10 đặc điểm chung của trẻ có IQ cao trong mắt các nhà tâm lý học hàng đầu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chỉ số thông minh (IQ) của mỗi người là khác nhau, một số trẻ có xuất phát điểm muộn nhưng điều này không có nghĩa là IQ của trẻ thấp. Chỉ có thể nói rằng các ưu thế trong học tập của trẻ thể hiện ra là khác nhau.

Giáo dục là một chủ đề luôn được phụ huynh và giáo viên quan tâm. Đây không phải chuyện người hàng xóm ngày hôm qua sang than vãn với tôi rằng "tại sao những đứa trẻ khác không phải đi học thêm mà vẫn có thành tích học tập tốt", mà là sự việc với chính con tôi. Cháu cũng đi học thêm các lớp nhưng kết quả học lại không được như ý.

Dễ nhận thấy rằng để nuôi dưỡng con cái, các bậc cha mẹ đã rất hao tổn tâm huyết, thậm chí đôi khi không nhìn vào những ưu điểm của trẻ mà cứ thực hiện những phương pháp “nóng vội” nguy hiểm, khiến trẻ khổ sở. Phương pháp học tập sai lầm không những không giúp trẻ học tiến bộ mà còn có thể gây tổn thương cho tinh thần của bé.

Như chúng ta đã biết, chỉ số thông minh (IQ) của mỗi người là khác nhau, một số trẻ có thể xuất phát điểm muộn nhưng điều này không có nghĩa là IQ của trẻ thấp. Chỉ có thể nói rằng các ưu thế trong học tập của trẻ thể hiện ra là khác nhau.

Bản thân một số trẻ ham chơi quá, nhưng học tập không hề kém, có những đứa trẻ như thế này thì cha mẹ nào cũng cảm thấy mừng. (Pxfuel)
Bản thân một số trẻ ham chơi quá, nhưng học tập không hề kém, có những đứa trẻ như thế này thì cha mẹ nào cũng cảm thấy mừng. (Pxfuel)

Ví dụ, một đứa trẻ có thể giỏi âm nhạc, nhưng cha mẹ nhất mực hướng trẻ đến học môn toán và đương nhiên đó không phải là sở trường của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cho rằng trẻ học kém, thậm chí lo lắng rằng chỉ số IQ của trẻ thấp.

Trên thực tế, các bậc cha mẹ nên hiểu rõ một điểm. Người lớn chúng ta có chỉ số IQ khác nhau, huống chi là một đứa trẻ ở độ tuổi ham chơi?

Thực ra chỉ số IQ của trẻ không cao, thì yếu tố bẩm sinh cũng rất quan trọng. Bản thân một số trẻ ham chơi quá, nhưng học tập không hề kém, có những đứa trẻ như thế này thì cha mẹ nào cũng cảm thấy mừng.

Là cha mẹ, chúng ta cũng đã trải qua tuổi thơ, và con trẻ là mối quan tâm nhất đối với cha mẹ. Vì vậy chúng ta đương nhiên mong con được thừa hưởng những gen tốt nhất của bố mẹ, hy vọng con có chỉ số IQ cao.

Vậy làm sao để trẻ có chỉ số IQ cao? Có chỉ số IQ cao thì có phải việc học của trẻ sẽ đỡ vất vả hơn?

Các nhà nghiên cứu cũng áp dụng những suy luận từ thí nghiệm trên chuột với con người, và sử dụng một cách tiếp cận nhân văn hơn để khám phá chỉ số IQ. (Ảnh: Pixabay)

Tác động của chỉ số IQ bẩm sinh

Nói đến chỉ số IQ cao, có lẽ mọi người sẽ tự nhiên gắn nó với hai từ thông minh và khôn ngoan. Thực tế thì điều kiện bẩm sinh của chỉ số IQ là do gen quyết định. Nếu bố mẹ đều là những người có chỉ số IQ cao thì trong hoàn cảnh bình thường con cái sẽ không quá ngốc, rất hiếm xảy ra tình huống đặc biệt.

Tiêu chuẩn IQ phần lớn do ảnh hưởng bẩm sinh quyết định, tuy không phải là 100% nhưng mức độ ảnh hưởng đặc biệt lớn.

Đặc biệt, nhiều bậc cha mẹ hy vọng con trẻ của mình có thể "chiến thắng ở vạch xuất phát" và có được lợi thế hơn trong cuộc sống tương lai của chúng. Không nghi ngờ gì nữa, chỉ số IQ là một trong những điều kiện quan trọng quyết định khả năng tiếp thu, học hỏi.

Bởi vì trẻ bẩm sinh đã thích chơi đùa. Cho nên chúng ta phải làm những việc phù hợp với bản tính bẩm sinh của trẻ, chứ không nên làm trái với quy luật trưởng thành của trẻ. (Pikrepo)
Bởi vì trẻ bẩm sinh đã thích chơi đùa. Cho nên chúng ta phải làm những việc phù hợp với bản tính bẩm sinh của trẻ, chứ không nên làm trái với quy luật trưởng thành của trẻ. (Pikrepo)

Vì vậy, trong quá trình nuôi dạy con cái, cha mẹ phải hiểu rõ đặc điểm của bản thân trẻ, điều chỉnh kịp thời để cải thiện môi trường sống của trẻ, có thể giúp trẻ cải thiện chỉ số IQ trong quá trình trưởng thành sau này. Điểm này là rất quan trọng.

Sự khác biệt giữa trí thông minh và IQ

IQ là tỷ lệ mức độ thông minh của một cá nhân so với mức trung bình của cùng độ tuổi khi một cá nhân phát triển đến một độ tuổi nhất định.

Chỉ số này tương đối toàn diện và có thể đo lường khả năng tư duy hiện tại của một người từ nhiều khía cạnh.

Khả năng liên quan đến IQ chủ yếu bắt nguồn từ bộ phận nửa não trái của con người, có mối quan hệ mật thiết với khả năng tư duy trừu tượng và phân tích sự vật của cá nhân.

Có một sự khác biệt nhất định giữa khái niệm trí thông minh và chỉ số IQ. Trí thông minh chủ yếu là nói về nhận thức của mỗi cá nhân về sự vật, trí nhớ của bản thân người đó và trí tưởng tượng của bộ não. Điều này khá tuyệt đối.

Tóm lại, trí thông minh là tương đối cố định, nhưng chỉ số IQ sẽ thay đổi theo độ tuổi, có thể thấp hơn hay cao hơn thì phụ thuộc vào điều kiện của bản thân trẻ. Nếu không có bệnh lý, hay bệnh tâm thần đặc biệt thì chỉ số thông minh thường sẽ duy trì ở mức bình thường.

Như đã đề cập trước đó, IQ là một tỷ lệ, vì vậy khi mọi người có một tiêu chuẩn để xác định trí thông minh cá nhân của họ, họ cũng nên xây dựng một tiêu chuẩn so sánh.

Tất nhiên, tiêu chuẩn này tồn tại, được gọi là thang đo Stanford Binet, là một công thức để đo chỉ số IQ của con người dựa trên định nghĩa trước đó.

IQ = MA (tuổi tâm lý) / CA (tuổi thực) × 100

Đây là công thức đo chỉ số IQ của con người dựa trên định nghĩa trước đây.

Tất nhiên, ngoài quy mô và công thức của Binet, các nhà khoa học cũng đã có những nỗ lực tương ứng. Một trong số đó nổi tiếng hơn cả là hình thức kiểm tra trí thông minh của Wechsler.

Thang đo của Wechsler toàn diện hơn. Trong khi suy ra mức độ IQ tổng thể của cá nhân, nó cũng có thể xác định ở một mức độ nhất định liệu một cá nhân có tiềm năng về ngôn ngữ và hành vi hay không.

Những đứa trẻ 'kỳ quặc' thường có chỉ số IQ cao,
Cung cấp cho trẻ những định hướng đúng đắn trong cuộc sống, nhiều sự cổ vũ, nhiều sự thấu hiểu hơn, thì "thiên tài” mới thực sự được ra đời. (Ảnh: Pixabay)

Các cách ảnh hưởng đến trí thông minh và IQ

Đối với hầu hết mọi người, chỉ có thể nhận thức đại khái về trí thông minh hoặc chỉ số IQ của mình, chẳng hạn như liệu họ có "thông minh" hay không.

Nhưng cảm giác này chỉ là ước tính, và đôi khi nó không hoàn toàn chính xác. Bởi vì cảm xúc của con người luôn thay đổi, nên đôi khi phán đoán về mức độ thông minh của họ cũng sẽ dao động.

Ví dụ, khi một người ở trong một môi trường thoải mái và dễ chịu, trong mắt họ cả thế giới dường như đều tươi đẹp. Tất nhiên họ sẽ tự tin và hài lòng với bản thân, nghĩ rằng mình có thể hoàn thành bất cứ điều gì và mình là người giỏi nhất.

Vì vậy, những người lạc quan sẽ tương đối tự tin hơn, sẽ ngày càng tự tin hơn và thông minh hơn.

Theo quan điểm của cha mẹ, nếu muốn con cải thiện trí thông minh trong tương lai, nên thường xuyên khích lệ con, giúp con có một môi trường thoải mái và lạc quan hơn.

Vậy làm thế nào chúng ta có thể đem tới cho trẻ một môi trường thoải mái hơn? Bạn có thể thử các phương pháp sau:

  1. Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, sức khỏe là nền tảng của sự phát triển trí não

Chế độ ăn lành mạnh, đủ dinh dưỡng là điều kiện cơ bản để phát triển trí não, có thể cho trẻ ăn thêm cá, trứng, sữa, nếu cần thiết có thể ăn thêm một số thức ăn bổ dưỡng có DHA.

  1. Trong cuộc sống, hãy truyền cảm hứng cho trẻ và khuyến khích trẻ suy nghĩ

Người ta nói rằng cha mẹ là người thầy tốt nhất của trẻ, khi trẻ tò mò về điều gì đó, đừng đả kích suy nghĩ và phán đoán của trẻ. Là cha mẹ, chúng ta nên khuyến khích trẻ nói ra ý kiến ​​của mình và đưa ra hướng dẫn đúng đắn cho con.

  1. Trong khi hướng dẫn trẻ tư duy, rèn luyện tinh thần đúng cách cho trẻ

Tăng cường rèn luyện tư duy cho trẻ, để trẻ có khả năng tự đánh giá sự việc, cha mẹ và bạn bè có thể đóng vai trò dẫn dắt hỗ trợ bên cạnh.

  1. Luôn đặt mục tiêu cho trẻ và để trẻ hình thành thái độ tích cực

Cha mẹ có thể nêu rõ mục tiêu hoặc thỏa thuận với trẻ, sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trẻ có thể được những phần thưởng thích hợp, chẳng hạn như những cái ôm yêu thương hoặc nụ hôn khích lệ. Còn phần thưởng vật chất thì tùy theo tình hình để lựa chọn.

Nhưng các bậc cha mẹ nên chú ý và đừng lạm dụng cách thưởng vật chất cho trẻ. Phương pháp này có thể dễ dàng tạo ra ham muốn vật chất, và nó cũng sẽ thay đổi ý tưởng ban đầu của trẻ với sự vật.

  1. Nếu có những điều này, thì bạn có thể đang giáo dục những đứa trẻ có chỉ số IQ cao

Trẻ em tương đối không giỏi che giấu các đặc điểm tính cách và cảm xúc, và những gì chúng thể hiện thường là sự thật. Vì vậy các bậc cha mẹ cần quan sát thật kỹ, khi con bạn có những đặc điểm này thì rất có thể trẻ sẽ phát triển chỉ số IQ cao.

  1. Không khuất phục trước quyền lực
  2. Lời nói hài hước khiến mọi người yêu mến
  3. Sẵn sàng đối mặt với những thử thách khác nhau trong cuộc sống
  4. Đột phá bản thân khi chơi
  5. Không quan tâm đến những thứ thường ngày và trò chơi
  6. Khả năng quan sát và suy đoán, tư duy khác biệt
  7. Thích đọc, áp dụng tốt các kiến ​​thức sách vở vào thực tiễn
  8. Giỏi suy nghĩ, thậm chí có thể một mình trầm tư, quên hết mọi thứ
  9. Tập trung cao độ vào những thứ quan tâm
  10. Có trí tưởng tượng rất phong phú
Liệu ​​thành công của một người có liên quan đến tuổi thơ hay không? (Ảnh: Pixabay)
Trẻ em tương đối không giỏi che giấu các đặc điểm tính cách và cảm xúc, và những gì chúng thể hiện thường là sự thật. (Ảnh: Pixabay)

Nếu con bạn có những đặc điểm trên thì rất có thể con bạn là đứa trẻ có chỉ số IQ cao. Và cha mẹ hãy tiếp tục hưởng ứng, kích thích trẻ.

(1) Khen ngợi và biểu dương thích hợp

Có thể nói cha mẹ là toàn bộ thế giới của con trẻ. Khi làm xong một việc, trẻ sẽ rất mong được cha mẹ khen ngợi chân thành. Nếu cha mẹ khen ngợi trẻ một cách hợp lý thì trẻ sẽ cảm thấy rất vui trong lòng.

(2) Khi trẻ làm điều gì đó khó hiểu, đầu tiên cha mẹ nên hỏi lại

Nhiều suy nghĩ của trẻ em rất độc đáo và chúng có cách tư duy rất khác biệt. Chúng ta không nên dùng góc độ của một người lớn để suy xét các hành vi của trẻ, mà nên đi sâu vào các hành vi của chúng và xem xét tại sao chúng lại làm như vậy.

(3) Giúp trẻ hình thành “tam quan” tốt

“Tam quan” (chỉ thế giới quan, giá trị quan và nhân sinh quan) là một điều khó nói thành lời. Nhiều người kể cả trưởng thành rồi cũng không thể có khái niệm này đúng đắn. Vì vậy cha mẹ nên bắt đầu dẫn dắt con từ khi còn nhỏ.

Chỉ những bậc cha mẹ có “tam quan” thật đúng đắn mới có thể nuôi dạy con cũng có “tam quan” giống thế. Nếu cha mẹ đưa quan điểm không đúng cho con cái thì sẽ xảy ra một bi kịch “thượng bất chính hạ tắc loạn”.

Chiều chuộng con quá mức, thiếu tôn trọng bề trên
Người ta nói rằng cha mẹ là người thầy tốt nhất của trẻ, khi trẻ tò mò về điều gì đó, đừng đả kích suy nghĩ và phán đoán của trẻ. (Ảnh: Pixabay)

Kết luận

Trong quá trình phát triển IQ của con người, việc đưa gen phù hợp nhất lên nhiễm sắc thể X và phát tán gen phù hợp nhất với tốc độ nhanh nhất là có thể. Do đó, đối với IQ của con cái, cha mẹ cũng có những yếu tố nhất định.

Sự phát triển trí não của trẻ ở mọi lứa tuổi cũng đóng một vai trò quan trọng, có một số lý do đặc biệt khiến trẻ thông minh nuôi dưỡng thành trẻ ngốc, và cũng có trẻ ngốc có thể đột phá cái gọi là giới hạn di truyền để trở thành trẻ thông minh.

Những nỗ lực, phẩm chất và thành tựu sau này cũng có thể quyết định tương lai của trẻ. Những đứa trẻ có cùng chỉ số IQ thì giao cho chúng những công việc đơn giản như nhau, không phải tất cả có thể hoàn thành được.

Một số trẻ lười biếng và không muốn dùng hành động thiết thực để hoàn thành những công việc đáng lẽ phải hoàn thành. Lại có một số trẻ chỉ muốn tự quản lý và làm những việc mình nên làm, kiên trì làm. Đây đều là lựa chọn và quyết định của trẻ.

Tất nhiên, chỉ số IQ cao không phải là điều mà chỉ những người sống ở tầng lớp cao mới có được. Có rất nhiều người có chỉ số IQ cao nhưng lại thuộc tầng thấp. Cũng có rất nhiều người mà chúng ta ngưỡng mộ thuộc những người “bình thường”. Giá trị của chúng ta nằm ở vô hạn của sinh mệnh.

Đừng để chỉ số IQ trở thành vật cản trong suy nghĩ của chúng ta. Người đặt tâm, đặt ý thì có thể làm nên đại sự. Khi trưởng thành, chúng ta nên biết rằng những thứ không thể thay đổi thì không cần cố chấp, chỉ có vô số lựa chọn của chúng ta là chân thực.

Minh An
Theo aboluowang

Văn hoá Giáo dục


BÀI CHỌN LỌC

10 đặc điểm chung của trẻ có IQ cao trong mắt các nhà tâm lý học hàng đầu