà nhà Chu thiên tử suy bại, 7 nước chư hầu mạnh nhất tranh hùng, triều chính rối ren, xã hội loạn lạc, đạo đức suy vi.

Đức Khổng tử tài cao đức cả, ôm chí lớn để phục hưng đạo đức, văn hóa. Ngài muốn tác động đến các bậc vương hầu, khôi phục Lễ Nhạc để trị quốc, xây dựng hình tượng người quân tử dùng đạo đức giáo hóa muôn dân.

Tuổi trẻ của Ngài đã dành cho việc chu du các nước để mong có cơ hội tham chính, mục đích là đem tài học ra giúp đời, khôi phục lại thời hoàng kim của Nghiêu, Thuấn. Ngài chỉ có một cơ hội duy nhất ở nước Lỗ. Bất chấp thể hiện xuất sắc và kết quả rõ rệt nhờ công lao của Ngài, vua tôi nước Lỗ chỉ ham hưởng lạc, lắm kẻ ghen ghét tài năng, nên không dung được Khổng tử. Ở các nước khác cũng vậy. Hoặc có khi vua chư hầu muốn dùng Khổng Tử, thì các quan đại phu lại gièm pha, hãm hại.

Khổng Tử (Phạm vi công cộng)

Có lần đức Khổng Tử bị bắt và suýt bị hại mạng, vì người ta nhầm Ngài với Dương Hổ - một tên nghịch thần. Có lần quan Tư mã nước Tống là Hoàn Đồi ghen ghét Ngài, cho đốn cái cây lớn nơi Ngài hay ngồi giảng bài cho học trò, để cảnh cáo và đuổi Ngài đi. Lại một lần khác thầy trò Khổng Tử bị vây ở khoảng giữa đất Sái, Trần, tuyệt lương, ngã bệnh, có người ngã lòng oán thán bất bình. Thiên hạ tuy rộng mà không có nơi đâu dung chứa được đức Khổng tử. Có lúc Ngài than mình giống như “táng gia chi cẩu - con chó mất nhà” lang thang, ngơ ngác trong thiên hạ ích kỷ, dửng dưng. Cũng không có bất kỳ ai có thể đánh giá được tầm vóc của Ngài, ngoài một người duy nhất: Đức Lão tử.

Đức Lão Tử

Đức Lão tử, tên là Lão Đam, người huyện Khổ, nước Sở, hơn đức Khổng tử khoảng 20 tuổi, đã từng làm quan thủ thư ở thư viện lớn của nhà Chu - một nơi tàng chứa tất cả sách vở của thiên hạ và của cả các đời trước. Vốn tư chất đã vô cùng thông minh, hiếu học, Ngài ở nơi này ngày đêm học tập, như giao long vẫy vùng trong biển lớn. Khái niệm học tập thời ấy chính là rèn đức tu Đạo.

Đức Khổng tử đã gặp đức Lão tử hai lần, và lần nào cũng nhận được những bài học quý giá.

Đức Lão tử có ý khuyên đức Khổng tử đừng phí công vô ích để khôi phục lại thời hoàng kim xa xưa. Chỉ có thể tự tu được thân mình thôi.

Vì lẽ ấy, đức Lão tử sau cùng bỏ đi về phía Tây, vượt qua cửa ải Hàm Cốc nước Tần để đi vào sa mạc. Là bậc Thánh nhân đã đắc Đạo, Ngài đã nhìn thấu thiên mệnh. Vả lại, biết đời hiểm ác, Ngài không có ý lưu lại.

Lão Tử cưỡi trâu vượt Hàm Cốc quan (Nguồn wikipedia/CC BY-SA 3.0)

Vượt ải Hàm Cốc, đức Lão tử sẽ thành Thần, đoạn tuyệt đời sống thế nhân. Nhưng cho đến lúc đó, con người vẫn có thể gây rắc rối cho Ngài.

Người đánh xe của đức Lão tử tên là Từ Giáp đã kiện Ngài không trả tiền công cho những năm tháng anh ta theo hầu. Thực ra, Từ Giáp đã chết từ lâu, chỉ nhờ có bùa Thái Huyền Thanh Sinh Phù mà đức Lão tử cho ngậm trong miệng, anh ta mới sống được lâu đến thế. Và thỏa thuận là tiền công sẽ được trả khi nào Từ Giáp đến cõi yên nghỉ, tức là trả lại bùa sinh tử cho đức Lão tử.

Quan giữ ải Hàm Cốc là Doãn Hỷ đã phân xử tốt vụ việc đó. Đức Lão tử viết lại cuốn “Đạo Đức Kinh” cho Doãn Hỷ, sau này ông theo đó học tập cũng đắc Đạo thành tiên.

Lịch sử lặp lại

Các Thánh nhân, Giác Giả đều xuất thế khi đạo đức suy hoại, các chính Giáo cũng suy tàn, thế nhân không có chính tín để tự ước thúc bản thân. Nhờ có các Ngài mà đạo đức được phục hồi, nền văn minh nhân loại được kéo dài, con người cũng có cơ hội thăng hoa thành những sinh mệnh ở cảnh giới cao hơn. Nhưng hãy xem, con người đã hành xử với các Ngài ra sao?

Như khi đức Phật Thích Ca truyền Pháp có đạo Bà La Môn ngăn cản; Đức Chúa Jesus truyền Đạo bị người Pharisee thuộc Do Thái giáo hãm hại và chính quyền La Mã hành hình. Socrates cũng bị chính quyền Athen hạ độc mà chết.

Lịch sử cho thấy, nếu không phải là bị tà giáo kèn cựa, thì là chính quyền bức hại, toàn là những thế lực đang thống trị xã hội. Chung quy cũng chỉ vì con người trong mê muội xuẩn động mà hành ác với các Thánh nhân, Giác Giả, khiến tội càng thêm tội. Đã có vay ắt có trả, Athen sau đó đã sụp đổ; La Mã sau khi bức hại Công giáo đã sụp đổ, trước đó là thiên tai, chiến họa, dịch bệnh hoành hành. Còn dân Do Thái tha hương suốt gần 2000 năm mới trả hết món nợ máu Chúa.

Ngày nay, lịch sử lặp lại. Ở một vùng đất có nền văn minh lâu đời nhất, xưa được gọi là Trung Hoa, nay gọi là Trung Quốc, khi chính quyền nơi ấy đã chặt đứt liên hệ với quá khứ, bôi nhọ lịch sử, phá hủy truyền thống, hủy diệt đạo đức, phủ nhận Thần Phật, tác ác đa đoan... thì đến gần nửa thế kỷ sau, có một tín ngưỡng mới ra đời. Tín ngưỡng với tôn chỉ “Chân - Thiện - Nhẫn” đã khôi phục truyền thống văn hóa và đạo đức, đẩy lui thân bệnh và tâm bệnh, khiến cuộc sống con người thăng hoa.

Nhưng những con người đứng ngoài vòng lợi danh, không mong gì hơn là được sống thật (Chân), sống lương thiện (Thiện) và bao dung (Nhẫn) ấy lại bị lăng nhục, bị hành hạ, chặn mọi nẻo sống, ép vào đường chết với các hình thức gây khiếp đảm nhất… bằng mọi sức mạnh hùng hậu mà một quốc gia có thể có được từ bộ máy chính quyền, an ninh, quân đội, bộ máy tuyên truyền khổng lồ… với chi phí có lúc ngốn đến ¼ ngân sách quốc gia.

Con người hay nhớ các bài học phản diện mà thường quên những bài học chính diện.

Nên chăng nhân loại hãy quay lại với bài học lịch sử để suy ngẫm xem “Ai chính ai tà?”. Đêm đen nhất chính là trước khi trời sáng. Nhưng đến khi trời sáng, ai sẽ được phép bước về phía ánh sáng? Và ai vĩnh viễn nằm lại trong bóng đêm của lịch sử? Ai sẽ lại vào vai Thánh đồ của Chúa, đệ tử của Phật? Còn ai làm Bà La Môn, làm Pharisee, làm chính quyền La Mã, chính quyền Athen?... Lựa chọn ấy, giữa buổi hỗn mang này, mỗi cá nhân chẳng thể trông vào ai khác ngoài phần lương tri sâu thẳm mà ai cũng có dù ít dù nhiều.

(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết là quan điểm của trang NTDVN)

Nguyên Phong



BÀI CHỌN LỌC

Bài học lịch sử: Tai vạ của Thánh nhân - Hãy đừng để nỗi ân hận trở nên muộn màng [Radio]