3 công trình phong thủy kinh dị ở Bắc Kinh, phía nam Thiên An Môn là hung nhất

Giúp NTDVN sửa lỗi

"Cột cờ trước Bia kỷ niệm này, chẳng phải giống như thắp hương cho Mao? Ngày nay ở quảng trường An Môn, ngày nào cũng cử hành nghi thức kéo cờ, tức là ngày nào cũng đốt hương cho Mao!".

Khi các lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên nắm quyền, luôn muốn rầm rộ xây dựng ở thủ đô để tô điểm chiến tích, trong đó Giang Trạch Dân đã làm được không ít. Đừng nhìn ĐCSTQ thực hành chủ nghĩa vô Thần, những kiến trúc này dường như là được xây dựng lên để cố ý gây hại cho chúng sinh. Những chuyện này về sau đều đã bị các học giả phong thủy giải mật, chẳng hạn như "Nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông" ở phía nam Quảng trường Thiên An Môn, nơi đó được cho là kinh hoàng nhất.

Khi Giang Trạch Dân lên nắm quyền, ông ta đã quyết định xây dựng một số công trình kiến trúc "khôi hài" lớn. Một trong số đó được gọi là "Cự đản" (quả trứng khổng lồ), chính là Nhà hát lớn Quốc gia, mà thầy phong thủy cho là "nấm mồ lớn". Một tòa nhà nữa có biệt danh “Chiếc quần khổng lồ”, chính là Trụ sở Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc - tòa nhà CCTV, theo lời của nhà thiết kế thì đây là một trò đùa sắc tình. Một số học giả phong thủy cho rằng, những công trình kiến trúc này đều chạm vào điều tối kỵ trong văn hóa Trung Hoa cổ đại - phạm vào phong thủy.

Nhà hát lớn Quốc gia là "nấm mồ lớn" của Giang Trạch Dân để lấy lòng Tống Tổ Anh

Tin đồn về Giang Trạch Dân và các tình nhân của ông ta từ lâu đã lan truyền trong dân chúng và chính giới. Trong số các tình nhân của Giang Trạch Dân, Tống Tổ Anh là người được chú ý nhiều nhất.

Có thông tin cho rằng, để khiến Tống Tổ Anh hài lòng, Giang Trạch Dân đã không tiếc tay chi ra một khoản tiền khổng lồ từ ngân khố. Và Nhà hát lớn Quốc gia là món quà vừa ý lớn nhất mà Giang dành cho Tống Tổ Anh.

Nhà hát lớn Quốc gia nằm ở phía Tây của Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, với tổng vốn đầu tư là gần 2.7 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 385 triệu đô la). Nếu bao gồm cả các công trình bên ngoài, thì toàn bộ dự án nhà hát lớn cần tổng vốn đầu tư là 3.8 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 543 triệu đô la). Người thiết kế là kiến ​​trúc sư người Pháp Paul Andrew.

Nhà hát này được khởi công xây dựng vào ngày 13 tháng 12 năm 2001, nó đã gây ra tranh cãi lớn do đầu tư quá lớn và về tính hợp lý của phương án thiết kế. Một số người ủng hộ mô tả hình dạng của nhà thiết kế Andrew rằng Nhà hát Lớn Quốc gia là "một giọt nước pha lê" (cóc (ám chỉ Giang) và cá sấu (ám chỉ Tống) thích nước, nhưng chỉ một nửa giọt nước trên mặt đất mà không chết thì mới thật kỳ lạ). Người phản đối thì cho rằng, nó giống như "đập vỡ nửa quả trứng rồi úp lộn ngược lại". Thậm chí các nhà lý luận về địa lý phong thủy còn cho rằng, đây là một "nấm mồ lớn" sắp bị niêm phong.

Tạp chí kiến ​​trúc chuyên nghiệp có thẩm quyền quốc tế ARCHITECTURE REVIEW trong số tháng 1 năm 1999 đã chỉ trích gay gắt Nhà hát Lớn Quốc gia Bắc Kinh là một "đống phân hoàn mỹ" bằng một bài xã luận "vô pháp vô thiên". Bài báo cho rằng công trình này hoàn toàn không cân xứng với trung tâm thành phố Bắc Kinh và bất kỳ tòa nhà hiện có nào khác.

Nhà hát lớn trông giống như một "nấm mồ lớn", lối vào dưới lòng đất của nó giống như một lối đi trong lăng mộ. (Wikipedia)
Nhà hát lớn trông giống như một "nấm mồ lớn", lối vào dưới lòng đất của nó giống như một lối đi trong lăng mộ. (Wikipedia)

Chương thứ 18 của cuốn sách "Giang Trạch Dân" viết: ... Điều bị chỉ trích nhiều nhất về Nhà hát lớn là bề ngoài nó trông giống như một "nấm mồ lớn", lối vào dưới lòng đất của nó giống như một lối đi trong lăng mộ. Andrew đã bố trí một lối đi (100 mét) từ dưới nước đến Nhà hát lớn, vì vậy khán giả phải đi qua một đường hầm dưới nước trước khi đi lên. Cái này giống như đi qua hố nước đọng của ngôi mộ.

Trong sách dẫn lời các chuyên gia phong thủy, cho rằng: "Tuy nhiên, có người nói rằng bố cục này có lợi cho loài Âm hung hăng ngang ngược ở Dương gian. Giang có lai lịch đặc biệt và được đồn đại là có liên quan đến các loài Âm. Đây có lẽ là một trong những nguyên nhân khiến công trình xấu xí vô dụng hao phí tiền của khổng lồ này lại được Giang Trạch Dân ưu ái như vậy".

Thực tế, ngày 1 tháng 4 năm 2000, sau khi Nhà hát Lớn Quốc gia động thổ, vận thế không thuận lợi, một số viện sĩ đã bức xúc xin bàn bạc lại phương án thiết kế, và công trình nhiều lần bị trì hoãn lại.

Lý Yến (Li Yan), cựu Giáo sư của Học viện Thiết kế và Nghệ thuật Trung ương, Học viện Mỹ thuật Thanh Hoa, kiêm Chủ tịch Hiệp hội Kinh Dịch Trung Quốc, vào thời điểm đó cho biết nơi này là vị trí của "Hào quái" trong phong thủy, tương lai sẽ không ngừng xuất hiện thị phi. Ông thậm chí còn dự đoán rằng: Một khi công trình kiến trúc giống như một ngôi mộ này được thi công, những người liên quan sẽ chết một cách khó hiểu. Kết quả là nhà thiết kế Ngụy Đại Trung đã qua đời.

Tuy nhiên, dự án này vẫn được cam kết hoàn thành, và nó được hoàn thành vào tháng 9 năm 2007, được diễn thử và đưa vào sử dụng ngày 25 tháng 9. Đến ngày 22 tháng 12 mới chính thức đi vào hoạt động. Một số người nói đùa rằng đây là "kỹ viện quốc gia", nơi Giang an trí cho Tống mỹ nhân.

Bí ẩn về sự "khiêu dâm" trong "chiếc quần cộc" - Tòa nhà CCTV

Tòa nhà CCTV mới cũng là một dự án được xây dựng khi Giang Trạch Dân nắm quyền. Theo thông tin được công khai, tòa nhà nằm trên đường vành đai 3 phía Đông, quận Triều Dương, Bắc Kinh, tổng mức đầu tư về kỹ thuật và an toàn xây dựng vào khoảng 5 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 714 triệu đô la). Năm 2000, giai đoạn sơ bộ của việc xây dựng tòa nhà CCTV mới bắt đầu. Dự án được duyệt vào tháng 3 năm 2001. Ban đầu nó dự kiến ​​mở cửa vào năm 2009, nhưng do xảy ra hỏa hoạn vào Tết Nguyên tiêu, đến năm 2010 mới hoàn thành việc bàn giao cho CCTV.

Tòa nhà bao gồm hai tòa cao ốc nghiêng nối với nhau, mái nghiêng 90 độ nhưng được nối với nhau theo kiểu uốn lượn, bề ngoài giống như hình chữ U viết ngược, bị cư dân Bắc Kinh gọi đùa là “chiếc quần cộc khổng lồ". Cư dân mạng thậm chí còn chỉ ra rằng nó trông giống như tư thế ngồi xổm như phụ nữ, hoặc giống dáng "xoạc chân", ám chỉ sự dâm đãng. Cũng có những bình luận cho rằng điều này hoàn toàn phù hợp với kiểu "sắc tình trị quốc" của ĐCSTQ, CCTV là cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, đương nhiên cần phải “khiêu dâm”.

Tòa nhà CCTV khiến người ta có cảm giác giống như một kiến trúc cực kỳ nguy hiểm và méo mó, kiểu diện mạo có phong thủy xấu như vậy là một yếu tố vốn dĩ không tốt. (Wikipedia)
Tòa nhà CCTV khiến người ta có cảm giác giống như một kiến trúc cực kỳ nguy hiểm và méo mó, kiểu diện mạo có phong thủy xấu như vậy là một yếu tố vốn dĩ không tốt. (Wikipedia)

Tờ "South China Morning Post" của Hồng Kông từng đăng bài viết của nhà huyền học Văn Tướng Nhu (Wen Xiangrui). Bài viết có tựa đề ""Xem phong thủy quần cộc của CCTV", tiết lộ bí ẩn về Phong thủy trong tòa nhà CCTV.

Theo bài báo, tòa nhà CCTV có cảm giác giống như một kiến trúc cực kỳ nguy hiểm và méo mó. Diện mạo phong thủy xấu như vậy là một yếu tố vốn dĩ không tốt.

Nhìn từ mặt ngoài, ngay cả những người không hiểu về phong thủy cũng sẽ cảm thấy vẻ hình dáng của kiến trúc này không đáng tin cậy, giống như dáng vẻ miễn cưỡng đứng ở đấy. Từ góc độ phong thủy, phía sau tòa nhà không có gì cao hơn hoặc lớn hơn, xung quanh trống trơn, không có chỗ dựa, đây chính là “mất chỗ dựa”. Khi chỗ dựa trống trơn, sẽ dễ dàng xuất hiện vấn đề về nhân sự.

Hình dạng méo mó của tòa nhà tượng trưng cho sự bóp méo tin tức của CCTV (CCTV bị cáo buộc là cỗ máy nói dối của ĐCSTQ). Bài báo cho biết, "kiến trúc hình chân dạng ra thì tự nhiên sẽ có nhiều bản tin vê sắc dục".

Bài báo cũng chỉ ra rằng, các đường cong trên tường ngoài của tòa nhà tạo thành lưới chéo, là quẻ Ly thuộc hành Hỏa trong Bát quái. Tòa nhà CCTV như bị lưới cá bao trùm, ẩn tàng hai loại tình huống: Một là nhiều quan lại xử trí không đúng, thị phi quấn quanh; hai là khó mà phát triển, trói chân trói tay, hạn chế quá nhiều. Mặt khác, Quẻ Ly là quẻ Đào hoa, cho nên bê bối tình dục đặc biệt nhiều.

Đối ứng với quan điểm trên, trong những năm gần đây, chốn quan trường của CCTV đã trải qua nhiều "trận địa chấn". Vào tháng 11/2011, cựu giám đốc CCTV Tiêu Lợi (Jiao Li) vì liên quan đến dâm ô tham nhũng nên bị giáng chức xuống làm Phó giám đốc Cục Quản lý Báo chí và Xuất bản Nhà nước. Vào tháng 10 năm 2012, ông ta lại bị loại khỏi vị trí này một cách bí ẩn. Kể từ khi Quách Chấn Tỷ (Guo Zhenxi), giám đốc kênh tài chính của CCTV, bị điều tra vào ngày 31 tháng 5 năm ngoái, đến nay đã có gần 20 người đã bị bắt đi và hơn 100 người bị phỏng vấn. Hồ Chiêm Phàm (Hu Zhanfan), giám đốc CCTV sau Tiêu Lợi, cũng bị cách chức trước đó.

"Nhiều hoa đào" lại càng rõ ràng hơn. CCTV là nơi tụ tập để giao dịch tình - quyền dơ bẩn của ĐCSTQ. Lý Đông Sinh (Li Dongsheng), cựu Thứ trưởng Bộ Công an ĐCSTQ kiêm Giám đốc Phòng 610, đã bị cách chức vào cuối năm 2013. Khi Lý Đông Sinh giữ chức vụ cựu Phó giám đốc CCTV, ông ta đã từng lợi dụng tài nguyên mỹ nữ của CCTV để tham gia hối lộ tình dục với các quan chức cấp cao của ĐCSTQ.

Người đẹp dẫn chương trình của đài CCTV tiết lộ rằng “ai cũng không đơn giản, ai cũng có tai tiếng”. Cựu phát thanh viên Thẩm Băng (Shen Bing) và MC hiện tại Diệp Nghênh Xuân (Ye Yingchun) cũng dính líu đến vụ án của Chu Vĩnh Khang. Những vụ bê bối này bị phanh phui sau khi Chu Vĩnh Khang ngã ngựa.

Hung nhất có thể nói là Nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông

Tại thành phố Bắc Kinh, tính phá hoại phong thủy của Nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông đối với Quảng trường Thiên An Môn và thậm chí cả Bắc Kinh là điều mà giới phong thủy đều nhìn nhận. Tờ "Xilu Net" của đại lục từng đăng một bài báo "Bí ẩn phía trước Thiên An Môn: Bí mật lớn mà cả người Trung Quốc cũng không biết", tiết lộ tấm màn đen phong thủy ẩn trong quảng trường Thiên An Môn có hại cho chúng sinh.

Bài báo chỉ ra rằng Quảng trường Thiên An Môn là một tổ hợp kiến trúc phong thủy, và "Nhà tưởng niệm" của Mao Trạch Đông mà mọi người thường đến thăm là trung tâm của tổ hợp kiến trúc này.

Bài báo viết, “Ông Tôn Trung Sơn, lãnh đạo cuộc Cách mạng năm 1911, được chôn cất tại lăng Trung Sơn Nam Kinh sau khi ông qua đời. Còn Mao Trạch Đông sau khi chết lại an táng tại Quảng trường Thiên An Môn”. Đây là “nguyện vọng cuối cùng” của Mao trước khi còn sống.

Bài báo còn chỉ ra:

"Nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông được coi là điểm du lịch miễn phí, vì vậy sẽ có nhiều du khách đến tham quan, dùng dương khí của người sống để bù đắp cho âm khí của người chết". (Ghi chú của người biên tập: Trong dân gian nói là quỷ hút nhân khí).

"Bia kỷ niệm Anh hùng Nhân dân đứng trước Nhà tưởng niệm Mao, tượng đài này trông như thế nào? Trông giống như một thanh kiếm cắm vào lòng đất. Bia kỷ niệm Anh hùng Nhân dân này không chỉ là bia mộ của các Anh hùng Nhân dân, mà còn là bia mộ của Mao".

"Cột cờ trước Bia kỷ niệm này, chẳng phải giống như thắp hương cho Mao? Ngày nay ở quảng trường An Môn, ngày nào cũng cử hành nghi thức kéo cờ, tức là ngày nào cũng đốt hương cho Mao!".

"Nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông" được coi là điểm thu hút khách du lịch miễn phí, vì vậy sẽ có nhiều du khách đến thăm, dùng dương khí của người sống để bù đắp cho âm khí của người chết. (Wikipedia)
"Nhà tưởng niệm Mao Trạch Đông" được coi là điểm thu hút khách du lịch miễn phí, vì vậy sẽ có nhiều du khách đến thăm, dùng dương khí của người sống để bù đắp cho âm khí của người chết. (Wikipedia)

Còn về phần ảnh Mao Trạch Đông ở quảng trường Thiên An Môn, đó chính là đem "di ảnh" của người chết bày ở linh đường. Bài báo cho biết, "Việc xây dựng một nhà tang lễ trên quảng trường trung tâm của một thành phố, chỉ có một lần này trong lịch sử 5.000 năm Trung Hoa".

Ngoài ra, theo tờ "Tin tức Bắc Kinh" ngày 28 tháng 9 năm 2014, bức chân dung Mao Trạch Đông treo ở Thiên An Môn ngay trước khi Đảng Cộng sản Trung Quốc xây dựng chính quyền, đã được làm mới. Bài báo dẫn lời họa sĩ Vương Quốc Đống nói rằng, do sử dụng loại màu cao cấp có tên là "ngân châu Trung Quốc", bất kể bạn đứng ở vị trí nào trước bức chân dung, cũng sẽ đều có cảm giác đôi mắt của Mao trong bức ảnh như đang nhìn chằm chằm vào bạn. Như vậy thì phải chăng là quá kinh dị?

Trung Nguyên
Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

3 công trình phong thủy kinh dị ở Bắc Kinh, phía nam Thiên An Môn là hung nhất