Ấu Học Quỳnh Lâm - Bài 8: Lý đoan và nhân nhật

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một lý giải thú vị về một số tục lệ của Tết Nguyên Đán...

(Xem lại Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4; Bài 5; Bài 6; Bài 7; )

Nguyên văn chữ Hán

爆竹一聲除舊,桃符萬戶更新。履端,是初一元旦;人日,是初七靈辰。

Hán Việt

Bạo trúc nhất thanh trừ cựu, đào phù vạn hộ canh tân. Lý đoan, thị sơ nhất nguyên đán; nhân nhất, thị sơ thất linh thần.

Bính âm

Bào zhú yī shēng chú jiù, táo fú wàn hù gēng xīn. Lǚ duān, shì chū yī yuán dàn; rén rì, shì chū qī líng chén.

Giải thích từ ngữ

(1) 桃符 Đào phù: Hai tấm gỗ đào treo trước cửa, trên đó có viết tên hai vị Thần là Thần Đồ và Uất Lũy để trấn áp tà ma, gọi là đào phù, mỗi năm đều sẽ được đổi mới. Nó dần dần phát triển thành câu đối Tết.
(2) 履 Lý: Giẫm, đạp.
(3) 端 Đoan: Ban đầu.
(4) 人日 Nhân nhật: Mùng 7 tháng Giêng âm lịch là "nhân nhật". Nhân nhật là ngày sinh nhật của con người.
(5) 灵辰 Linh thần: Con người là anh linh của vạn vật nên được gọi là "linh thần".

Dịch nghĩa

Tiếng pháo vang rền tiễn đưa một năm cũ, nhà nhà đều thay câu đối trên cửa nhà. Lý đoan có nghĩa là ngày Tết, là ngày mồng một tháng Giêng âm lịch. Nhân nhật là mùng bảy tháng Giêng âm lịch.

Đọc sách bút đàm

Có thể nói sau bài học này, chúng ta sẽ thấy rõ đặc điểm của cuốn sách giáo khoa này. Nó thực sự dạy cho trẻ nhỏ nhiều kiến ​​thức đa dạng bằng hình thức văn học, không gây nhàm chán, thậm chí còn rất thú vị. Bởi vì đằng sau cuốn sách này, có rất nhiều nguồn gốc liên quan đến các loại điển cố, Thần thoại. Cuốn sách khiến cho người đọc quên rằng mình đang đọc một cuốn bách khoa toàn thư. Khơi dậy sự thích thú, tò mò đọc sách của con trẻ.

Trong bài này, hai câu đầu tương đối quen thuộc với mọi người, có liên quan đến phong tục ngày Tết, những câu sau tuy không quen thuộc với mọi người nhưng cũng là nét văn hóa ngày Tết cổ xưa. Đằng sau những nền văn hóa này chủ yếu là những câu chuyện Thần thoại.

"Lý đoan" đại khái có một số giải thích, và ý nghĩa cơ bản đều liên quan đến mở đầu. Một là việc tính toán niên hiệu bắt đầu từ ngày mồng một tháng Giêng, nên gọi là "Lý đoan". Mọi người đã từng nghe câu thành ngữ “như lý bạc băng” (như đi trên lớp băng mỏng), không phải từ lý này có nghĩa là đi bộ hoặc chạy bộ hay sao? Và từ đoan có nghĩa là một đầu, ý là sự bắt đầu. Vì vậy, khi cả hai từ này ghép lại với nhau nó có nghĩa là bắt đầu, bắt đầu làm một việc gì đó. Đây là cách tính lịch thời cổ đại, cổ nhân dùng nó để chỉ mùng một tháng Giêng.

Theo “Tả Truyện - Văn Tây Nguyên Niên” có ghi: “Khi tiên vương quy chính thời giờ, từ bắt đầu từ "lý đoan" (ngày 1 tháng Giêng), cải chính ở giữa, còn lại thì quy về cuối”. Đỗ Dự chú giải: “Khởi đầu làm lịch, là khởi đầu của thuật”. Khổng Dĩnh Đạt giải thích: "Lý là bước đi, là nói bắt đầu bước đi, là khởi đầu của việc làm lịch". Do đó sau này là nói "lý đoan" là chỉ ngày mùng một tháng Giêng Hoàng lịch (âm lịch). Đây là một bản ghi chép giải thích sớm nhất của hai học giả thời cổ đại về từ "lý đoan".

Hoàng đế thời xưa khi mới lên ngôi đều đổi niên hiệu, và cũng là chỉ sử khởi đầu của sự vật. Nếu bạn hiểu được những thuật ngữ này, sẽ nhanh chóng hiểu được ý nghĩa của nó sau khi đọc những cuốn cổ thư.

"Nhân nhật" vốn là một nét văn hóa phong tục đầu năm rất quen thuộc của Trung Quốc, nhưng ngày nay đã biến mất khỏi Đại Lục, còn Đài Loan và Nhật Bản vẫn giữ được truyền thống nay. Cứ vào mùng bảy tháng Giêng, người Nhật làm món cháo thất thảo để đuổi tà đón phúc, chúc mừng ngày sinh của loàn người, và cảm tạ vị Thần Nữ Oa đã tạo ra con người.

Kể chuyện

Câu chuyện về năm (niên)

Đối với người Hoa trên toàn thế giới, và nhiều nước châu Á khác, Tết Nguyên đán là ngày lễ quan trọng nhất trong năm, là ngày hội tràn đầy niềm vui và cũng là ngày tốt để gia đình, bạn bè đoàn tụ sum vầy.

Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán là truyền thuyết có cơ sở và rất phong phú, tràn đầy sắc màu, bắt nguồn từ hàng nghìn năm qua. Trong đó, truyền thuyết nổi tiếng nhất là truyền thuyết về "Thú niên". “Thú niên” là một con quái thú độc ác và hung dữ, cứ đến đêm giao thừa (30 tháng Chạp) là chúng sẽ ra ngoài ăn thịt người, vì thế trong đêm giao thừa, mọi người giúp đỡ người già và trẻ nhỏ đi lên núi để tránh sự tấn công của thú niên.

"Đốt pháo" trong cuốn sách "Shengping Leshitu" thời nhà Thanh. Bộ sưu tập của Bảo tàng Cung điện Quốc gia ở Đài Bắc. (Phạm vi công cộng)
Bức tranh "Đốt pháo" trong cuốn sách "Thăng bình lạc sự đồ" thời nhà Thanh. Bộ sưu tập của Bảo tàng Cố Cung Quốc gia ở Đài Bắc. (Phạm vi công cộng)

Sau đó, một vị Thần biết sự tình đã rất thương cảm cho người dân nên đã hạ phàm chỉ dạy cho người dân cách phòng hộ để phòng tránh con thú niên. Hóa ra nó cực kỳ sợ màu đỏ, lửa và âm thanh ồn ào nên người ta dán giấy đỏ lên cửa, đốt đuốc và đốt pháo suốt đêm để xua đuổi thú niên. Thú niên không còn cách nào khác phải trốn trở lại vào núi. Sáng hôm sau, mọi người chúc mừng nhau về việc đánh bại được con thú niên, tiếng "chúc mừng" liên tục không dứt.

Kể từ đó, cứ đến đêm giao thừa, nhà nào cũng rực rỡ ánh đèn đuốc, dán câu đối trước cửa, đốt pháo, rồi dần trở thành phong tục.

Đào phù, câu đối Tết và Môn Thần

Tết Nguyên Đán, câu đối thường được treo ở trước cửa ra vào, còn được gọi là câu đối Tết. Các câu đối Tết ban đầu được phát triển từ đào phù để trừ tà. Từ thời nhà Chu, đã có phong tục treo đào phù trong Tết Nguyên Đán. Cái gọi là đào phù là có liên quan đến hai vị Thần hàng phục ma quỷ là Thần Đồ và Uất Lũy trong truyền thuyết.

Tương truyền, có một cây đào lớn trên núi Đào Đô ở Đông Hải, thân cây uốn lượn vươn rộng, bóng râm của cây có thể che được hơn ba ngàn dặm. Quỷ môn nằm giữa cành đào lớn phía đông bắc, ngày nào cũng có quỷ quái ra vào Quỷ môn. Dưới gốc cây có hai vị Thần là Thần Đồ và Uất Lũy đang đi tuần. Hai vị Thần này rất lợi hại, chỉ cần thấy ác quỷ làm hại đến người tốt thì họ sẽ trói chúng bằng dây sậy và ném lên núi để hổ ăn.

Thần Đồ và Uất Lũy ngày đêm tuần tra dưới tán cây đào, ác quỷ và yêu quái sợ hãi không dám làm loạn. Vì vậy, người ta tạc tượng hai vị Thần này bằng gỗ đào đặt hai bên cổng để xua đuổi ma quỷ, trấn áp tà ma, cầu bình an. Sau đó, dần dần đơn giản hóa, họ chỉ vẽ Thần Đồ bên trái, Uất Lũy bên phải. Cuối cùng, tên của hai vị thần được viết trên hai tấm bảng đào, treo ở hai bên cửa, được cho là có tác dụng như nhau. Thần Đồ và Uất Lũy được nhiều người gọi là Môn Thần. Tấm ván đào chính là đào phù.

Môn Thần
Môn Thần (nguồn Ixioini/ Wikipedia - CC BY-SA 3.0)

Sau đó, đào phù dần dần được đơn giản hóa, trên giấy đỏ vuông vẽ lên hình một quả đào, sau đó viết tên vị Thần Đồ và Uất Lũy xem như xong. Sau thời nhà Đường, họ đã viết một số câu cát tường trên giấy đỏ, sau đó sửa thành câu đối. Vào thời Ngũ Đại và Thập Quốc, Mãng Sướng, hoàng hậu của nước Thục, đã viết câu "mừng năm mới dư dả, điều tốt lành luôn trường tồn" trên đào phù, là câu đối mùa xuân sớm nhất. Về sau, giới văn nhân và học giả làm theo, nên phong tục viết câu đối Tết dần lan rộng.

Vào thời nhà Tống, câu đối lễ hội mùa xuân vẫn được gọi là đào phù. Đến thời nhà Minh, đào phù vẫn được xem là câu đối lễ hội mùa xuân. Theo ghi chép, sau khi Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương thiết lập kinh đô Kim Lăng, trước đêm giao thừa, người dân ở Bắc Kinh được lệnh dán câu đối Lễ hội mùa xuân ở các cửa thành, và đích thân hoàng đế đã đi thị sát, nhà nhà đều hân hoan. Từ đó đến nay, câu đối liên xuân thịnh vượng, có lịch sử hàng nghìn năm, không hề bị mai một. Hàng nghìn gia đình viết và dán những câu đối Tết vào dịp năm mới, đây vốn là một phần quan trọng nhất của nền văn hóa Trung Hoa.

Huy Hải
Theo Epochtimes



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Ấu Học Quỳnh Lâm - Bài 8: Lý đoan và nhân nhật