WHO gửi vaccine Trung Quốc cho Nam Phi nhưng bị từ chối

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang có kế hoạch gửi tổng cộng 100 triệu liều vaccine Trung Quốc đến các nước ở Châu Phi và Châu Á. Nam Phi - một trong những nước được phân phối chính đã từ chối tiếp nhận 2,5 triệu liều vaccine từ WHO.

Reuters đưa tin rằng, WHO có kế hoạch gửi tổng cộng 100 triệu liều vaccine Sinovac và vaccine Sinopharm của Trung Quốc đến các nước Châu Phi và Châu Á, thông qua Chương trình triển khai vaccine (COVAX) trước cuối tháng 9, mỗi loại vaccine gồm 50 triệu liều.

Trong chương trình này, Nam Phi sẽ được phân phối 2,5 triệu liều vaccine Sinovac.

Tuy nhiên, ông Nicholas Crisp, Phó Tổng giám đốc Bộ Y tế Nam Phi chịu trách nhiệm việc giám sát thúc đẩy vaccine, cho biết: "Không đủ thông tin cho thấy hiệu quả của những vaccine này đối với biến thể Delta, cũng không có dữ liệu nào về vaccine Sinovac đối với những người nhiễm HIV".

Ông Crisp nói: “Chúng tôi không tiếp nhận vaccine Sinovac do COVAX cung cấp vì nó chưa đủ trưởng thành trong quá trình đánh giá và lập kế hoạch của chúng tôi”.

Bài báo cho biết, một quốc gia Châu Phi khác là Nigeria cũng được phân phối một lượng khá lớn vaccine Trung Quốc (8 triệu liều vaccine Sinopharm). Mặc dù Nigeria đã phê chuẩn việc tiếp nhận, nhưng họ nói rằng vaccine Sinopharm là một lựa chọn “có thể” trong số các loại vaccine được sử dụng trong nước.

Trước đó, nhiều quốc gia như Chile, Mông Cổ, Seychelles, Indonesia,... đã bùng phát các đợt dịch bệnh nghiêm trọng sau khi tiêm chủng vaccine Trung Quốc trên quy mô lớn.

70% dân số Chile đã được tiêm chủng vaccine, hầu hết trong số họ đều sử dụng vacine Sinovac, nhưng vẫn xuất hiện các đợt dịch nghiêm trọng. Tại Indonesia, hàng chục nhân viên y tế đã tiêm đủ hai mũi vaccine Sinovac vẫn tử vong vì COVID-19. Nước này đã sử dụng vaccine Modena tiêm bổ sung cho các nhân viên y tế.

Bahrain, một quốc gia ở Trung Đông, đã bắt đầu tiêm mũi tăng cường Pfizer vào tháng 5, dù trước đó đã tiêm chủng vaccine Sinopharm cho người dân.

Tờ The Wall Street Journal gần đây đưa tin rằng, một nghiên cứu hợp tác giữa Bahrain và Đại học Columbia của Mỹ phát hiện, trong số những loại vaccine được tiêm chủng ở Bahrain, vaccine Sinopharm là loại kém hiệu quả nhất trong việc ngăn ngừa nhiễm bệnh, các triệu chứng nghiêm trọng và tử vong. Hiệu quả của AZ và Pfizer xếp ở hai vị trí đầu bảng.

Ông Nikolai Petrovsky, Giáo sư y khoa tại Đại học Flinders (Úc) nói rằng, dựa trên tất cả các bằng chứng, giả thuyết “vaccine Sinopharm có ảnh hưởng rất nhỏ đến việc hạn chế sự lây lan của Coronavirus mới” là hợp lý. Một trong những rủi ro chính của vaccine Trung Quốc là "những người được tiêm chủng có thể có rất ít hoặc không có triệu chứng, nhưng họ vẫn sẽ lây lan virus cho người khác", ông Petrovsky nói.

Mai Hạ

Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

WHO gửi vaccine Trung Quốc cho Nam Phi nhưng bị từ chối