4 dấu hiệu suy bại của nhân sinh, đều rất đáng kiêng kỵ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhân sinh không phải đã hình thành thì không thay đổi, chập trùng lên xuống là chuyện thường tình. Nếu như bạn không biết cách kiểm soát bản thân, không tuân theo quy luật của Thiên đạo, cuối cùng rồi sẽ thất bại thảm hại.

Có bốn dấu hiệu cho thấy nhân sinh đang đi theo chiều hướng suy bại, đều là rất kiêng kỵ. Con người ta, cho dù có bản sự nhiều bao nhiêu, nhân sinh có thông thuận như thế nào, cũng đều cần phải học cách dừng bước trước những dấu hiệu này.

1. Thói quen xấu trong cuộc sống không thay đổi

Tây Môn Khánh trong tiểu thuyết "Kim Bình Mai" nổi tiếng là người háo sắc.

Kỳ thực, Tây Môn Khánh là một người rất biết làm ăn, đồng thời, anh ta còn giỏi về giao tế, rất thân cận với người trong quan phủ. Về sau, anh ta mở một cửa hàng dược liệu, bái Thái Kinh làm cha nuôi, còn vào kinh gặp Hoàng đế.

Tây Môn Khánh từng nói một câu như vậy: "Một vật kia, là chuyển động không yên, sao chịu đứng mãi một chỗ? Cũng là trời sinh ắt có người dùng".

Nói cách khác, Tây Môn Khánh hiểu được dùng tiền đẻ ra tiền, không ngừng mở rộng phạm vi kinh doanh của mình, mở rộng vốn liếng của mình. Loại tư tưởng này, vào thời ấy có thể nói là vượt mức tư duy quy định.

Liên quan tới "nhân duyên với phụ nữ", Tây Môn Khánh có thể nói là dương dương đắc ý. Câu chuyện hắn tư thông cùng Phan Kim Liên, mọi người đều biết.

Có thể thấy được rằng, lúc ấy Tây Môn Khánh cũng không phải là một người ngu muội vô tri, ở khắp nơi hắn đều thể hiện chỗ khôn khéo.

Tục ngữ nói: "Thành cũng Tiêu Hà, bại cũng Tiêu Hà".

Bởi vì quan thương cấu kết, phi thường háo sắc, Tây Môn Khánh cuối cùng cũng chết vì dục vọng của mình. Trong "Thủy Hử truyện", Tây Môn Khánh chết dưới tay Võ Tòng.

Ngoại trừ tham lam và sắc dục, còn có những thói hư tật xấu như đánh bạc, ham mê rượu ngon, lạm giao bằng hữu, ngày ngày thức đêm..., đều cần phải tỉnh ngộ. Nếu như đem những thứ này trở thành quen thuộc, thì con đường nhân sinh về sau, nhìn có vẻ như càng chạy càng êm ái, nhưng thật ra là đi xuống dốc.

Ảnh: Miền công cộng

2. Tư tưởng lộn xộn

Trong “Kinh Dịch" viết: "Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu". Ý rằng, sự vật phát triển tới cực điểm, khi cùng tận, thì tất phải biến hóa, sau khi biến hóa liền thông đạt, nhờ thông đạt mà được dài lâu.

Một người rất nghèo, thông qua cải biến chính mình, cố gắng chăm chỉ, cũng có thể trở thành người giàu có. Thế nhưng, người có quyền thế nếu như quen thói xa hoa bành trước, như vậy tài phú sẽ rút lại, địa vị cũng sẽ hạ xuống, cuối cùng còn không bằng người bình thường.

Sùng Trinh Đế là là vị quân chủ cuối cùng của triều Minh. Trong "Hán nam tục quận chí" có ghi chép: Năm Sùng Trinh thứ nhất, khắp trời đỏ như máu.

Nói cách khác, khi ông ấy xưng đế, Minh triều đã lâm vào trong nguy cơ. Các loại vấn đề như nạn hạn hán, khởi nghĩa nông dân..., đều bày ra trước mặt.

Sùng Trinh Đế mặc dù chịu khó, nhưng mà tư tưởng của ông ấy, hoặc là cố chấp, hoặc là dao động không ngừng, thể hiện tính cách phức tạp.

Tại thời điểm diệt trừ yêm đảng Ngụy Trung Hiền, ông ấy rất có quyết tâm, đồng thời làm được. Thế nhưng, về sau quyền lực quan văn bành trướng lên, trước tai họa chiến tranh, hai phái chủ hòa - chủ chiến tranh luận không ngớt, ông ta lựa chọn chủ chiến, sau đó, lại nghĩ chủ hòa.

Vào năm Sùng Trinh thứ 16, Lý Tự Thành dẫn tướng sĩ vây quanh đế đô. Sùng Trinh đế không muốn rời đi, kiên quyết lưu lại, cuối cùng khó thoát khỏi vận rủi.

Sùng Trinh Đế có tâm quản lý quốc gia, nhưng không có phương pháp tốt, cũng không biết dùng nhân tài, cuối cùng tốn công vô ích.

Khi một người không có mục tiêu cố định, không biết thời điểm thuận thế mà làm, thì cho dù cố gắng như thế nào, đều là vô ích.

So với Sùng Trinh Đế, Gia Cát Lượng trong "Tam Quốc Diễn Nghĩa" thì ngược lại. Ông ngay từ đầu đã biết đạo lý "chia ba thiên hạ", đồng thời một mực hướng theo phương hướng này mà cố gắng, cuối cùng phụ tá Lưu Bị, thành lập Thục quốc.

Cũng đều là loạn thế, nhưng là phương pháp quản lý khác biệt, dẫn đến kết quả rất khác nhau.

Không có đại trí tuệ nhìn rõ hết thảy, cũng không giỏi về phương pháp dùng người, thì dẫu cố gắng nhiều bao nhiêu, cũng sẽ thất bại trong gang tấc.

Nói cách khác, một người suy nghĩ lung tung, thì loạn càng thêm loạn, nhân sinh sẽ đi về hướng suy bại.

Bên Bờ Biển, Người Đàn Ông, Ngồi, Thư Giãn, Chờ Đợi
một người suy nghĩ lung tung, thì loạn càng thêm loạn, nhân sinh sẽ đi về hướng suy bại. (Ảnh: Pixabay)

3. Mọi thứ đều cố gắng hơn thua

Hàn Tín là công thần khai quốc nhà Tây Hán, trước kia gia đình nghèo túng, ông từng trải qua thời kỳ trăm nhà không có cơm ăn.

Có một đồ tể, khinh miệt nói với Hàn Tín: "Ngươi nếu không sợ chết, thì hãy chặt đầu ta. Nếu như sợ chết, hãy chui qua háng của ta".

Hàn Tín lựa chọn "chịu nhục chui háng", bị người ta nhạo báng rất nhiều năm.

Về sau, Hàn Tín dẫn binh đánh giặc, lập công lao, vị trí càng ngày càng cao.

Thử nghĩ một chút, nếu mà lúc trước, Hàn Tín thích tranh cường háo thắng, thì ông hơn phân nửa là không có tương lai. Trong thời điểm then chốt, lựa chọn chịu thua, bảo vệ bản thân, cũng không có gì sai.

Nhìn lại những người xung quanh chúng ta, thường là vì hơn thua nhau về khẩu khí, hoặc là vì lợi ích mà không ngừng tranh đoạt. Mọi thứ đều muốn tranh, như vậy cho dù thua hay thắng, đều là thua.

Một núi không thể chứa hai hổ; Một người không thể địch lại đại chúng.

Một mình bạn dẫu có lợi hại bao nhiêu đi chăng nữa, cũng không có cách nào tranh thắng hết thảy mọi người. Vậy nên, cần phải học được cách cúi đầu, mới có thể bảo toàn chính mình, lưu lại một chỗ trống để phát triển trong tương lai.

Trong kinh doanh, dĩ hòa vi quý; Gia hòa vạn sự hưng. Chỉ có thể đoàn kết hết thảy lực lượng có thể đoàn kết, mới có khả năng làm nên đại sự.

Cho dù tranh chấp điều gì, đều không có chút ý nghĩa nào, đều sẽ khiến bản thân đi về hướng suy bại. Bởi vậy, lúc cần phải biết nhắc nhở mình, chủ động cúi đầu, khiêm tốn mà đối nhân xử thế.

Người Phụ Nữ, Hồ Sơ, Khuôn Mặt, Chân Dung, Trẻ, Nữ
Cho dù tranh chấp điều gì, đều không có chút ý nghĩa nào, đều sẽ khiến bản thân đi về hướng suy bại. Bởi vậy, lúc cần phải biết nhắc nhở mình, chủ động cúi đầu, khiêm tốn mà đối nhân xử thế. (Ảnh: Pixabay)

4. Làm người tự cao tự đại

Kiêu ngạo tự mãn là một cạm bẫy đáng sợ đối với chúng ta. Hơn nữa, cái bẫy này lại là chính chúng ta tự tay đào bới.

Một người kiêu ngạo, thật ra là tự chui đầu vào rọ.

Cho dù bạn có bao nhiêu thành tích, nếu như bạn đem thành tích treo trước miệng, hoặc dương dương tự đắc trong lòng, thì nhân sinh của bạn rốt cuộc không còn có không gian để tiến bộ.

Người xưa từng nói: "Không vì ngoại vật mà vui, không vì bản thân mà buồn". Cũng là khuyên bảo chúng ta, không nên đem vật chất, vinh quang coi quá nặng, nếu không sẽ vui quá hóa buồn; Cũng không cần coi mình quá khổ cực, nếu không thật sự không có cách nào đứng lên.

Dẫu gặp bất kỳ chuyện gì, cũng không thể đi đến cực đoan. Làm người, bảo trì sự dẻo dai, có tiến có lui. Muốn thành đại khí, trước tiên cần lập chí lớn, được không kiêu bại không nản.

Làm người, nếu biết những điều kiêng kỵ, tuân thủ thiên đạo, thì may mắn sẽ càng thêm may mắn.

Lý Tuệ
Theo aboluowang.com



BÀI CHỌN LỌC

4 dấu hiệu suy bại của nhân sinh, đều rất đáng kiêng kỵ