Phải chăng ngày nay nghệ thuật đã đánh mất linh hồn của mình

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khi chủ nghĩa Hiện Đại và chủ nghĩa Hậu Hiện Đại suy tàn vào cuối thế kỷ 20, các nghệ sĩ tả thực thầm lặng đã “ra mắt” để khẳng định tình yêu của họ đối với tác phẩm nghệ thuật tả thực truyền thống; Và một phong trào hồi sinh của các họa sĩ và nhà điêu khắc theo phong cách truyền thống đột ngột nở rộ ở Hoa Kỳ và Châu Âu.

Bất kỳ bạn trẻ nào thích vẽ đều biết được sự kỳ diệu của việc sáng tạo thế giới qua trí tưởng tượng. Tác phẩm nghệ thuật là một loại sáng tạo siêu hình của việc nắm bắt những gì vượt ra ngoài thế giới nhận thức và thể hiện nó thông qua các hình thức nghệ thuật khác nhau như vẽ và điêu khắc.

Trong lịch sử, hầu hết các nền văn hóa đều cho rằng các vị Thần là những biểu hiện siêu hình hoàn hảo nhất và đặt mục tiêu cố gắng thể hiện Thần thông qua tác phẩm nghệ thuật, để truyền đạt những giá trị nhất định trong xã hội đó. Có thể nói rằng việc miêu tả các vị Thần chính là linh hồn của nghệ thuật.

Truyền thống đó đã có từ hàng thiên niên kỷ và kéo dài đến hầu hết các nền văn minh trong lịch sử, từ Babylon cổ đại đến Ai Cập cổ đại, Hy Lạp và La Mã, từ thời đầu của Kitô giáo đến thời Phục Hưng và xa hơn nữa... cho đến thời hiện đại thì đoạn dứt khi một điều đã xảy ra...

Trái: Tấm bia của Hammurabi ở Susa, Iran, 1760 TCN, bảo tàng Louvre, Paris (Wikimedia); Phải: Tranh của Ramesses III và Ra-Horakhty trong lăng mộ của Ramesses III (Shutterstock)
Trái: Tấm bia của Hammurabi ở Susa, Iran, 1760 TCN, bảo tàng Louvre, Paris (Wikimedia); Phải: Tranh của Ramesses III và Ra-Horakhty trong lăng mộ của Ramesses III (Shutterstock)

Cuộc Cách Mạng Khoa Học đầu thế kỷ 16 và 17 đã dần mở ra một xu hướng mang tính thế tục, cuối cùng đẩy tôn giáo và triết học siêu hình ra khỏi xã hội và lên án chúng là mê tín. Sự chuyên chế của “Chủ Nghĩa Duy Lý” dần cướp đi di sản truyền thống của các nước phương Tây.

Tư tưởng cách mạng lan khắp châu Âu trong thế kỷ 18 và 19, hứa hẹn về sự tự do và một xã hội không tưởng của những người Cộng Sản theo chủ nghĩa bình quân tuyệt đối, đánh đổi bằng những phong trào đẫm máu và phá bỏ những nền tảng văn hóa, bao gồm cả nghệ thuật truyền thống. Trên thực tế, cuộc chiến văn hóa vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay như có thể thấy rõ trong sự đồi bại của ngành giải trí; nghệ thuật khác xa với những gì nó từng có.

Vì số phận của linh hồn nghệ thuật và việc biểu hiện Thần, ở đây chúng ta sẽ xem xét ba phong trào nghệ thuật đương đại trong nỗ lực hồi sinh linh hồn của nghệ thuật, và hướng đi của mỗi phong trào.

Trái: Tượng bán thân nữ thần Athena (lắp vào đôi mắt bị mất). Bản sao của thế kỷ thứ 2 sau bức tượng Kresilas ở Athens. Khoảng 430 - 420 TCN. (Wikimedia Commons), Phải: Đức Mẹ Thăng Thiên, Titian, 1516-18. Tranh ván gỗ nhà thờ Frari, Venice: (Wikimedia Commons)
Trái: Tượng bán thân nữ thần Athena (lắp vào đôi mắt bị mất). Bản sao của thế kỷ thứ 2 sau bức tượng Kresilas ở Athens. Khoảng 430 - 420 TCN. (Wikimedia Commons), Phải: Đức Mẹ Thăng Thiên, Titian, 1516-18. Tranh ván gỗ nhà thờ Frari, Venice: (Wikimedia Commons)

1. Cách Mạng: Lời hứa thất bại của Utopia - Xã hội lý tưởng

Cho dù bạn yêu thích nghệ thuật Hiện Đại và Hậu Hiện Đại hay ghét nó, thì lịch sử cho thấy chủ nghĩa Tân Thời (Tiên Phong) được hình thành như một nhánh của phong trào cách mạng Cộng Sản đầu giữa những năm 1800, để đạt được mục đích chính trị là phá hủy các thể chế truyền thống và nắm giữ quyền lực.

Thực tế tất cả các họa sĩ Tiên Phong đầu tiên như Corbet, Monet và Picasso đều là những người Cộng Sản công khai. Một số trong số họ thậm chí đã đóng vai trò lãnh đạo trong Công xã Paris năm 1871. Họ sử dụng nghệ thuật, tư tưởng và sức ảnh hưởng của mình nhằm phá hoại các nền tảng căn bản.

Đồi Hoa Anh Túc, Claude Monet, 1873 (Wikimedia Commons)
Đồi Hoa Anh Túc, Claude Monet, 1873 (Wikimedia Commons)

Những người theo chủ nghĩa Hiện Đại, mà khởi đầu với trường phái Ấn Tượng, đã nhận được sự chấp thuận và trở nên nổi tiếng trong vũng lầy của một xã hội ngày càng cực đoan. Họ hất cẳng các môn học truyền thống khỏi các Viện Hàn Lâm và trục xuất khỏi dòng văn hóa chủ lưu.

Phong trào này đánh dấu sự cắt đứt với truyền thống, mà họ tuyên bố là thứ đã “mất uy tín”. Họ coi thường kỹ năng điêu luyện và cuối cùng loại bỏ hoàn toàn nghệ thuật tả thực. Họ không còn vẽ các vị Thần. Thay vào đó, họ thần thánh hóa chủ nghĩa hình thức, ý thức hệ, chủ nghĩa hư vô và coi chúng như là đối tượng thờ phụng.

Ngày nay, người ta đã hiểu rõ cái được gọi là lịch sử cấp tiến và cách mạng dù rằng phong trào này hiện đã hết thời. Tác giả Robert Hughs đã viết: “Việc vội vã bồng bột sáng tạo dẫn theo sự buông thả, cứng nhắc và cảm giác trì trệ, tăng thêm nghi ngờ về vai trò, sự cần thiết và thậm chí là sự sống còn của nghệ thuật.”

Trái: Cô gái với đàn Mandolin, Pablo Picasso 1910, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, New York (Wikipedia), Phải: Bong Bóng Đỏ, Paul Klee, 1922, Bảo tàng Solomon R. Guggenheim, New York (Wikimedia Commons)
Trái: Cô gái với đàn Mandolin, Pablo Picasso 1910, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại, New York (Wikipedia), Phải: Bong Bóng Đỏ, Paul Klee, 1922, Bảo tàng Solomon R. Guggenheim, New York (Wikimedia Commons)

Sau khi chủ nghĩa Hiện Đại “qua đời” vào ngày 15 tháng 6 năm 1972, một cái áo tẻ nhạt mang tên chủ nghĩa Hậu Hiện Đại đã được khoác lên nhằm khắc phục hệ tư tưởng cũ nát chống truyền thống. Cho đến nay, nó càng ngày càng suy tàn.

Trên thực tế, phong trào này đã thành công trong mục tiêu lật đổ nghệ thuật truyền thống.

2. Đổi Mới: Một nghệ thuật vươn mình từ đống tro tàn

Khi chủ nghĩa Hiện Đại và chủ nghĩa Hậu Hiện Đại suy tàn vào cuối thế kỷ 20, các nghệ sĩ tả thực thầm lặng đã “ra mắt” để khẳng định tình yêu của họ đối với tác phẩm nghệ thuật tả thực truyền thống; Và một phong trào hồi sinh của các họa sĩ và nhà điêu khắc theo phong cách truyền thống đột ngột nở rộ ở Hoa Kỳ và Châu Âu.

Một trong những tổ chức đầu tiên vươn lên từ đống tro tàn là Trung Tâm Hồi Sinh Nghệ Thuật (Art Renewal Center, viết tắt ARC), được thành lập bởi nhà sưu tập nghệ thuật Fred Ross vào năm 1999, với nhiệm vụ thúc đẩy “giáo dục nghệ thuật tả thực cả về mặt đào tạo kỹ năng lẫn phát triển các tác phẩm nghệ thuật lịch sử.

Người chăn cừu trẻ, William Bouguereau, 1868. (Wikimedia Commons)
Người chăn cừu trẻ, William Bouguereau, 1868. (Wikimedia Commons)

ARC liên minh với khoảng 77 viện hàn lâm, nhiều tổ chức sáng kiến khác, tạo thành một cộng đồng quốc tế và giảng dạy những gì họ đã đặt ra là “Chủ Nghĩa Tả Thực Cổ Điển.” ARC coi các họa sĩ hàn lâm thế kỷ 19, đặc biệt là William Bouguereau, là đỉnh cao của hội họa phương Tây. Họ cũng tham gia vào các cuộc thảo luận sôi nổi về nghệ thuật Hiện Đại.

ARC quảng bá rộng nghệ thuật truyền thống. Làn sóng các nghệ sĩ mới được trang bị các kỹ năng cần thiết để vẽ theo phong cách truyền thống đang tốt nghiệp và trở thành một phần của cộng đồng Tả Thực Cổ Điển, trong khi các cuộc thi vẽ tranh quốc tế khuyến khích khả năng vượt trội và mở rộng quan tâm đến dòng chính thống.

Hoa hồng của Heliogabalus, Alma Tadema, 1888, thuộc bộ sưu tập tư nhân. Vì vẽ trong mùa đông, Tadema đã sắp xếp để có những bông hồng được gửi hàng tuần từ French Riviera trong bốn tháng để đảm bảo độ chính xác của từng cánh hoa. (© Wikimedia Commons)
Hoa hồng của Heliogabalus, Alma Tadema, 1888, thuộc bộ sưu tập tư nhân. Vì vẽ trong mùa đông, Tadema đã sắp xếp để có những bông hồng được gửi hàng tuần từ French Riviera trong bốn tháng để đảm bảo độ chính xác của từng cánh hoa. (Wikimedia Commons)

Phong trào này vẫn còn một chặng đường dài, vì Chủ nghĩa Hiện Đại và Chủ nghĩa Hậu Hiện Đại đã có tác động sâu rộng đến xã hội trong một thế kỷ rưỡi qua.

Đối với nhiệm vụ tìm lại linh hồn nghệ thuật đã mất, phong trào này ít chú trọng đến siêu hình, thay vào đó là “sự thật.” Có thể mất một khoảng thời gian để văn hóa truyền thống có thể trở lại... nhưng đã có ai đó thực hiện nó chưa?

3. Phục Hưng: Một nền văn hóa truyền thống trở lại

Thật thú vị, một nhóm các nghệ sĩ phương Đông đang phục hưng nền nghệ thuật truyền thống phương Tây, không ngạc nhiên khi xem xét lại lịch sử Trung Quốc gần đây: “Cách Mạng Văn Hóa” đã hủy diệt gần như hoàn toàn văn hóa và các giá trị của Trung Quốc trong những năm 1960, 1970, bỏ lại một khoảng trống văn hóa và tinh thần. Với hy vọng lấp đầy khoảng trống này, nhiều người Trung Quốc đã tìm cách kết nối lại với cội nguồn của họ, một nỗ lực liên tục bị cản trở bởi một chính phủ vô thần luôn bức hại quyền tự do tín ngưỡng.

Một tác phẩm của Lý Viên. (NTD.TV)
Một tác phẩm của Lý Viên. (NTD.TV)

Giống như các Kitô hữu thời đầu, các hoạt động của cộng đồng tín ngưỡng Pháp Luân Công được thực hiện bí mật khi cuộc đàn áp xảy ra. Họ dùng các phương thức ôn hòa chống lại những kẻ áp bức đức tin, và những nỗ lực của họ sớm lan rộng ra ngoại quốc khi nhiều học viên phải lưu vong sang phương Tây để thoát khỏi bạo tàn.

Nhiều học viên Pháp Luân Công là họa sĩ được đào tạo về tranh sơn dầu phương Tây khi còn ở Trung Quốc, đã bắt đầu sáng tác các tác phẩm nghệ thuật có tầm ảnh hưởng sâu rộng như một biểu hiện của đức tin và vạch trần những vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc. Họ tổ chức một cuộc triển lãm các tác phẩm nghệ thuật mang tên “Nghệ thuật Chân Thiện Nhẫn” ( Chân Thiện Nhẫn là ba nguyên lý chính của Pháp Luân Công). Triển lãm diễn ra khắp thế giới nhằm truyền rộng thông điệp về tâm linh của họ.

Một tác phẩm của Trần Tiểu Bình (©Xiaoping Chen)
Một tác phẩm của Trần Tiểu Bình (Xiaoping Chen)

Theo tiếng gọi của Thần, các nghệ sĩ tin rằng các tác phẩm dung chứa sức mạnh cứu độ chúng sinh. Bản thân Pháp Luân Công là một hình thức của khí công thuộc Phật gia và Đạo gia. Là pháp môn tu luyện tâm linh thông qua thiền định, một số bài tập và các giáo lý đạo đức.

Các nghệ sĩ Pháp Luân Công coi phong trào văn hóa của họ tựa như “Phục Hưng”. Cũng giống như ARC, các nghệ sĩ mong muốn khôi phục các kỹ thuật vẽ tranh sơn dầu truyền thống. Họ cho rằng tranh chân dung và các tác phẩm nghệ thuật thời Phục Hưng là đỉnh cao của nghệ thuật truyền thống . Giống như các Kitô hữu thời đầu, một số tác phẩm của các nghệ sĩ Pháp Luân Công chưa thành thục về hình thức nhưng cũng là những thử nghiệm thú vị cho một nền văn hóa được tái sinh; trong khi các tác phẩm khác thể hiện kỹ năng điêu luyện và xuất sắc đáng chú ý.

Tác phẩm điêu khắc của giáo sư Trương Côn Lôn. (The Epoch Times)
Tác phẩm điêu khắc của giáo sư Trương Côn Lôn. (The Epoch Times)

Các nghệ sĩ tin rằng việc khắc họa các vị Thần là mục đích chính của nghệ thuật, và quả thực nó đã diễn ra như vậy kể từ buổi bình minh của nền văn minh nhân loại. Họ tin rằng con người có thể nhận được phước lành từ các vị Thần thông qua tác phẩm nghệ thuật và việc hồi sinh di sản văn hóa này rõ ràng là một phần trong nhiệm vụ của họ.

Có thể chăng nhờ đóng góp của các nghệ sĩ theo Chân Thiện Nhẫn mà linh hồn của nghệ thuật sẽ được tái sinh.

Hàn Mặc
Theo tác giả MICHAEL WING



BÀI CHỌN LỌC

Phải chăng ngày nay nghệ thuật đã đánh mất linh hồn của mình