'Amen' có kỳ thị giới tính không? Dân biểu Hạ viện Mỹ đổi giọng: A-women 

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Emanuel Cleaver với tư cách là mục sư đã dẫn dắt các buổi cầu nguyện vào đầu phiên họp mới bằng cách thêm "A-women" vào cuối các buổi cầu nguyện. Việc này đã gây ra phản ứng dữ dội từ công chúng.

Phiên họp mới đây của Hạ viện Hoa Kỳ đã đưa ra các quy tắc mới về thủ tục, cấm sử dụng các từ có ý nghĩa giới tính. Dân biểu Hạ viện của đảng Dân chủ Emanuel Cleaver, là một mục sư, đã cầu nguyện trong khi dẫn đầu buổi cầu nguyện vào đầu phiên họp mới. Việc thêm "A-men" thành "A-women" vào cuối câu đã gây ra phản ứng dữ dội từ nhiều người bảo thủ.

Dân biểu Hạ viện đảng Dân chủ Emanuel Cleaver với tư cách là mục sư đã dẫn dắt các buổi cầu nguyện vào đầu phiên họp mới bằng cách thêm "A-women" vào cuối các buổi cầu nguyện. Việc này đã gây ra phản ứng dữ dội từ nhiều người bảo thủ. (Nguồn ảnh: Alex Wong / Getty Images)
Dân biểu Hạ viện đảng Dân chủ Emanuel Cleaver với tư cách là mục sư đã dẫn dắt các buổi cầu nguyện vào đầu phiên họp mới bằng cách thêm "A-women" vào cuối các buổi cầu nguyện. Việc này đã gây ra phản ứng dữ dội từ nhiều người bảo thủ. (Nguồn ảnh: Alex Wong / Getty Images)

Theo The Independent và Fox News đưa tin, sau khi thành viên Đảng Dân chủ, bà Nancy Pelosi được bầu lại làm Chủ tịch Hạ viện trong phiên họp mới của Hạ viện, bà đã đưa ra các quy tắc mới, bao gồm các việc sử dụng các từ ngữ trung lập và cấm sử dụng các từ chỉ giới tính, chẳng hạn như đàn ông (man), đàn bà (woman), anh ấy (he), cô ấy (she), v.v., để tôn trọng giới tính của những người khác nhau.

Sau khi phiên họp bắt đầu, ông Cleaver, với tư cách là một mục sư (Methodist), được mời dẫn đầu tất cả các dân biểu cầu nguyện vào đầu phiên họp. Và khi lời cầu nguyện sắp kết thúc, ông Cleaver nói: "Chúng con nhân danh Thiên Chúa chân thật nhất để cầu nguyện ...... A-men và A-women".

Những người bảo thủ chỉ ra rằng "Amen" có nguồn gốc từ tiếng Aramic và tiếng Do Thái, được đưa vào tiếng Anh sau tiếng Hy Lạp và tiếng Latinh, có nghĩa là "cứ như vậy / chính vì vậy" (so be it), được viết bằng tiếng Anh. "Men" (đàn ông) viết bằng tiếng Anh chỉ là phiên âm và không có nội hàm giới tính, nếu cứ khăng khăng nói "A-women" thì bạn sẽ bị nhầm lẫn.

Ngoài việc cầu nguyện một vị Thần duy nhất, ông Cleaver còn đề cập đến vị thần Hindu "Brahma" trong lời cầu nguyện của mình, điều này ông đã thu hút rất nhiều bình luận.

Đáp lại, cư dân mạng cũng để lại lời nhắn:

"Bất kỳ ai nói về vấn đề giới tính sẽ bị loại bỏ bằng cách bỏ phiếu".

"Thiểu năng không có thuốc chữa, sao không đổi woman thành wowoman, rồi thành wowowoman?"

"Người dân Mỹ nuôi Đảng Dân Chủ này, một đám lưu manh và vô lại không làm việc chính trị đàng hoàng, chỉ giở trò mồm mép ở Quốc hội".

"Amen cũng không phải tiếng Anh mà đổi".

"Sự thật là: Thế lực cực tả nước Mỹ tiếp tục giương nanh múa vuốt thúc đẩy cái mà bọn họ cho là 'đúng đắn chính trị' ".

"Amen" rốt cuộc có nghĩa là gì?

Có hai từ là tín đồ Cơ Đốc trên toàn thế giới đều nghe hiểu được, một từ là "Amen", một từ khác là "Hallelujah". Bởi vì trong Kinh Thánh của bất kỳ ngôn ngữ nào trên thế giới, đều bảo lưu phiên âm như vậy của hai từ này. Trong tất cả các lễ cầu nguyện ở nhà thờ, đều đương nhiên sử dụng hai từ này.

Trong tiếng Do Thái, từ "Amen" ban đầu có nghĩa là "đáng tin cậy (reliable)", "chắc chắn (sure)", "đúng sự thật (true)" hoặc "Mong mọi việc trở thành như vậy (so let it be)".

"Amen trong" Tân Ước tiếng Hy Lạp chỉ là phiên âm của tiếng Do Thái. Các tín đồ Cơ Đốc của Hội thánh đầu tiên, khi có người dẫn đầu buổi cầu nguyện, mọi người làm theo những gì họ đã quen trong hội đường, và thành tâm đáp lại Đức Chúa Trời bằng "Amen". Kể từ đó, các thành viên trong nhà thờ sẽ đáp lời "Amen" sau khi cầu nguyện. Đó là thành tâm dâng lời cầu nguyện được bày tỏ cho Chúa. Đồng thời, cũng bày tỏ lòng thành sẵn sàng vâng theo quyền hành của Đức Chúa Trời trên trời để đạt được ý muốn của Đức Chúa Trời nơi con người.

Lý Tuệ
Theo secretchina.com



BÀI CHỌN LỌC

'Amen' có kỳ thị giới tính không? Dân biểu Hạ viện Mỹ đổi giọng: A-women