Ảo ảnh Thiên đường đã mất (P1): Danh-lợi-tình đội nón ra đi và cuộc thảm sát tàn bạo nhất

Giúp NTDVN sửa lỗi

Anh thở dài ngao ngán, hối hận lẽ ra không nên tiếp tay cho ĐCSTQ làm bao điều xấu ác, nghiệp chướng nặng nề nên mới có kết cục đáng buồn như vậy, bây giờ ngay cả cơm cũng không có mà ăn.

Hơn 50 năm trước, Mao Trạch Đông phát động chiến dịch Cách mạng Văn hóa giết chóc, cướp bóc, đốt phá tàn sát ở Bắc Kinh, trong bối cảnh dầu sôi lửa bỏng ấy, có một mảnh đời thế này từng tồn tại…

Lúc này, Từ Tuấn không may bị bắt trong một cuộc nổi dậy chống cộng của nông dân ở huyện Bì, Tứ Xuyên, sau cuộc nổi dậy, anh được cứu và chuyển đến Bắc Kinh làm Giám đốc bộ phận phân phối của một nhà xuất bản. Anh ấy có vẻ ngoài tài năng, có văn hóa và địa vị nên đã thu hút nhiều cô gái trẻ.

Lúc này, có một cô gái người Thượng Hải tên Trương Tĩnh Hoa ở phòng kế toán đã phải lòng Từ Tuấn. Trương Tĩnh Hoa xinh đẹp nên Chủ tịch nhà xuất bản bấy giờ là Hóa Thanh đã sinh lòng ham muốn cô. Anh ta cho rằng với địa vị của mình, dùng danh lợi mua chuộc thì nhất định sẽ dễ dàng dụ dỗ được Trương Tĩnh Hoa. Nhưng Trương Tĩnh Hoa coi thường tính cách xấu xa và xảo quyệt của Hóa Thanh, từ chối giao du với anh ta. Từ đó, hễ nói đến chuyện tình yêu của Từ Tuấn và Trương Tĩnh Hoa là Hóa Thanh hận đến tận xương tủy, chỉ tiếc là chưa ăn tươi nuốt sống được hai người ấy cho thỏa giận trong lòng.

Năm 1951, ĐCSTQ phát động chiến dịch Tam phản, Ngũ phản trên toàn quốc, Hóa Thanh muốn biến cả hai thành những con hổ lớn (đối tượng bị đấu tố), nhưng cuối cùng phải bỏ cuộc vì thiếu chứng cứ. Sau đó Từ Tuấn và Trương Tĩnh Hoa kết hôn, có cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn và sinh được một cô con gái.

Năm 1954, ĐCSTQ kêu gọi tiến bộ trong khoa học, Từ Tuấn yêu cầu các nhà lãnh đạo cho phép trở lại trường học để hoàn tất chương trình đại học, Hóa Thanh cảm thấy cơ hội đến rồi đây, trước giờ muốn tìm cũng không thấy được, nên chấp thuận ngay lập tức.

Năm 1955, ĐCSTQ triển khai cuộc vận động Túc phản trong nội bộ các đơn vị, Hóa Thanh bèn chộp lấy cơ hội trả thù nên đã ra lệnh cho bộ phận nhân sự giả mạo hai lá thư vạch trần tố cáo của quần chúng, vu cáo rằng khi Từ Tuấn trốn khỏi trại tập trung Thượng Nhiêu đến núi Vũ Di, thì bị Quốc Dân Đảng bắt và đã gia nhập tổ chức đặc vụ, sau đó đưa anh ta trở lại núi Vũ Di để đánh du kích, rằng anh ta là phần tử gián điệp ẩn nấp trong ĐCSTQ từ lâu.

Sinh viên Bắc Kinh biểu tình trong phong trào Ngũ Tứ. (Ảnh: Wikipedia)

Dựa vào đó, Hóa Thanh đã chuyển Từ Tuấn từ Đại học Bắc Kinh trở lại nhà xuất bản để tham dự những cuộc họp đấu tranh và buộc anh ấy phải thú nhận.

Từ Tuấn kiên quyết bác bỏ điều đó, về sau Hóa Thanh gán anh ta là gián điệp và báo cáo với Cục Công an và Tòa án với lý do có thái độ xấu chống đối phong trào. Cuối cùng, căn cứ vào định tính của Cục Công an, Từ Tuấn đã bị kết án 6 năm tù. Chủ tịch Hóa nắm bắt cơ hội này để dụ dỗ và ép buộc Trương Tĩnh Hoa ly hôn với Từ Tuấn. Dưới sự công kích liên tục không ngừng của Hóa Thanh, Trương Tĩnh Hoa đã mất đi ý chí, mềm lòng và đồng ý ly hôn với chồng, cuối cùng đã bị Hóa Thanh chiếm đoạt làm vợ…

Từ Tuấn ở tù và chịu đủ mọi tủi nhục trong 6 năm oan ức, sau khi mãn hạn trở về, đến nhà mới hay vợ mình đã sớm cao chạy xa bay rồi. Lúc này, một mình anh đi tới đi lui trong căn phòng trống trải, trong đầu trăm mối tơ vò. Anh nhớ lại những ngày tháng hạnh phúc với vợ trong căn phòng đầy ắp tiếng cười này. Nay người đi lầu vắng ngọn đèn lẻ loi chỉ còn lại mỗi bóng anh in dài trên vách, thật là ảm đạm! Anh thở dài ngao ngán, hối hận lẽ ra không nên tiếp tay cho ĐCSTQ làm bao điều xấu ác, nghiệp chướng nặng nề nên mới có kết cục đáng buồn như vậy, bây giờ ngay cả cơm cũng không có mà ăn.

Trong lúc nguy nan nhất, anh nhận được sự cảm thông từ Chủ tịch mới là Vi Chánh Nghĩa, vì lúc này Hóa Thanh đã trở thành cố vấn không có thực quyền nên Vi Chánh Nghĩa đã sắp xếp cho Từ Tuấn một công việc tạm thời trong nhà xuất bản.

Bấy giờ, một nữ nhân viên trẻ tên Hạ Ái Cầm ở bộ phận xuất bản có ấn tượng tốt với Từ Tuấn, nhưng Hóa Thanh đâu để yên mà tìm mọi cách phá hoại cho bằng được.

Anh ta nói với Hạ Ái Cầm rằng: Từ Tuấn là tù nhân cải tạo lao động và không có công việc chính thức, cô phải rất thận trọng khi tìm những người như thế này vào làm việc, hoặc tôi sẽ giới thiệu cô với Trang Thành, một thanh niên trong bộ phận kế hoạch, anh ta trẻ có triển vọng, so với Từ Tuấn thì giỏi hơn nhiều.

Hạ Ái Cầm nói rằng: Từ Tuấn là một nhà cách mạng lão thành, anh ấy có năng lực và tốt bụng, cải tạo lao động là chuyện quá khứ rồi, cải tạo xong thì thành người tốt thôi, lựa chọn đối tượng là chuyện cá nhân của tôi, cảm ơn anh quan tâm.

Hóa Thanh bị bẽ mặt và mắng chửi sau lưng cô ấy rằng: con nhỏ hèn hạ không biết điều kia, lão chống mắt lên xem có ngày cô sẽ chịu khổ cho biết.

Hạ Ái Cầm bỏ ngoài tai những lời chia rẽ và khiêu khích của Hóa Thanh, cô vẫn kiên quyết kết hôn với Từ Tuấn, hai vợ chồng sinh được một trai một gái, sống một cuộc sống hạnh phúc và ổn định trong vài năm. Nhưng không lâu sau gặp phải Cách mạng Văn hóa, và nhà xuất bản đã sa thải Từ Tuấn mà không có lý do.

Từ Tuấn băn khoăn khó hiểu, anh đi hỏi Chủ tịch Vi, liệu đây có phải do Hóa Thanh làm không? Vi Chánh Nghĩa nói rằng việc sa thải hoàn toàn dựa trên chỉ thị của chính quyền trung ương chứ không liên quan gì đến Hóa Thanh. Lúc này khí thể của phong trào Cách mạng Văn hóa đang bùng nổ dữ dội, đã bắt đầu đại khai sát giới ở Bắc Kinh, đây là cuộc vận động quần chúng của Mao Trạch Đông để thị uy với phe đối lập trong đảng. Vậy, Mao Trạch Đông muốn nhắm tới mục tiêu gì? Anh là đồng chí lão thành à, chúng tôi đang quan sát cẩn mật và mọi thứ trong tầm kiểm soát đấy. Hóa ra đây là cái được gọi là lý do khiến Từ Tuấn bị mất chén cơm.

Từ Tuấn lắng nghe những lời của Chủ tịch Vi và cảm thấy được truyền cảm hứng mặc dù đang bị thất nghiệp trong giai đoạn khó khăn này, nhưng đồng thời anh cũng bị sốc trước những hành động tàn ác vô nhân đạo diễn ra giữa ban ngày ở Bắc Kinh. Từ Tuấn muốn tìm hiểu chân tướng cuộc vận động, vì vậy anh ấy đã đích thân đạp xe đạp vòng quanh 4 thành Nam Bắc để thâm nhập quan sát tình hình thực tế.

Anh thấy cả thành phố đầy những Hồng vệ binh (thanh thiếu niên trẻ) không đến trường mà đi lục soát nhà, bắt người, đánh người, đốt phá và cướp bóc. Chỉ là Mao Trạch Đông cố ý muốn thông qua Cách mạng Văn hóa để làm lãnh đạo trung tâm của cách mạng thế giới, nên muốn kích động những cuộc nổi loạn phóng hỏa giết người không chỉ trong nước, mà còn âm mưu lan tỏa ra nước ngoài.

Trước tiên Mao cho đốt cháy Đại sứ quán Anh ở Bắc Kinh với lý do chống đế quốc, sau đó ra lệnh cho Đại sứ quán ở nước ngoài lãnh đạo sinh viên Trung Quốc tại quốc gia đó noi theo phong trào Cách mạng Văn hóa trong nước để phóng hỏa ở nước ngoài. Tô Tiệp và một số du học sinh viên khác hưởng ứng đầu tiên, họ diễu hành trong khuôn viên trường và hô hào các khẩu hiệu đả đảo đế quốcđả đảo phe xét lại, kết quả họ bị chính quyền bắt và trục xuất về Trung Quốc, giấc mơ của Mao Trạch Đông thất bại.

Từ Tuấn nghĩ mãi cũng không thể tin nổi điều này là sự thật, bởi vì không có bạo loạn phản cách mạng nào xảy ra ở Bắc Kinh hoặc cả nước, chính phủ không bị lật đổ, và đất nước vẫn nằm dưới sự lãnh đạo và kiểm soát hiệu quả của ĐCS. Lại nói, có biết bao các sĩ quan cảnh sát quân đội trong các Tòa án chính phủ được nhân dân nuôi dưỡng và ủng hộ, sao họ không ra tay giữ gìn trật tự xã hội, bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản của người dân, ngăn chặn và trấn áp bọn côn đồ khỏi việc sát hại người dân vô tội, cướp tài sản, và đốt di tích văn hóa lịch sử?

Sau nhiều ngày quan sát, Từ Tuấn hiểu rằng tất cả những việc xấu mà Hồng vệ binh thực hiện đều do lãnh đạo ĐCS Mao Trạch Đông điều khiển và kiểm soát, Ủy ban khu phố, đồn cảnh sát, cơ quan công an đã cung cấp danh sách và tư liệu, đó là hành vi của đảng và chính quyền từng bước được lãnh đạo một cách có kế hoạch, có tổ chức hẳn hoi.

Cách mạng Văn hóa là thời kỳ cực tả điên cuồng nhất ở Trung Quốc. Chém giết đã trở thành một cách cạnh tranh để bày tỏ vị trí cách mạng của cá nhân, nên việc tàn sát “các kẻ thù giai cấp” là cực kỳ tàn bạo và độc ác.
Cách mạng Văn hóa là thời kỳ cực tả điên cuồng nhất ở Trung Quốc. Chém giết đã trở thành một cách cạnh tranh để bày tỏ vị trí cách mạng của cá nhân, nên việc tàn sát “các kẻ thù giai cấp” là cực kỳ tàn bạo và độc ác. (Epoch Times)

Nhưng với những hành động tàn bạo dã man vô nhân đạo xảy ra ở Bắc Kinh trong mấy ngày qua, Mao Trạch Đông vẫn cho rằng chưa đủ cường độ để gây chấn động cho các đối thủ chính trị của mình, ông ta muốn thổi bùng ngọn lửa dữ dội điên cuồng hơn, thậm chí thiêu trụi cả quốc gia, nên Mao phải ra sức quạt lửa mạnh hơn để nó lan ra khắp cả nước. Vì vậy, Mao đã gặp gỡ Hồng vệ binh từ khắp nơi trên đất nước lần đầu tiên tại Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 18 tháng 8 năm 1966, và cổ vũ họ quật khởi tinh thần cách mạng thông qua việc giết-đốt-cướp-đập phá…

Kể từ hôm ấy, Mao đã không ngừng tiếp kiến và kiểm duyệt 7 đợt với hơn 11 triệu Hồng vệ binh đến từ khắp các tỉnh thành. Dưới sự kêu gọi khuyến khích, thao túng và chỉ huy của Mao, Hồng vệ binh và phe nổi dậy trở nên tàn bạo tột độ, sử dụng bạo lực một cách vô nguyên tắc mọi lúc mọi nơi trên đất nước.

Từ Tuấn tận mắt nhìn thấy hàng loạt Hồng vệ binh lấy danh sách do Ủy ban khu phố của đồn cảnh sát cung cấp, và xông vào nhà của những người giàu có, quan chức cũ, giáo sư, chuyên gia, nghệ sĩ hoặc người nổi tiếng, viện cớ phá tứ trụ lập bốn cái mới, sử dụng phương thức đánh thổ hào chia ruộng đất, tự ý đến nhà người khác lục tung và kiểm tra toàn bộ, ra lệnh cho người nhà của họ quỳ ngoài sân, dùng thắt lưng đầu đồng mà đánh túi bụi, con gái thì bị lôi ra cạo đầu hình âm dương v.v., và nhiều trò đùa quái ác khác. Ép buộc họ phải thành thật khai báo và giao nộp tài sản cất giấu trong nhà như vàng bạc châu báu, đồ cổ, tranh quý, đô la Mỹ và bảng Anh…

Hồng vệ binh thậm chí còn xông lên nhà để cạy gạch trong phòng, đập vỡ tường, cạy sàn, đào xuống đất cả mét để tìm của cải vàng bạc, chuyển những bức tranh cổ và thư pháp có giá trị mà chúng cướp được cho Mao Trạch Đông, Giang Thanh, Chu Ân Lai, Khang Sinh, Trần Bá Đạt, Lâm Bưu và những kẻ đầu sỏ cầm đầu khác chọn làm bộ sưu tập.

Những bức tranh và thư pháp khác (một số vẫn còn cực kỳ quý giá) đã bị thiêu rụi ngay tại chỗ trong sân. Toàn bộ đồ đạc nội thất bằng gỗ quý trong nhà như gỗ lim, hồng trắc… được chuyển ra chợ đồ cũ để bán. Sau đó chúng lùa đối tượng đến sống trong một căn phòng cũ kỹ dột nát, chỉ để lại cho họ một đôi đũa, một cái bát và một chiếc chăn bông (giống hệt như đấu địa chủ trước đây vậy).

Từ Tuấn còn nhìn thấy một bà lão nọ, Hồng vệ binh nói rằng bà là một địa chủ chui lọt lưới, bởi vì chúng không ép được bà để kiếm tiền, nên một trong những Hồng vệ binh đã túm chặt tóc và giật mạnh dữ dội, kết quả là da đầu của bà bị xé toạc một mảng lớn khiến máu chảy đầm đìa xuống cổ áo của bà ấy, lại còn áp giải bà đi diễu hành bêu rếu. Sau cuộc diễu hành, Hồng vệ binh còn đổ nước muối đã chuẩn bị sẵn lên vết thương của bà, khiến bà đau đớn lăn lộn trên mặt đất. Chưa kể là chúng còn làm chuyện đại nghịch bất đạo, ép buộc con trai con gái, con dâu, cháu trai của bà phải đánh bà ấy, nếu không làm theo yêu cầu sẽ bị chúng đánh đập rất dã man.

Vào một buổi chiều, Từ Tuấn đi bộ trên bãi biển và nhìn thấy một nhóm Hồng vệ binh vây quanh một bà già, nói rằng bà là Điểm Đàn Sư của Nhất Quán Đạo, lúc này bà ấy đã bị đánh đến thân thể bê bết máu, nằm trên mặt đất mà thoi thóp sắp chết. Nhưng những nữ Hồng vệ binh này vẫn không buông tha, từng người lần lượt nhảy lên người bà, miệng hát những câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông, trong tích tắc bà đã bị giẫm chết thực sự nhưng Hồng vệ binh vẫn điên cuồng không ngừng nhảy lên người bà, hệt như những con quỷ khát máu vậy.

Vào ngày 25 tháng 8 năm 1966, có chuyện rằng một chủ nhà tên Lý ở thành phố Lan Can, Sùng Văn Môn đã giết Hồng vệ binh bằng một con dao làm bếp. Sau khi biết tin, hàng nghìn Hồng vệ binh trang bị vũ khí giết người liền đến đó, một cuộc tắm máu trong 7 ngày đã diễn ra, vô số người bị đánh đập nghiêm trọng, và nhiều người đã chết oan chết uổng.

Lần nọ, Từ Tuấn nhận được tin đặc biệt, vội chạy đến hiện trường xem thực hư thế nào, thì thấy trong sân của một gia đình ở một con phố nhỏ có rất đông Hồng vệ binh, nếu không muốn nói là chật kín, anh chen vào và thấy một bà cụ đang quỳ dưới đất, Hồng vệ binh vừa đánh đập, vừa mắng chửi, ép bà đưa giấy tờ đất đai nhà cửa, lều chõng và các tài sản tích trữ khác. Bà cụ vừa khóc vừa nói rằng thời cải cách ruộng đất, công nghiệp đã bị xóa sổ rồi, ở đâu có ruộng đất, lều chõng, của cải tích trữ kia chứ, dù có đánh chết cũng không có mà giao nộp được…

Hồng vệ binh rống lên rằng bà lão chết tiệt này chán sống rồi, và bảo bà nếm thử sự lợi hại của chế độ độc tài của giai cấp vô sản. Nói đoạn Hồng vệ binh đi qua nhà hàng xóm và bưng về một nồi nước sôi, rồi từ từ đổ xuống từ trên đầu bà lão, Hồng vệ binh đổ xong một nồi nước sôi, thì da thịt bà lão cũng chín đỏ, vì vậy, Hồng thị vệ đóng cửa lại, bỏ đi tấn công nơi khác. Nghe nói mấy ngày sau, hàng xóm ngửi thấy mùi hôi thối, cạy cửa vào thì thấy bà cụ nằm chết dưới đất, giòi bọ đầy người.

(Còn tiếp)

Cao Nguyên

Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Ảo ảnh Thiên đường đã mất (P1): Danh-lợi-tình đội nón ra đi và cuộc thảm sát tàn bạo nhất