Ấu Học Quỳnh Lâm - Bài 17: Nói xấu người khác và bạo chính

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chính trị bạo ngược tàn ác với nhân dân, giống như lột da và hút xương tuỷ của muôn dân.

(Xem lại Bài 1; Bài 2; Bài 3; Bài 4; Bài 5; Bài 6; Bài 7; Bài 8; Bài 9; Bài 10; Bài 11; Bài 12; Bài 13; Bài 14; Bài 15; Bài 16;)

Nguyên văn chữ Hán

讒口中傷,金可鑠而骨可銷;虐政誅求,敲其膚而吸其髓。

Hán Việt

Sàm khẩu trúng thương, kim khả thước nhi cốt khả tiêu; ngược chính tru cầu, xao kỳ phu nhi hấp kì tuý.

Bính âm

Chán kǒu zhòng shāng, jīn kě shuò ér gǔ kě xiāo; nüè zhèng zhū qiú, qiāo qí fū ér xī qí suǐ.

Giải thích từ ngữ

(1) 讒 Sàm: Nói xấu người khác.
(2) 中傷 Trúng thương: Tấn công ác ý và hãm hại người khác.
(3) 鑠 Thước: Nóng chảy.
(4) 銷 Tiêu:Tiêu tan.
(5) 虐 Ngược: Bạo ngược, tàn bạo.
(6) 誅求 Tru cầu: Hạch sách, tống tiền.
(7) 敲 Xao: Khai thác.
(8) 吸 Hấp: Hấp thu.
(9) 髓 Tủy: Tủy xương.

Dịch nghĩa

Tung tin đồn, công kích ác ý, hãm hại người khác, đảo lộn đúng sai, tạo thành sức mạnh dư luận, đủ sức làm tan chảy sắt thép, tan nát xương cốt. Chính trị bạo ngược tàn ác với nhân dân, giống như lột da và hút xương tuỷ của muôn dân.

Đọc sách bút đàm

Hôm nay chúng ta nói về sự vu khống, bạo ngược và độc tài của chính quyền, chính là để cảnh báo cho trẻ em rằng, phải ghi nhớ trong tâm tính nghiêm trọng của hai loài ác độc này, không được dùng nó để làm tổn hại người khác. Mọi người đều biết rằng, sự vu khống có thể làm mất uy tín của một người và làm cho người ta không có chỗ đứng trong xã hội. Nó hại người còn hơn gươm đao. Tuy nhiên, hôm nay chúng ta chủ yếu nói về “một chính quyền hà khắc còn tàn bạo hơn là mạnh thú", câu này do Khổng Tử nói.

Câu chuyện về “Hà chính mãnh ư hổ" như sau. Một hôm, Khổng Tử đi ngang qua núi Thái Sơn, đến trước một ngôi mộ, ông thấy một người phụ nữ đang khóc. Khổng Tử nghe vậy, bèn sai Tử Lộ bước đến hỏi: “Thưa cô, cô khóc thật bi thương, có phải là cô có chuyện gì thương tâm?”

Người phụ nữ trả lời rằng: “Bố chồng, chồng và con trai tôi đều bị hổ ăn thịt”.

Tử Lộ hỏi: “Tại sao cô không rời khỏi đây?”

Cô nói: “Chính quyền hà khắc ở khắp nơi! Ít nhất là ở đây không có chính quyền hà khắc đó”.

Khổng Tử xúc động nói với học trò rằng: "Đừng bao giờ quên điều đó! Một chính quyền hà khắc còn tàn bạo hơn là mãnh thú. Một con mãnh hổ hung dữ không đáng sợ bằng một chính quyền tàn bạo”.

Khổng Tử nói với học sinh rằng: “Một chính quyền hà khắc còn tàn bạo hơn là mãnh thú”. Bức tranh vẽ hổ của người thời nhà Nguyên (Phạm vi sử dụng cộng đồng).

Câu chuyện này xuất phát từ cuốn "Lễ Kí · Đàn Cung". Nguyên văn như sau:

"Khổng Tử thích Tề, quá Thái Sơn, hữu phụ nhân khốc ư mộ, sử Tử Lộ vấn chi. Đáp viết: tích ngô cữu tử ư hổ, ngô phu hựu tử dã, kim ngô tử hựu tử dã. Tử Lộ viết: Hà bất khứ hồ? Phụ viết: Vô hà chính. Tử Lộ dĩ cáo. Khổng Tử viết: Tiểu tử thức chi, hà chính mãnh ư hổ dã".

Tạm dịch:

“Khổng Tử đến nước Tề, qua núi Thái Sơn, thấy một phụ nữ khóc trước mộ, bèn sai Tử Lộ đến hỏi. Người phụ nữ đáp: Xưa bố chồng tôi bị hổ giết chết, chồng tôi cũng bị hổ giết, hôm nay con trai tôi lại bị hổ giết rồi. Tử Lộ nói: Sao không đi nơi khác? Người phụ nữ nói: Không nơi nào không có chính quyền hà khắc. Tử Lộ về báo cáo. Khổng Tử nói: Các trò thấy đó, chính quyền hà khắc tàn bạo hơn mãnh hổ”.

Theo cuốn "Hàn Thư · Nghệ Văn Chí", Lễ ký là một cuốn sách do các đệ tử của Khổng Tử, những người đã nghe lời dạy của Khổng Tử về phép xã giao, ghi chép lại. Cũng có người nói, các đệ tử đời sau của Khổng Tử đã biên soạn một bộ sách về về lễ nghi. Nhưng cách nói hợp lý hơn là bộ sách được viết bởi cả 2 cách nói này.

Vào thời nhà Hán, các tác phẩm kinh điển của Khổng Tử được gọi là "Kinh", và cách giải thích "Kinh" của các đồ đệ là "Truyện" hoặc "Ký", do đó có tên là "Lễ ký", là cách giải thích đối với "Lễ". Cuốn Lễ Ký đầu thời Tây Hán có 131 thiên. Nó là một tác phẩm quan trọng nêu lại các nghi lễ thời cổ đại. Tương truyền, Đới Đức đã chọn ra 85 thiên, được gọi là "Đại Đới Lễ ký". Đới Thánh lại chọn ra 49 thiên trong đó, gọi là “Tiểu Đới Lễ ký". Vào cuối thời Đông Hán, bản Đại Đới không được phổ biến, bản Tiểu Đới đặc biệt được gọi là "Lễ ký", Trịnh Huyền đã chú giải, thế là địa vị của “Lễ ký” được nâng lên là kinh điển của Nho gia.

Hơn hai nghìn năm đã trôi qua kể từ thời Xuân Thu mà Khổng Tử sống, hiện tượng chính quyền hà khắc nhất không phải là thời Xuân Thu, thời mà các nước chư hầu vào cuối thời nhà Chu đã chinh chiến với nhau giành ngôi bá chủ, mà là thời kỳ được gọi là “hòa bình” sau năm 1949 của Trung Quốc. Hàng chục triệu người đã chết trong các chiến dịch chính trị trước đây của ĐCSTQ, gồm có Cách mạng Văn hóa. Họ không liên quan gì đến chiến tranh, nhưng tổng số người chết lại cao hơn nhiều so với tổng số người chết trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Đó đều là những cái chết không bình thường dưới chế độ hà khắc trong thời kỳ hòa bình. Nếu Khổng Tử còn sống đến ngày nay, không biết Ngài sẽ cảm khái như thế nào. Đây là phiên bản hiện đại của "chính quyền hà khắc", đâu chỉ tàn bạo hơn cả mãnh hổ. Con hổ dù có khủng khiếp và hung ác đến đâu, phạm vi và mức độ thiệt hại cũng rất hạn chế, nhưng chính quyền hà khắc ngày nay có thể gây hại cho người dân cả nước, vượt xa loài hổ dữ rất nhiều lần.

Những lời này của Khổng Tử phản ánh tư tưởng của ông về việc quản lý bằng đạo đức. Nó cũng là nguồn gốc của sự lạm dụng chính trị trong bài này. Ngày nay, nếu không được giáo dục đạo đức truyền thống, con người rất dễ không phân biệt được giữa thiện và ác, không rõ đúng sai, thích đấu tranh, do đó sẽ phải nhận chịu tai họa thê thảm. Việc khôi phục giáo dục truyền thống, nhất là giáo dục trẻ em là cấp thiết nhất.

Kể chuyện

Tăng Sâm giết người

Học trò của Khổng Tử là Tăng Sâm rất có hiếu, phẩm đức của ông được người thời bấy giờ ca tụng. Tăng Sâm sống ở một thị trấn nhỏ tên là Bí một thời gian. Một ngày nọ, trong làng xảy ra một vụ án mạng, kẻ sát nhân trùng tên trùng họ với Tăng Sâm. Chẳng mấy chốc, câu chuyện Tăng Sâm giết người lan ra khắp làng.

Một người hàng xóm của gia đình họ Tăng, không nhìn thấy tận mắt kẻ sát nhân, cũng không đi xác minh, liền đi nói với mẹ của Tăng Sâm rằng: "Tăng Sâm giết người rồi".

Mẹ Tăng kiên định nói: “Con trai tôi sẽ không giết”.Bà tiếp tục dệt vải với vẻ mặt bình thản.

Tăng Sâm, đệ tử đắc ý của Khổng Tử, nổi tiếng bởi hiếu hạnh. Thời niên thiếu nhà nghèo, Tăng Sâm thường vào núi kiếm củi. Một ngày nọ, có khách đến nhà, mẫu thân không biết làm thế nào, đành cắn ngón tay của mình. Tăng Sâm bỗng nhiên cảm thấy tim nhói lên, biết rằng mẫu thân đang gọi mình, liền gánh củi nhanh chóng về nhà quỳ xuống hỏi nguyên do (Phạm vi sử dụng cộng đồng)

Không lâu sau, lại một người khác chạy đến bên mẹ Tăng Sâm và nói: “Tăng Sâm đã giết người”. Mẹ Tăng Sâm vẫn rất tin tưởng vào con trai mình, và tâm không hề xáo động theo. Một lúc sau, lại một người thứ ba vội vã chạy đến chỗ bà báo: “Tăng Sâm đã giết người”. Mẹ Tăng Sâm nghe vậy đột nhiên sụp đổ niềm tin, vô cùng hoảng sợ, vội vàng ném con thoi dệt trên tay, liền nhảy qua tường chạy trốn.

Với sự hiền năng của Tăng Sâm, và sự hiểu rõ về con trai mình của người mẹ, vốn sẽ không có chuyện thế này. Nhưng trước hàng loạt những tin đồn không chính xác, mẹ Tăng Sâm đã lung lay niềm tin của mình đối với con trai. Qua đó chúng ta có thể thấy rằng, nếu ngôn luận sai sự thật được nói nhiều lần có thể khiến người ta tin đó là sự thật, vì vậy chúng ta không nên dễ dàng tin vào những lời đồn đại, phải kiểm tra rõ thực hư, đề cao cảnh giác thì mới có thể hiểu được chân tướng sự thực.

Câu chuyện này có nguồn gốc từ “Chiến Quốc sách - Tần sách 2), nguyên văn:

Tích Tăng Tử xử Bí, Bí nhân hữu dữ Tăng Tử đồng danh tộc giả nhi sát nhân, nhân cái Tăng Tử mẫu viết: “Tăng Sâm sát nhân!”. Tăng Tử chi mẫu viết: “Ngô tử bất sát nhân!”. Chức tự nhược. Hữu khoảnh yên, nhân hựu viết: “Tăng Sâm sát nhân!”. Kỳ mẫu thượng chức tự nhược dã. Khoảnh chi, nhất nhân hựu cáo chi viết: “Tăng Sâm sát nhân!”. Kỳ mẫu cụ, đầu trữ du tường nhi tẩu. Phù dĩ Tăng Sâm chi hiền, dữ mẫu chi tín dã, nhi tam nhân nghi chi, tắc từ mẫu bất năng tín dã.

Huy Hải
Theo Epochtimes



BÀI CÙNG CHUYÊN ĐỀ

BÀI CHỌN LỌC

Ấu Học Quỳnh Lâm - Bài 17: Nói xấu người khác và bạo chính