Ấu Học Quỳnh Lâm - Bài 9: Cây lửa hoa bạc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Lễ hội đèn lồng Tết Nguyên Tiêu đã từng được tổ chức tưng bừng nhộn nhịp như thế nào

(Xem lại Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4; Bài 5; Bài 6; Bài 7; Bài 8; )

Nguyên văn chữ Hán

火樹銀花合,指元宵燈火之輝煌;星橋鐵鎖開,謂元夕金吾之不禁。

Hán Việt

Hỏa thụ ngân hoa hợp, chỉ Nguyên Tiêu đăng hỏa chi huy hoàng; tinh kiều thiết tỏa khai, vị nguyên tịch kim ngô chi bất cấm.

Bính âm

Huǒ shù yín huā hé, zhǐ yuán xiāo dēng huǒ zhī huī huáng; xīng qiáo tiě suǒ kāi, wèi yuán xī jīn wú zhī bù jìn.

Giải thích từ ngữ

1. 火樹銀花 Hỏa thụ ngân hoa: Cây đèn hoa bạc. Nghĩa là rất nhiều các loại đèn lồng màu sắc sặc sỡ. Thường được dùng để chỉ đèn lồng ngày tết Nguyên Tiêu hoặc pháo hoa. Hỏa thụ (cây lửa) có nghĩa là khi đến tết Nguyên Tiêu người ta đem đèn lồng treo cây nên được gọi là hỏa thụ. Ngân hoa (hoa bạc) tựu như hoa đèn được treo trên cây, trông rực rỡ như ánh bạc.

2. 星橋 Tinh Kiều: Cầu sao. Dùng để chỉ cây cầu bắc qua sông bảo vệ thành. Vô số ánh sáng đèn phản chiếu trên sông bảo vệ thành, giống như một dòng sông đầy sao trên bầu trời, vì vậy cây cầu bắc qua sông bảo vệ thành được gọi là tinh kiều, tức cầu sao.

Một khung cảnh của Lễ hội đèn lồng Pingtung ở Đài Loan, ánh sáng giống như một dải ngân hà chói lọi, chiếu sáng bầu trời đêm. (Do chính quyền huyện Pingtung cung cấp)
Một khung cảnh của Lễ hội đèn lồng ở Bình Đông, Đài Loan, ánh sáng giống như một dải Ngân Hà chói lọi, chiếu sáng bầu trời đêm. (Do chính quyền huyện Bình Đông cung cấp)

3. 鐵鎖 Thiết toả: Khóa sắt. Có những điều bị cấm vào ban đêm. Vào thời cổ đại, thành phố có lệnh giới nghiêm, và cây cầu bắc qua sông được treo lên vào ban đêm để chặn người qua lại. Trước và sau Lễ hội đèn lồng Tết Nguyên Tiêu vài ngày, du khách có thể qua lại cầu tự do.

4. 金吾 ‘Kim ngô: Chức quan phụ trách việc phòng thủ và bảo vệ kinh thành.

Dịch nghĩa

Cây đèn hoa bạc khắp nơi, là ví von một đêm rực rỡ đèn lồng của ngày tết Nguyên Tiêu náo nhiệt và huy hoàng. Cây cầu Tinh kiều khóa sắt mở, nghĩa là ngày hội đèn lồng Tết Nguyên Tiêu đã đến. Viên quan Kim ngô sẽ dỡ bỏ lệnh cấm ban đêm và hạ cây cầu treo bắc qua sông bảo vệ thành để du khách trong và ngoài thành có thể tự do qua lại thưởng ngoạn cảnh đẹp của ánh đèn.

Sự kết hợp giữa cây lửa và những bông hoa bạc là một ẩn dụ cho ánh sáng rực rỡ và đêm sôi động của Lễ hội đèn lồng. (Sun Ping / Epochtimes)
Sự kết hợp giữa cây lửa và những bông hoa bạc là một ẩn dụ cho ánh sáng rực rỡ và đêm sôi động của Lễ hội đèn lồng. (Sun Ping / Epochtimes)

Đọc sách bút đàm

Kiến thức trong bài học này rất gần với cuộc sống sinh hoạt bình thường của chúng ta. Những phong tục ăn bánh trôi (sủi dìn), đốt pháo hoa, đoán câu đố trên đèn lồng trong lễ hội đều ít nhiều được lưu truyền trên thế gian hoặc được nghe nói đến, nên ai cũng biết hỏa thụ ngân hoa (cây lửa hoa bạc), không cần phải nói nhiều.

"Kim ngô chi bất cấm" thì không quen lắm, thật ra cũng là một câu thành ngữ thường được dùng ở thời cổ đại, đó là "Kim ngô bất cấm", ban đầu có nghĩa là lệnh cấm giao thông ban đêm đã bị hủy bỏ trong ba ngày trước và sau Tết Nguyên Tiêu, cho phép mọi người ra vào tự do. Sau này thường ám chỉ cổng thành không bị khóa vào ban đêm, cho phép đi lại tự do.

Vi Thuật đời Đường đã viết trong cuốn "Tây Đô tạp ký" rằng: "Đường phố kinh thành Tây Đô có quan Kim ngô sớm tối truyền lệnh, cấm đi lại ban đêm. Chỉ có đêm 15 tháng Giếng cho phép Kim ngô nới lỏng, trước và sau một ngày". Nghĩa là Kim Ngô làm nhiệm vụ thủ kinh thành ban đêm, thông báo giờ giấc và cấm qua lại vào ban đêm. Chỉ vào trước và sau đêm rằm tháng Giêng âm lịch một hôm, triều đình mới dỡ bỏ lệnh cấm đi lại.

Thời Đường, trong tác phẩm "Đêm rằm tháng Giêng" của Tô Vị Đạo có câu "Kim ngô bất cấm dạ, ngọc lậu mạc tương thôi". Ngọc lậu là một khí cụ tính thời gian cổ xưa, nghĩa là trong đêm Tết Nguyên Tiêu sẽ diễn ra các hoạt động ăn mừng sôi động, đi lại không bị cản trở, không cần báo giờ giấc sớm hay muộn. Sau này, “ngọc lậu vô thôi” trở thành một thành ngữ thông dụng.

Vào thời nhà Minh, "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung viết ở chương 69 rằng: "Đêm rằm tháng Giêng, trời quang mây tạnh, trăng sao tỏa áng, phố phường treo đèn hoa đăng. Quả đúng là Kim ngô bất cấm, ngọc lậu vô thôi". Ông vẫn dùng hai câu thành ngữ này để chỉ bầu không khí vui vẻ của đêm rằm tháng Giêng âm lịch.

Về sau, vào thời nhà Thanh, mọi người dần dần nói ví von việc không đóng cổng thành vào ban đêm là “Kim Ngô bất cấm”. Nói tóm lại, những từ và câu cổ này thường xuất hiện trong nhiều bài thơ, kịch và tiểu thuyết, thế nên chúng ta không thể không biết. Nếu bạn không biết, sẽ không thể đọc được những cuốn sách cổ cũng sẽ không thể thực sự liễu giải được nền văn hóa, cuộc sống và tư tưởng của người xưa.

Kể chuyện

Mừng ngày tết Nguyên Tiêu

Từ xa xưa, Tết Nguyên Tiêu là một lễ hội dân gian quan trọng ở Trung Quốc và nhiều nước châu Á. Sau Tết Nguyên Tiêu thì Tết năm mới sôi động và vui vẻ mới tính là kết thúc, mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Vì vậy Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là “Ăn Tết Nhỏ". Tháng Giêng còn gọi là Nguyên nguyệt, đêm gọi là "tiêu", hàng năm rằm tháng Giêng là đêm rằm đầu tiên của năm mới, vì vậy được gọi là Tết Nguyên Tiêu, còn được gọi Tết Thượng Nguyên, hoặc Tết Đèn Lồng. Đây là ngày của các phong tục dân gian truyền thống, và thưởng thức đèn lồng, đoán câu đố trên đèn lồng. Đây cũng là ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Tết cổ truyền ở Trung Quốc và nhiều nước châu Á.

Khung cảnh sinh động của Lễ hội đèn lồng ở Nam Kinh vào cuối đời nhà Minh "Tranh màu đèn lồng Thượng Nguyên". (Phạm vi công cộng)
Khung cảnh sinh động của Tết Nguyên Tiêu ở Nam Kinh vào cuối đời nhà Minh "Tranh màu đèn lồng Thượng Nguyên". (Phạm vi công cộng)

1. Ăn bánh nguyên tiêu

Dân coi ăn là Trời, trong những ngày vui này không thể thiếu các món ăn, món ăn cho ngày Lễ hội đèn lồng là bánh nguyên tiêu. Ban đầu, món ăn nhẹ cho ngày Tết Nguyên Tiêu không phải là bánh nguyên tiêu. Ở thời Nam và Bắc triều là cháo đậu hoặc cháo gạo nấu với thịt và mỡ động vật. Đến thời Đường, đó là món mì hình con tằm và bánh nướng, mãi đến thời nhà Tống mới xuất hiện bánh nguyên tiêu được làm từ bột gạo nếp và đường trái cây, nhưng thời đó không gọi là bánh nguyên tiêu mà gọi là "phù viên tử" (bánh trôi) hoặc "thang viên". Vào thời Minh, vì món này chỉ được ăn vào ngày Tết Nguyên Tiêu nên nó đã được đổi tên thành bánh nguyên tiêu. Trên thực tế, sự khác biệt giữa thang viên (bánh trôi) và bánh nguyên tiêu là nằm ở kích cỡ của nhân được nhồi trong đó! Người miền Nam Trung Quốc dùng gạo nếp để làm ra bánh trôi có kích thước bằng quả nhãn, được gọi là thang nguyên (bánh trôi); người miền Bắc Trung Quốc thì lớn hơn được gọi là nguyên tiêu.

Giữa hai miền Bắc - Nam Trung Quốc có cách làm khác, ở miền Bắc nhồi bột, cán mỏng bằng rây và lăn tay, còn miền Nam thì nhào bằng lòng bàn tay nhiều hơn.

2. Thưởng thức hoa đăng

Tết Nguyên Tiêu còn gọi là Đăng tiết (Tết Đèn lồng), “Đăng” và “Đinh” là từ đồng âm nên đèn lồng đón Tết mang ý cầu quý tử. Sau thời Đường, đèn lồng không chỉ đa dạng, mà luôn thay đổi và còn trở thành một hoạt động phổ biến. Thời Tống là thời kỳ hoàng kim của đèn lồng, và nghề thủ công của đèn lồng là chưa từng có. Đèn lồng truyền thống sử dụng tre, gỗ, mây hoặc rơm làm giá đỡ đèn, được dán và gắn trên giấy, lụa hoặc các loại vải khác. Người Đài Loan gọi đèn lồng là “Cổ tử đăng” vì chúng được đặt tên theo những chiếc đèn lồng giống như chiêng và trống.

Có rất nhiều loại đèn lồng trong ngày lễ, nhưng về cơ bản có thể chia chúng thành hai loại: một là đèn mô phỏng hình ảnh của các sự vật, chẳng hạn như đèn rồng, hổ, thỏ, máy bay, v.v. còn lại là dựa trên dân gian gồm các truyện, như Ngưu Lang Chức Nữ, Nhị Thập Tứ Hiếu... thể hiện tinh thần trung thành, hiếu thảo, chính nghĩa, tiết tháo.

3. Đoán câu đố đèn lồng

Thời Xuân Thu có cái gọi là “ẩn ngữ”, đến thời Hán, Ngụy mới gọi là “câu đố”, đến thời Nam Tống mới có người viết câu đố trên đèn lồng, người ta đoán câu đố trên đèn lồng. Sau thời Nam Tống, việc có thêm câu đố trên đèn lồng trở nên phong phú hơn, việc xem đèn lồng và câu đố trên đèn lồng đã làm cho không khí của lễ hội trở nên sôi động và ấm áp hơn bao giờ hết.

Câu đố đèn lồng
Câu đố đèn lồng (Ảnh Epoch Times)

Các câu đố được dán lên đèn, để mọi người vừa xem vừa đoán. Các câu đố trên đèn lồng rất khó đoán, giống như hổ, rất khó bị bắn trúng, nên được gọi là "đăng hổ" (còn gọi là văn hổ). Việc nghĩ ra các câu đố truyền thống nhất định phải nói đến quy tắc, cần sự khéo léo, tinh xảo để làm ra những câu đố. Đây là một nghệ thuật độc đáo của Trung Quốc. Kể từ đó trở đi, mỗi khi đến ngày tết Nguyên Tiêu, đoán câu đố đèn lồng lại được tổ chức trên khắp mọi miền đất nước.

Huy Hải
Theo Epochtimes



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Ấu Học Quỳnh Lâm - Bài 9: Cây lửa hoa bạc