Xung đột lớn tại Hồ Bắc, Giang Tây; hàng nghìn người biểu tình, xe cảnh sát bị lật đổ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Do dịch viêm phổi Vũ Hán, chính quyền Trung Quốc đã đóng cửa tỉnh Hồ Bắc 2 tháng, gần đây lệnh phong tỏa đang dần được gỡ bỏ. Nhưng vào ngày 27/3, người dân Hồ Bắc đã bị Giang Tây chặn lại khi họ cố gắng vào Cửu Giang, Giang Tây qua cầu ở sông Dương Tử. Một cuộc xung đột đã nổ ra giữa công an hai tỉnh, hàng ngàn cảnh sát đặc nhiệm được điều thêm tới hiện trường cùng người dân cũng tham gia vào cuộc hỗn chiến, và xe cảnh sát của Cửu Giang đã bị lật.

Gần đây, phần lớn các thành phố của tỉnh Hồ Bắc gỡ bỏ lệnh phong tỏa, theo yêu cầu của Trung ương khôi phục trở lại trật tự sản xuất và cuộc sống bình thường. Những người dân Hồ Bắc khỏe mạnh được cấp "mã xanh" có thể được ra khỏi địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, các tỉnh khác vẫn chưa hủy bỏ lệnh phòng chống dịch đối với tỉnh Hồ Bắc.

Huyện Hoàng Mai, thành phố Hoàng Cương ở biên giới tỉnh Hồ Bắc cách thành phố Cửu Giang, tỉnh Giang Tây chỉ một con sông Dương Tử. Vì Hoàng Mai không có ga tàu, nên nếu người dân địa phương muốn quay lại làm việc, họ phải đi qua Đại Kiều, Dương Tử, Cửu Giang đến ga tàu Cửu Giang để bắt xe.

Vào sáng sớm, sau khi trạm kiểm soát giao thông được gỡ bỏ tại huyện Hoàng Mai, cảnh sát thành phố Cửu Giang đã đưa trạm kiểm soát lên đầu cầu sông Dương Tử để đuổi các xe và người dân từ Hoàng Mai vào. Điều này khiến người dân nghi ngờ hành vi "vượt cấp thi hành luật". Sau khi xảy ra xung đột giữa cảnh sát 2 tỉnh trên cầu, cảnh sát của Hoàng Mai đã bị cảnh sát Cửu Giang đưa lên xe, đã khiến cho người dân Hồ Bắc bất mãn. Hàng ngàn người dân đã phát động biểu tình. Đoạn video cho thấy nhiều xe cảnh sát trên cầu đã bị lật.

Cô Hứa đến từ thị trấn Tiểu Trì, huyện Hoàng Mai trao đổi với báo Epoch Times rằng vụ việc bắt đầu xảy ra từ tối 26/3. "Đêm qua lúc 0 giờ bên này(Hồ Bắc) đã gỡ trạm kiểm soát, phía Giang Tây lại đưa ra một thông báo cho biết vẫn giữ trạm thu phí. 8h sáng hôm nay, cảnh sát Cửu Giang chạy đến Hồ Bắc để thiết lập trạm. Cảnh sát Hồ Bắc nghi vấn tại sao cảnh sát Cửu Giang đến Hồ Bắc lập trạm kiểm soát trong khi cả nước đều đã gỡ trạm. Không ngờ là họ còn đánh một cảnh sát họ Lỗ, và đánh 2 cảnh sát nữa”.

Cô Hứa nói rằng cảnh sát Cửu Giang đến có sự chuẩn bị trước, cảnh sát Hồ Bắc không đề phòng nên chỉ có vài cảnh sát đứng ra giải thích. Nhưng cảnh sát Cửu Giang không quan tâm mà ra tay đánh luôn.

Sau đó, Hồ Bắc cũng phái rất nhiều cảnh sát, “lúc đầu có 40-50 người, đến buổi chiều rất nhiều cảnh sát nữa tới, và cảnh sát phía Cửu Giang cũng đông nghịt".

Cô Hứa cho biết rất nhiều khách ở Hồ Bắc muốn đi tàu tới tỉnh khác làm việc, có nhiều người là tiễn người nhà đi, về sau khi biết sự việc đã rất tức giận, tự phát tới đầu cầu, có hơn 10.000 người tại hiện trường.

Khi tiếp nhận phỏng vấn, cô Hứa vừa trở về từ hiện trường nói: "Có hai nhóm người nữa đã tới (20-30 người) đều là người dân. Tôi vội vã đi phía sau, tới khi chân tôi bị ướt, tôi quay trở về".

Cô Hứa nói rằng tất cả Đội Thanh tra Trung ương Hồ Bắc, Sở Công an tỉnh, tỉnh trưởng, Thị trưởng thành phố Hoàng Cương và thị trưởng của huyện Hoàng Mai đều ở đây và họ đều đang làm nhiệm vụ.

Đoạn video trực tiếp cho thấy huyện trưởng và các quan chức khác của huyện Hoàng Mai, Hồ Bắc, đã vội vã đến hiện trường và cố gắng thuyết phục những người dân đang tức giận. Phía Giang Tây đã cử cảnh sát phong tỏa cầu ở sông Dương Tử.

Đài Á Châu Tự do dẫn lời ông Lý, một người dân địa phương, tiết lộ mặc dù trên danh nghĩa là Hồ Bắc và Giang Tây đã dỡ bỏ lệnh cấm, nhưng thực tế, hai nơi vẫn tiếp tục cách ly như cũ. Ông cho rằng ngay cả khi các yêu cầu trên được nới lỏng, các quan chức cơ sở có thể vẫn không dám làm.

Ông Lý nói: Chính sách là một chuyện, và chấp hành là một chuyện khác. Các đồng nghiệp nói rằng chiếc xe số 17 đã đi qua. Trên thực tế, tình hình giao thông vẫn không có xe đi lại. Đây mới là sự thực.

Văn kiện báo cáo từ công an Giang Tây tiết lộ rằng ít nhất năm nhân viên cảnh sát công an Giang Tây đã bị thương và phải nhập viện trong cuộc xung đột này. Bộ đàm, các công cụ thực thi pháp luật, xe cảnh sát... của Công an Giang Tây đã bị hư hỏng hoặc bị cướp. Nhưng cho đến nay, không có số liệu cụ thể về thương tích của cảnh sát và người dân ở Hồ Bắc.

Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, mặc dù người Trung Quốc luôn hô hào Vũ Hán cố lên, Hồ Bắc cố lên nhưng người dân Hồ Bắc đã bị phân biệt đối xử trên cả nước. Hiện giờ khi đã gỡ phong tỏa, sự phân biệt đối xử này vẫn không giảm. Điều này khiến cô Hứa và nhiều người dân Hồ Bắc khác không hài lòng.

"Họ chặn là người dân Hồ Bắc. Thấy người Hồ Bắc chúng tôi là họ không cho qua, chúng tôi đi mà không được phép đi. Chỗ chúng tôi giờ đã gỡ phong tỏa rồi, quay trở lại làm đều cần thẻ xanh chứng nhận sức khỏe. Nhưng ở phía Giang Tây dù bạn có thẻ xanh họ cũng không cho qua. Họ thấy thẻ xanh Hồ Bắc, thấy người Hồ Bắc là không cho qua".

Cô Hứa nói rằng khi chúng tôi ra ngoài cái là bị cách ly, sau này cứ ra ngoài thì bị ức hiếp. Chỗ chúng tôi có hơn một chục người làm việc ở bên ngoài tỉnh, khi nghe nói đến Hồ Bắc, lập tức không ai muốn nhận.

Về việc tại sao người dân giận dữ đập xe cảnh sát, cô Hứa nói rằng: Bây giờ người dân không có tiền. Họ đã không làm gì trong hai tháng, ăn cũng cần phải có tiền, ở cũng cần tiền. Không giống như họ ăn đồ trong kho sẵn. Người dân một ngày không làm thì không có ăn, người dân phải đi ra ngoài kiếm tiền, ngồi không ở nhà không được, miệng ăn núi lở.

Minh Thanh

Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Xung đột lớn tại Hồ Bắc, Giang Tây; hàng nghìn người biểu tình, xe cảnh sát bị lật đổ