3 thập kỷ trước Mỹ đã xây 'Sinh quyển 2': Chuẩn bị cho ngày tận thế? [Radio]

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo dữ liệu ghi chép lại, ngoài 8 tình nguyện viên (được gọi là ‘cư dân sinh quyển’), còn có 4 con dê cái, 1 con dê đực, 35 con gà mái, 3 con gà trống, cùng rất nhiều các loại côn trùng và thực vật khác. Tất cả có 3.800 loại động thực vật. Điều này có vẻ khiến mọi người liên tưởng tới chiếc thuyền Noah cùng các giống động thực vật trong trận đại hồng thủy diệt vong.

Ở Oracle, bang Arizona của Mỹ có một sa mạc mênh mông rộng lớn. Một nơi khô cằn, nóng gắt như ở đây, không ai có thể tưởng tượng được lại có tồn tại một khu rừng nhiệt đới. Nó chính là thế giới ‘Sinh quyển 2’ (Biosphere 2) - một thế giới sinh thái hoàn toàn khép kín. Trong tòa nhà khổng lồ này, tất cả mọi thứ đều tự cấp tự túc, từ không khí cho tới nước cũng là tự động vận hành lọc, không hề có đối lưu bên ngoài. Khi đó người sáng lập thí nghiệm tuyên bố mục đích của nó là chuẩn bị trước cho việc nhân loại sau này sẽ thuộc địa hóa sao Hỏa, và dự phòng cho một ngày nào đó thực sự bùng nổ chiến tranh hạt nhân, nhân loại không có cách nào khác phải sinh tồn trong hoàn cảnh khép kín.

Nhưng hiện nay mục đích của thí nghiệm này có vẻ không giống như tuyên bố ban đầu của người sáng lập. Thậm chí những người theo thuyết âm mưu cho rằng nó là một ‘thí nghiệm cách ly’ khổng lồ hơn là tìm cách thuộc địa hóa sao Hỏa, hay nghiên cứu tìm cách sinh tồn trong chiến tranh hạt nhân. Bởi vì ngay từ khi bắt đầu, thí nghiệm này dường như không làm những thực nghiệm liên quan tới sao Hỏa, càng không nói tới chiến tranh hạt nhân. Bởi một khi chiến tranh hạt nhân nổ ra, sẽ sản sinh chất phóng xạ gây tác động chí mạng tới thân thể con người. Còn công trình sinh quyển 2 này chủ yếu lại được làm bằng kính, nó quả thực là bất thường.

Rốt cuộc thực nghiệm với chi phí 200 triệu USD này là vì mục đích gì? Và điều quan trọng nhất là liệu có ngày nhân loại thực sự cần phải dựa vào một thế giới sinh quyển thứ 2 mới có thể duy trì chủng tộc không?

Ngày 26/9/1991, theo kế hoạch, 8 nhân viên nghiên cứu trong trang phục du hành vũ trụ đang nghỉ ngơi một chút tại phòng chờ, sau đó họ sẽ tham gia vào một dự án lớn thứ hai trong lịch sử nhân loại, chỉ sau dự án Apollo bay lên mặt trăng. Lát sau, một nhân viên tới thông báo với họ đã tới giờ và chuẩn bị sẵn sàng khởi hành.

8 nhân viên nghiên cứu trong trang phục du hành vũ trụ trước tòa nhà Sinh quyển 2 (Ảnh chụp màn hình video)
8 nhân viên nghiên cứu trong trang phục du hành vũ trụ trước tòa nhà Sinh quyển 2 (Ảnh chụp màn hình video)

8 người họ vô cùng xúc động, bởi họ biết mình sẽ là phần quan trọng viết nên một trang mới trong lịch sử nhân loại.

Khởi nguồn của sự kiện này được lên ý tưởng từ năm 1984. Năm đó, tại một trang trại xa xôi nước Mỹ đột nhiên tề tựu đông đảo các học giả hàng đầu thế giới bao gồm các nhà sinh vật học, nhà môi trường học. Họ tập trung lại để tham gia một hội nghị cực kỳ quan trọng. Người chủ trì buổi hội nghị là ông John Allen, người sáng lập Sinh quyển 2. Nếu như không có ông, thì sẽ không có thí nghiệm ngày tận thế khiến con người sau này phải kinh ngạc. Tại hội nghị, ông luôn nhấn mạnh rằng tài nguyên trái đất sẽ tới ngày cạn kiệt, tới lúc đó nhân loại sẽ phải bị diệt vong, trừ phi trước khi ngày tận thế tới chúng ta có thể tìm ra hành tinh thứ 2 thay thế trái đất. Sau đó, John lấy ra báo cáo điều tra đã chuẩn bị sẵn và nêu chi tiết ý tưởng của mình và điều này đã gây ấn tượng đặc biệt sâu sắc đối với một người thanh niên trẻ.

Người thanh niên này là Ed Bass - con trai thứ 2 của ông trùm dầu tắm với tổng tài sản ước tính ban đầu tới hàng chục tỷ USD. Sau hội nghị đó, hai người trở thành bạn thân thiết và họ đã ra một quyết định tái bạo. Họ quyết tâm tạo ra một hệ sinh quyển độc lập với trái đất, trong đó có 8 thành viên tham gia thí nghiệm, để xem họ có thể sinh sống ở trong đó được hay không.

Sinh tồn

Không ngạc nhiên khi thông tin về thí nghiệm Sinh quyển 2 xuất hiện, nó đã khiến rất nhiều người kinh ngạc bởi mục tiêu tuyên bố của nó là để chuẩn bị cho thuộc địa hóa sao Hỏa. Tuy nhiên, thời điểm đó NASA đã hủy bỏ kế hoạch đổ bộ lên mặt răng, thì càng không nói tới việc di dân lên sao Hỏa. Vì vậy, giai đoạn đầu khi công bố, rất nhiều người cho rằng kế hoạch này sẽ không thể thực sự thực thi được.

Tới năm 1987, Sinh quyển 2 bắt đầu được xây dựng. Lúc này, mọi người mới thực sự chú ý tới thí nghiệm này. Đồng thời, John - người sáng lập dự án, cũng tiến hành tuyển chọn những thanh niên trẻ, có sức khỏe để tham gia thí nghiệm. Sau nhiều vòng sàng lọc và huấn luyện nghiêm ngặt, họ đã chọn ra 4 thanh niên nam và 4 thanh niên nữ sẽ đại biểu cho nhân loại, bước vào sống trong ‘Vườn Eden’ do các nhà khoa học xây dựng nên.

Thế giới ‘Sinh quyển 2’ (Biosphere 2) - một thế giới sinh thái hoàn toàn khép kín được xây dựng tại Mỹ năm 1991 (Nguồn ảnh: wikipedia)
Thế giới ‘Sinh quyển 2’ (Biosphere 2) - một thế giới sinh thái hoàn toàn khép kín được xây dựng tại Mỹ năm 1991 (Nguồn ảnh: wikipedia)

Trong một trả lời phỏng vấn, ông John Allen cho biết tại sao Sinh quyển 2 được mệnh danh là số 2, bởi vì trái đất là Sinh quyển 1. Thí nghiệm của ông mô phỏng hệ sinh thái trái đất nhỏ theo cách nhân tạo, nên tất cả động thực vật đưa vào đây cần được lựa chọn kỹ. Theo dữ liệu ghi chép lại, ngoài 8 tình nguyện viên (được gọi là ‘cư dân sinh quyển’), còn có 4 con dê cái, 1 con dê đực, 35 con gà mái, 3 con gà trống, cùng rất nhiều các loại côn trùng và thực vật khác. Tất cả có 3.800 loại động thực vật. Điều này có vẻ khiến mọi người liên tưởng tới chiếc thuyền Noah cùng các giống động thực vật trong trận đại hồng thủy diệt vong. Nhưng đó chưa phải là điều ngạc nhiên nhất.

Công nghệ đáng kinh ngạc

Những năm 1980 chắc chắn được xem là một trong những thời kỳ quan trọng nhất trong lịch sử công nghệ của nhân loại. Trong giai đoạn này, nhân loại đã thực hiện thành công nhiều công nghệ tiên tiến. Dự án thí nghiệm Sinh quyển 2 có thể coi là một trong những đại biểu của thời đại đó. Tổng diện tích toàn bộ của Sinh quyển 2 lên tới 13.000 m2, và tòa kiến trúc được phân làm 3 phần gồm: khu vực kính khép kín, khu vực kỹ thuật và khu vực con người sinh sống. Nơi đáng chú ý nhất chính là khu vực kính khép kín được tạo thành bởi hơn 200.000 m3 kính khép kín. Bên trong nó bao gồm 5 khu vực sinh thái lớn: sa mạc, rừng rậm nhiệt đới, rừng ngập mặn, đất ngập nước và đại dương. Chúng sẽ tự cùng nhau tương tác tuần hoàn trong 2 năm, tạo ra một môi trường có thể sinh tồn cho các ‘cư dân sinh quyển’.

5 khu vực lớn tại Sinh quyển 2 (Ảnh chụp màn hình video)
5 khu vực lớn tại Sinh quyển 2 (Ảnh chụp màn hình video)

Khu vực kỹ thuật bao gồm tất cả máy móc, thiết bị đảm bảo duy trì hoạt động cho sinh quyển 2 cùng hàng chục máy điều hòa nhiệt độ duy trì vận hành chủ yếu dựa vào máy phát điện của trung tâm năng lượng và điện năng được sản xuất bởi các tấm pin mặt trời. Ngoài ra, nơi này nằm ở khu vực sa mạc nên nhiệt độ ngày đêm chênh lệch rất lớn dễ gây ra áp suất không cân bằng giữa bên trong và bên ngoài tòa nhà kính. Nếu nghiêm trọng, điều này có thể khiến kính nứt vỡ. Nhằm giải quyết vấn đề áp suất trong và ngoài nhà, đoàn thí nghiệm đã lắp đặt một thiết bị đặc biệt ở đây. Nó là ‘lá phổi’ của Sinh quyển 2. Vào ban ngày, không khí trong nhà kính sẽ nở ra do nguyên lý co giãn nhiệt. Sau khi không khí nở ra, nó sẽ được chuyển tới hai đĩa tròn khổng lồ bên trong 2 toà nhà, đồng thời nâng đỡ 2 tòa nhà, khiến cho tấm màng là tấm đĩa nặng tới 18.000 kg này hình thành trạng thái phản trọng lực không tưởng. Khi đêm tới, khí thu hẹp lại, đĩa tròn sẽ tự động hạ xuống, ép khí xuống trở lại Sinh quyển 2, khiến cho áp lực trong ngoài của Sinh quyển 2 luôn duy trì ở một con số cố định.

‘Lá phổi’ của Sinh quyển 2 (Ảnh chụp màn hình video)

Vậy là Sinh quyển 2 đã hoàn thành. Vào ngày hôm đó, dưới sự chú ý của truyền thông thế giới, 8 cư dân sinh quyển bước vào sống trong sinh quyển nhân tạo lớn nhất của lịch sử nhân loại. Khi người ‘cư dân’ cuối cùng bước vào tòa nhà, cửa ra vào khu sinh quyển lập tức đóng lại, họ chính thức cắt đứt mọi liên hệ với thế giới bên ngoài.

Bắt đầu cuộc thí nghiệm

8 thành viên tham gia cuộc thí nghiệm không giấu nổi sự vui mừng khi bước vào sinh quyển 2 bởi với họ đây là một thử thách vô cùng thú vị và mới mẻ. Nhưng không bao lâu, một ‘cư dân’ bắt đầu xuất hiện cảm giác mệt mỏi, có người xảy ra cảm giác đói nghiêm trọng. Ban đầu, họ không quá để ý tới những tình trạng này và vẫn làm việc chăm chỉ tại khu vực của mình. Tuy nhiên, cảm giác đói và mệt mỏi của họ không chuyển biến. Bên cạnh đó, mỗi ngày họ còn phải tới trước cửa kính vẫy tay chào đón nườm nượp khách tới tham quan, có khi còn phải kết nối mạng truyền gửi hình ảnh cho thế giới bên ngoài xem cuộc sống bên trong Sinh quyển 2 của ‘cư dân’ nơi đây. Dưới nhiều loại áp lực như vậy, 8 cư dân vốn có quan hệ tốt, lại phân thành 2 phe phái, giữa họ không chỉ có tranh cãi mà thậm chí có cả ngờ vực lẫn nhau. Nhưng tranh cãi vẫn chưa phải là điều tồi tệ nhất. Vào giữa giai đoạn thí nghiệm, 3.800 loại động thực vật được các nhà khoa học tuyển chọn kỹ lưỡng đột nhiên bị chết hàng loạt. Hơn nữa, một số động vật như kiến, chuột… lại sinh sôi đông lên. Các ‘cư dân’ ở đây thử đủ mọi cách nhưng không thể cải thiện được tình hình. Có người quá đói, thậm chí phải ăn cả hạt giống gieo trồng.

Mỗi ngày họ còn phải tới trước cửa kính vẫy tay chào đónkhách tới tham quan, và phải kết nối mạng truyền gửi hình ảnh cho thế giới bên ngoài xem cuộc sống của cư dân bên trong Sinh quyển 2 (Ảnh chụp màn hình video)

Tới năm 1992, hàm lượng oxy trong sinh quyển 2 giảm xuống thấp. Trong khi bầu khí quyển của trái đất có khoảng 21% oxy, thì ở sinh quyển 2 chỉ còn 14,2% - tương đương với hàm lượng oxy ở độ cao hơn 5.000 m. Một số người lâm vào tình trạng thiếu oxy. Trước tình hình đe dọa tới sự an toàn của các ‘cư dân’, ban tổ chức thí nghiệm đã quyết định gấp rút đưa vào sinh quyển 2 khoảng gần 15.000 kg oxy lỏng, đồ ăn và thuốc. Dưới sự viện trợ bổ sung này, 8 ‘cư dân’ miễn cưỡng hoàn thành nốt thí nghiệm lần này.

Sau khi thí nghiệm kết thúc, qua lượng lớn dữ liệu, các nhà khoa học đã tìm ra ‘kẻ’ gây ra sụt giảm oxy. Hóa ra, các nhà khoa học đã sai lầm không tính tới các vi khuẩn ẩn chứa trong thổ nhưỡng. Khi cửa ra vào khu sinh quyển đóng lại, môi trường ấm nóng và ẩm ướt khiến vi khuẩn sinh sôi mạnh và làm tiêu hao oxy.

Các nhà khoa học điều chỉnh lại và lần thí nghiệm thứ 2 lại tiếp tục bắt đầu vào năm 1994. Nhưng thí nghiệm lần này chỉ mới kéo dài chưa tới 7 tháng đã phải vội vã chấm dứt. Nguyên nhân là 2 thành viên cũ trong nhóm đã tham gia thử nghiệm lần đầu (Mark Van Thillo và Abigail Alling) đã đập vỡ kính của sinh quyển 2, phá vỡ hệ thống tuần hoàn khép kín bên trong sinh quyển. Họ giải thích cho hành động này của mình vì muốn cứu tính mạng cho các thành viên tham gia thử nghiệm lần hai.

Trước tình hình thí nghiệm dần đang đi lệch hướng, qua thảo luận với nhiều bên, nhà đầu tư chính của dự án - ông Ed Bass đã quyết định chấm dứt thí nghiệm và tặng lại nó cho trường Đại học để nghiên cứu.

Thí nghiệm ngày tận thế?

Mặc dù thí nghiệm sinh quyển 2 thất bại và cuối cùng phải tuyên bố chấm dứt, nhưng nó giúp con người có được một bài học tốt. Bởi vì so với việc sao chép một sinh quyển có thể duy trì sự sống cho con người, trái đất ngay trước mắt chúng ta có thể nuôi dưỡng chúng ta tốt hơn. Vì vậy, cũng có người cho rằng thay vì nghĩ làm thế nào sống sót vào ngày tận thế, tốt nhất cố sức nghiên cứu tìm cách bảo vệ ‘Sinh quyển 1’ là Trái đất của chúng ta.

Nhưng điều bí ẩn là tới nay người ta vẫn chưa thể tìm ra được mục đích thực sự của thí nghiệm Sinh quyển 2 này.

Vào năm 2020 vừa qua, khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát, có người đã tìm lại được bài báo của The New York Times đăng ngày 24/9/1991 và kinh ngạc phát hiện ra trong đó đề cập tới ông Ed Bass - người rót vốn đầu tư cho Sinh quyển 2. Trong tác phẩm “The Biology Catalogue”, ông cho biết John Allan - người sáng tạo ra Sinh quyển 2, từng nói với Ed Bass rằng khi tai họa ập tới Sinh quyển 2 có thể cung cấp một hoàn cảnh khép kín đảm bảo sự sống cho sinh mệnh cao cấp. Khi tai họa kết thúc lại cho phép các sinh vật bên trong sinh quyển 2 an toàn trở lại mặt đất.

Vì thế nghi vấn đặt ra là, việc thực hiện thí nghiệm Sinh quyển 2 thực ra không phải vì mục đích chuẩn bị tiền đề cho xây dựng trên sao Hỏa, thì rốt cuộc là để nghiên cứu cho cái gì? Liệu có phải là sự chuẩn bị cho ngày tận thế?

Minh An
Theo Kênh Malianjie

 



BÀI CHỌN LỌC

3 thập kỷ trước Mỹ đã xây 'Sinh quyển 2': Chuẩn bị cho ngày tận thế? [Radio]