Ý kiến chuyên gia: Chia sẻ nghiên cứu của Mỹ có thể phạm trọng tội, Trung Quốc đang phát triển vũ khí sinh học

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào năm 2015, ông Hạ Phúc Sơ (He Fuchu), phó chủ tịch Học viện Khoa học Quân y Trung Quốc, cho biết rằng vật liệu y sinh là một “đỉnh cao chỉ huy chiến lược” mới của chiến tranh.

Tướng Trương Sĩ Ba (Zhang Shibo) của Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) thậm chí còn đi xa hơn trong cuốn sách năm 2017 của ông, ‘War’s New High Land’ (tạm dịch: Vùng đất mới của chiến tranh). Ông tuyên bố: “Sự phát triển công nghệ sinh học hiện đại đang dần cho thấy những dấu hiệu mạnh mẽ về khả năng tấn công”, bao gồm cả tiềm năng “tấn công vào các nhân tố di truyền trên từng dân tộc cụ thể”.

“Rất rõ ràng, những gì Tướng Trương đang nói đến là những vũ khí sinh học, giết chết các chủng tộc khác, ngay cả khi họ có khả năng miễn dịch tự nhiên hoặc nhân tạo”.

Trung Quốc khẳng định quyền thống trị đối với những công dân có tổ tiên ở Đại lục, và trong những năm gần đây, Đảng Cộng sản đẩy mạnh việc tuyển dụng những người không có quan hệ sắc tộc với Trung Quốc. Trường hợp điển hình là giáo sư Charles Lieber, trưởng bộ phận hóa học tại Harvard.

Theo cáo trạng, Lieber, một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất thời đại, đã nhận được khoản thanh toán bảy chữ số sau khi ông đồng ý làm việc với tư cách là một nhà khoa học chiến lược tại Viện Công nghệ Vũ Hán từ năm 2012 đến 2017.

Bản cáo trạng về Lieber được công bố cùng lúc với một học giả khác, Zaosong Zheng. Hoa Kỳ tiếp nhận ông Zheng vào năm 2018 để tiến hành nghiên cứu ung thư tại Trung tâm y tế Beth Israel ở Boston. Nhưng ông đã bị bắt vào năm sau vì cố gắng đánh cắp các mẫu nghiên cứu ra khỏi Mỹ.

Trung Quốc cũng cho người thực hiện âm mưu buôn lậu chip bán dẫn của Hoa Kỳ sang Đại lục. Kế hoạch do giáo sư Yi-Chi Shih của Đại học California chủ mưu, ông biết rõ những con chip này rất hữu dụng để chế tạo tên lửa và máy bay chiến đấu. Trong bản cáo trạng liên bang năm ngoái Shih đã bị kết án với tất cả 18 tội danh và phải đối mặt với mức án tối đa là 219 năm tù.

Trung Quốc cũng cho người thực hiện âm mưu buôn lậu chip bán dẫn của Hoa Kỳ sang Đại lục.
Trung Quốc cũng cho người thực hiện âm mưu buôn lậu chip bán dẫn của Hoa Kỳ sang Đại lục. (Ảnh: Shutterstock)

Trung Quốc thực hiện rất nhiều âm mưu và kế hoạch để đánh cắp các phương pháp và bí quyết của Hoa Kỳ, và hàng ngàn điệp viên Trung Quốc đã tham gia chiến dịch này. Dù cách thức quản lý hệ thống đại học đã lỗi thời, những người đứng đầu hệ thống vẫn tự mãn về sự cởi mở của Mỹ trước sự xâm nhập của kẻ thù.

Hiệu trưởng các trường đại học dường như rất tự hào về sự cởi mở của hệ thống, và sẵn sàng nghi ngờ bất cứ ai muốn hạn chế quyền truy cập vào nghiên cứu bí mật.

Chủ tịch Viện Công nghệ California, Thomas Rosenbaum, tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với NBC News: “Sức mạnh lớn nhất của chúng tôi là sự cởi mở”, trong khi Robert Daly, người đứng đầu Viện Kissinger của Trung tâm Wilson về Trung Quốc, so sánh sự nghi ngờ hoạt động tình báo của Trung Quốc với McCarthyism (buộc tội thiếu căn cứ).

Ngoài ra, Lee Bollinger, chủ tịch của Đại học Columbia, đã viết một luận điểm đầy mâu thuẫn rằng, việc kiểm soát nghiên cứu trong các lĩnh vực như an ninh mạng và khủng bố sinh học là cần thiết và đúng đắn, nhưng “chúng ta vẫn cần chia sẻ các nghiên cứu học thuật".

Theo đó, Hoa Kỳ đã sai lầm khi tập trung vào các gián điệp là sinh viên. Việc Trung Quốc sử dụng kết quả đánh cắp từ nghiên cứu của Mỹ là không vấn đề, nhưng các trường đại học Hoa Kỳ đã sai khi giữ khư khư những kết quả đó cho mục đích của Hoa Kỳ. Trung Quốc chỉ đơn giản là trường hợp nghiêm trọng nhất, và các trường đại học chỉ là một trong vô số mục tiêu gián điệp của họ. Những câu chuyện tương tự có thể diễn ra với Nga, Cuba, Iran và Bắc Triều Tiên, và các cơ sở nghiên cứu do chính phủ tài trợ của Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, thực tế, trường hợp của Trung Quốc rất đáng lưu tâm, bởi vì họ thực hiện chủ nghĩa độc tài và thu nạp được rất nhiều người giỏi. Trong khi đó, người Iran không thể điều khiển tên lửa vào quỹ đạo; họ vừa thất bại trong lần phóng thứ ba liên tiếp.

Mặt khác, dường như Hoa Kỳ không thể làm phản gián, mặc dù đã dành gần 80 năm để chống lại KGB và GRU (các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang Liên Xô cũ). Vậy chúng ta nên như thế nào? Chúng ta tốt nhất nên quyết định cho đúng, hoặc chúng ta sẽ phải chiến đấu với vũ khí sinh học do Cộng sản Trung Quốc tung ra, nhờ vào hệ thống nghiên cứu đại học của chúng ta đặt tại cơ sở của họ.

Do đó, không nên có ý tưởng chia sẻ nghiên cứu học thuật. Chắc chắn không thể chia sẻ tất cả những nghiên cứu đó.

Michael Ledeen là một học giả tự do tại Foundation for Defense of Democracies (Tạm dịch: Thiết lập Bảo vệ Dân chủ). Ông đã từng là cố vấn cho Hội đồng An ninh Quốc gia và các cơ quan Nhà nước và Quốc phòng, và là cố vấn đặc biệt cho Bộ trưởng Ngoại giao. Ông là tác giả của 35 cuốn sách, gần đây nhất là “Chiến trường chiến đấu: Cách chiến thắng cuộc chiến chống lại Hồi giáo cấp tiến và các đồng minh của nó”, đồng tác giả với Trung tướng Michael T. Flynn đã nghỉ hưu.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Hương Xuân
Tác giả: Michael Ledeen
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Ý kiến chuyên gia: Chia sẻ nghiên cứu của Mỹ có thể phạm trọng tội, Trung Quốc đang phát triển vũ khí sinh học