10 đại danh tướng võ lực mạnh nhất thời Đông Chu Liệt Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đông Chu Liệt Quốc là tiểu thuyết lịch sử của danh tài đời Minh Phùng Mộng Long, đã khắc họa hàng ngàn nhân vật lịch sử, từ các bậc quân vương, mưu sĩ, đại thần, tướng soái, cho đến các bậc anh hùng, thích khách, trong đó có 10 đại danh tướng có sức mạnh nhất thời kỳ đó.

Số 1: Đỗ Hồi (300 quân cảm tử phá vạn quân)

Đỗ Hồi là lực sĩ nổi tiếng nước Tần, tướng mạo răng nhe ngân tạc, mắt lồi kim tinh, quyền như chày đồng, mặt như bát sắt, râu rồng tóc xoăn, thân cao hơn một trượng (Thời nhà Chu một trượng khoảng 2 m), sức mạnh nhấc ngàn cân (khoảng 500kg), thường sử dụng chiếc búa lớn nặng 120 cân (khoảng 60 kg). Đỗ Hồi đã từng ở núi Thanh Mi trong một ngày tay không đánh gục 5 con hổ, lột da rồi đem về. Đỗ Hồi cũng đã từng cầm đầu 300 quân cảm tử phá tan trên vạn quân cướp, uy danh chấn động, liền được phong làm đại tướng.

"Đỗ Hồi không dùng xe ngựa, tay cầm búa lớn, dưới thì chém chân ngựa, trên thì chém giáp tướng, rõ ràng như một vị Sát Thần từ trên Trời giáng hạ".

"Một tiếng pháo nổ, phục binh quân Ngụy vùng dậy. Ngụy Khỏa quay người lại, bao vây chặt Đỗ Hồi tầng tầng lớp lớp, hai phía giáp công. Đỗ Hồi quả nhiên đuổi đến vung búa lớn nặng 120 cân, chém ngang bổ dọc, kẻ nào trúng búa liền chết ngay, không ai có thể địch nổi".

Đoạn trên trích từ "Đông Chu Liệt Quốc Chí", Đỗ Hồi dám đơn thương độc mã dẫn 300 quân cảm tử xông vào doanh trại quân địch, hơn nữa còn đánh bại vua của quân địch, có thể thấy Đỗ Hồi dũng mãnh như thế nào. Nếu không phải Thần nhân dùng dây thừng cỏ quấn chặt chân Đỗ Hồi thì có lẽ không ai có thể chế ngự nổi ông.

Đỗ Hồi đã từng ở núi Thanh Mi trong một ngày tay không đánh gục 5 con hổ, lột da rồi đem về.
Đỗ Hồi đã từng ở núi Thanh Mi trong một ngày tay không đánh gục 5 con hổ, lột da rồi đem về. (Ảnh chụp màn hình phim Tam Tự Kinh)

Số 2: Lang Thẩm

Năm 627 TCN, nước Tần từ ngàn dặm xa lén tập kích nước Trịnh không thành công, bị nước Tấn đánh tan ở núi Hào. Lang Thẩm lần đầu tiên xuất trận là ở trận chiến này. Khi đó Tấn Tương Công đã bắt sống được nhiều tù binh nước Tần, sai Xa hựu (Chức võ tướng thời Xuân Thu, có vị trí cao nhất chỉ sau vua, luôn ở bên phải xe vua, nên gọi là Xa hựu) là Lai Câu đi chém đầu tù binh. Không ngờ từ trong đám tù bình vang lên một tiếng thét lớn khiến Lai Câu kinh sợ, chiếc giáo trong tay rơi xuống đất, quả là quá mất mặt. Lang Thẩm nhặt cây giáo bắt sống Lai Câu và truy đuổi Tấn Tương Công. Tấn Tương Công bèn lập Lang Thẩm làm Xa hựu ngay trên chiến trường.

Trận chiến núi Hào, 3 chủ soái của quân Tần là Bách Lý Mạnh Minh Thị, Tây Khất Thuật và Bạch Ất Bính được phu nhân Văn Doanh cứu, trước khi đi đã phát nguyện rằng 3 năm sau sẽ trở lại bái tạ "ân tứ" của nước Tấn. Quả nhiên 3 năm sau, năm Lỗ Văn Công thứ 2, tức năm 625 TCN, Mạnh Minh Thị dẫn quân Tần đến phục thù, hai nước lại lần nữa giao phong ở Bành Nha. Trận chiến này vẫn là Tục Giản Bá làm Xa hựu. Hai quân dàn trận xong, Lang Thẩm dẫn thuộc hạ xông thẳng vào quân Tần, quân Tấn bám sát theo sau đánh cho quân Tần phải chạy vào rừng bỏ trốn. Ở trận chiến này Lang Thẩm tử chiến sa trường, đã hoàn thành giấc mộng mà ông theo đuổi đối với chữ Dũng. Quả đúng là chân dũng và can đảm, lòng trung lại có nghĩa.

Số 3: Bao Man Tử

Một mình một đao xông vào, Bao Man Tử quen sử dụng một cây Phương thiên Họa kích nặng 80 cân, vung kích múa như bay, tự xưng thiên hạ vô địch. Lai Công nổi giận cầm giáo dài đâm vào ngực họ Bao. Man Tử nhẹ nhàng gạt đi, thuận thế đâm một kích. Lai Câu vội né tránh. Nhát kích đó quá mạnh, đâm vào đòn ngang của xe. Man Tử vặn kích một cái khiến đòn ngang xe gẫy làm đôi.

Lai Câu lĩnh mệnh trói Bao Man Tử vào cột đình, tay cầm đại đao, vừa muốn chém thì Man Tử lớn tiếng thét: "Ngươi là bại tướng dưới tay ta, sao dám xúc phạm ta?". Tiếng thét này giống như tiếng sấm động giữa trời, nhà cửa đều rung động. Trong lúc Man Tử thét thì gồng hai cánh tay, các dây trói đều đứt hết. Lai Câu vô cùng kinh sợ, bất giác tay run lẩy bẩy, đại đao rơi xuống đất. Man Tử liền đến cướp cây đại đao đó. Có một viên tiểu tướng tên là Lang Thẩm ở bên trông thấy liền nhanh tay cướp thanh đại đao đó trước rồi chém một đao khiến Man Tử ngã gục, rồi bồi tiếp đao nữa lấy đầu Man Tử.

Có một viên tiểu tướng tên là Lang Thẩm ở bên trông thấy liền nhanh tay cướp thanh đại đao đó trước rồi chém một đao khiến Man Tử ngã gục
Có một viên tiểu tướng tên là Lang Thẩm ở bên trông thấy liền nhanh tay cướp thanh đại đao đó trước rồi chém một đao khiến Man Tử ngã gục. (Ảnh: Epochtimes.com)

Số 4: Nam Cung Trường Vạn

Trong loạn quân lấy thủ cấp tướng địch, cũng là một cây Phương thiên Họa kích, tự xưng danh "vô địch". Hoa Đốc năm đó đã lấy danh Nam Cung Trường Vạn uy hiếp Tế Túc, có thể thấy danh tiếng của ông lớn thế nào.

Trong tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử "Đông Chu Liệt Quốc Chí", Nam Cung Trường Vạn là mãnh tướng nước Tống, là người vô cùng kiêu dũng, hơn nữa lại giỏi ném kích, có thể ném cây kích lên không trung cao mấy trượng, đồng thời có thể giơ tay bắt gọn, cả trăm lần không trượt.

Trong trận chiến Thừa Khâu, Nam Cung Trường Vạn binh bại bị quân Lỗ bắt làm tù binh, sau này được thả về nước. Sau vì tranh được thua với Tống Mẫn Công, Nam Cung Trường Vạn bị Tống Mẫn Công sỉ nhục, thế là hổ thẹn quá hóa giận dữ, Trường Vạn mắng Tống Mẫn Công là hôn quân vô đạo, sau đó đánh chết Tống Mẫn Công, đồng thời giết chết đại thần Cừu Mục và Hoa Đốc. Sau đó, Nam Cung Trường Vạn lập em họ của Tống Mẫn Công là công tử Du làm vua, đuổi hết công tộc nước Tống ra khỏi bờ cõi. Không lâu sau đó, đại phu ấp Hào là Tiêu Thúc dẫn các công tộc nước Tống đánh công tử Du, Nam Cung Trường Vạn bèn chạy sang nước Trần. Nước Trần nhận hối lộ của nước Tống đã lập kế chuốc rượu say cho Nam Cung Trường Vạn, sau đó dùng da tê giác bọc lại, đi liền trong đêm giao cho nước Tống. Nước Tống đem Nam Cung Trường Vạn ra đâm chém nát như tương.

Số 5: Tiên Chẩn

Trong một chiến trận đã biểu hiện rõ vũ lực của Tiên Chẩn, một mình xông vào trận địa quân địch, thét vang khiến tướng địch ngã ngựa, khiến quân địch kinh sợ. Triệu Thôi nước Tấn nổi tiếng là người biết nhìn nhận đánh giá người, ông đánh giá Tiên Chẩn rằng "Tiên Chẩn có mưu". Quả thực, bất kể là trận chiến Thành Bộc hay trận núi Hào, Tiên Chẩn với mưu lược xuất chúng, nơi nào cũng suy xét thích đáng, khiến nước Tấn thuận lợi đánh bại cường địch là nước Sở, Tần, khai sáng nên bá nghiệp Văn - Tương. Nhà quân sự giỏi thao lược này vừa có sở trường về kế sách mưu lược, lại có khả năng cầm quân ra trận, mưu lược của ông có ý nghĩa chỉ đạo rất phổ biến, Thế nhưng, nhà quân sự kiệt xuất này lại không phải là nhà chính trị. Ông là người công chính trung thành với quốc gia, chính trực trung nghĩa, cuối cùng dùng sinh mạng mình để tuẫn nghĩa.

Ông là người công chính trung thành với quốc gia, chính trực trung nghĩa, cuối cùng dùng sinh mạng mình để tuẫn nghĩa.
Ông là người công chính trung thành với quốc gia, chính trực trung nghĩa, cuối cùng dùng sinh mạng mình để tuẫn nghĩa. (Ảnh qua kknews.cc)

Số 6: Dĩnh Khảo Thúc

Ông có dũng lực rất lớn mạnh, nhổ cờ nước Trịnh múa như trò chơi, mà không ai có thể nhấc nổi.

Số 7: Vương tử Thành Phụ

Vương tử Thành Phụ là đệ nhất đại tướng của Tề Hoàn Công. Năm Trang Vương thứ 4, Chu Công Hắc Kiên cho rằng thời cơ phát động chính biến đã chín muồi, muốn nổi dậy giết chết Trang Vương, lập vương tử Khắc làm vua. Nhưng âm mưu quỷ kế của Chu Công Hắc Kiên và vương tử Khắc bị đại phu nước Chu là Tân Bá biết rõ. Tân Bá khuyên Chu Công Hắc Kiên rằng: "Tranh hậu, tranh ngôi, là hai họa loạn quốc gia, là cái gốc của họa loạn". Nhưng Chu Công Hắc Kiên một mực hành động, không nghe khuyên răn. Tân Bá bất lực, đành báo với Chu Trang Công về hành vi bất chính của Chu Công Hắc Kiên và vương tử Khắc. Chu Trang Công hành động khẩn cấp, tiên phát chế nhân, với thế nhanh chóng như tiếng sét không kịp bịt tai, giết chết Chu Công Hắc Kiên và đồng đảng, trấn áp cuộc chính biến tranh ngôi đoạt vị này. Vương tử Khắc biết tin Chu Công Hắc Kiên đã bị giết, tự biết âm mưu bị bại lộ, lập tức một mình trốn chạy khỏi vương thành, qua sông Hoàng Hà tìm sự bảo vệ của nước Yên.

Số 8: Mạnh Minh Thị

Dựa vào võ lực, Mạnh Minh Thị trở thành người đứng đầu Tam soái của nước Tần, dũng mãnh không gì chống cự nổi. Mạnh Minh Thị là tướng lĩnh chính của Tần Mục Công, ông từng dẫn quân Tần quyết chiến với nước Tấn, nhiều lần giao chiến đều thất bại, cuối cùng Mạnh Minh Thị cũng chiến thắng quân Tấn. Tần Mục Công thấy nước Tấn đã quy phục, bèn dẫn quân chuyển sang núi Hào, chôn cất hài cốt tướng sĩ chết trận ở đó 3 năm trước, cúng tế 3 ngày rồi trở về nước. Nước Tần đánh bại bá chủ Trung Nguyên là nước Tấn khiến uy danh chấn động Tây Nhung, khoảng 20 nước nhỏ và các bộ tộc Tây Nhung tranh nhau đến quy phục nước Tần, khiến nước Tần mở rộng địa giới lên hàng ngàn dặm, trở thành bá chủ của Tây Nhung. Việc này đều có quan hệ nhất định đối với Mạnh Minh Thị.

Số 9: Ngũ Tử Tư

Ngũ Tử Tư khi chạy nạn đã từng một mình vượt qua đại tướng nước Sở, vũ lực của ông có thể thấy là không tầm thường.

Số 10: Dưỡng Do Cơ

Trong quân đội gọi ông là Thần Tiễn Dưỡng Thúc, ông có sức mạnh giết Lệnh Doãn Đấu Việt Tiêu nước Sở. Dưỡng Do Cơ là tướng nước Sở thời Xuân Thu, là một Thần Xạ nổi tiếng thời cổ đại. Ông vốn là người nước Dưỡng, sau khi nước Dưỡng bị nước Sở tiêu diệt, Dưỡng Do Cơ trở thành đại phu nước Sở. Tương truyền Dưỡng Do Cơ có thể đứng ngoài trăm bước bắn trúng những lá liễu đã đánh dấu, ngoài ra còn bắn một mũi tên xuyên 7 tầng áo giáp. Trong "Chiến Quốc sách" có ghi chép: "Nước Sở có Dưỡng Do Cơ, giỏi bắn cung, bước 100 bước bắn lá liễu, bách phát bách trúng".

"Bách phát bách trúng"; "Bách bộ xuyên dương" đều có nguồn gốc từ Dưỡng Do Cơ mà ra, do đó ông có biệt hiệu "Dưỡng Nhất Tiễn", chỉ một mũi tên là có thể giành chiến thắng.

Trung Hòa

Theo KKnews



BÀI CHỌN LỌC

10 đại danh tướng võ lực mạnh nhất thời Đông Chu Liệt Quốc