WHO cảnh báo Virus viêm phổi mới tại Trung Quốc "có thể lây truyền"

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 14/01, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo rằng, virus đằng sau dịch bệnh viêm phổi khởi phát ở Trung Quốc "có thể lây nhiễm"...

Ngày 14/01, bà Maria Van Kerkhov, trưởng bộ phận quản lý dịch bệnh, đã phát biểu “Theo nguồn tin chúng tôi đã nhận, khả năng virus lây truyền từ người-sang-người là khá thấp, có thể là lây chéo trong gia đình. Nhưng rõ ràng là cho đến bây giờ, chúng ta vẫn chưa đưa ra được bằng chứng về đường lây truyền từ người-sang-người ”.

WHO đang chuẩn bị biện pháp đối phó với khả năng dịch sẽ mở rộng hơn, bà cho biết trong một thông cáo tin tức ở Geneva.

Nhà chức trách Trung Quốc đã xác định được một nhóm mới của Coronavirus chính là mầm bệnh gây ra một dạng mới của viêm phổi nặng, bệnh này xuất phát từ thành phố miền trung Vũ Hán ở Trung Quốc.

Coronavirus là một chủng virus gồm rất nhiều nhóm. Một vài nhóm gây cảm lạnh thông thường; trong khi một số khác tìm thấy ở giơi, lạc đà, và các loại động vật khác, những nhóm này gây ra nhiều loại bệnh còn trầm trọng hơn.

Một cơ quan của Liên Hiêp Quốc cũng thông báo, họ đã đưa ra Bản Hướng dẫn dành cho các bệnh viện trên toàn thế giới để phòng và kiểm soát tình trạng lây nhiễm trong trường hợp loại virus mới lây lan rộng. Vì chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho virus này, nên các thuốc chống virus đang được lựa chọn và có thể sẽ được dùng theo hướng “chuyển chỉ định”, Ông Van Kerkhove nói.

Màu đỏ: Điểm tình nghi xuất phát dịch "viêm phổi lạ"; Màu xanh: Điểm đã (nghi ngờ) xuất hiện hoặc thiết lập "cảnh báo thảm họa"; Màu đen: Điểm xuất hiện bệnh dịch hạch tại Trung Quốc - chưa tính đến Singapore...

Cập nhật tình hình Trung Quốc

Ủy ban Y tế thành phố Vũ Hán thông báo ngày 14/01 rằng, vẫn chưa có bằng chứng rõ ràng về khả năng truyền bệnh giữa người với người. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng trong số 41 người được chẩn đoán mắc bệnh, chỉ có một cặp là vợ-chồng.

Theo cơ quan này, người chồng làm việc ở chợ hải sản Hoa Nam, nơi khởi phát dịch bệnh, và cũng là nơi cặp vợ chồng đầu tiên này có biểu hiện triệu chứng. Vợ ông không làm ở chợ, nhưng bà bị ho trước rồi mới sốt.

Sở Y tế đóng cửa khu chợ hôm 01/01/2020.

Một số người bệnh đã từng đến hoặc làm việc ở chợ hải sản, nơi bán động vật hoang dã. Nhưng chính quyền cho biết, họ vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh, nên vẫn đang tiếp tục điều tra.

Cũng theo đó, truyền thông nhà nước Tờ Tin tức Bắc Kinh trước đó báo cáo rằng, có hai bệnh nhân được xác định là quan hệ mẹ-con, người trai con bán gia cầm ở chợ, người mẹ thường xuyên đến chợ để mang thức ăn cho con, mẹ là người biểu hiện triệu chứng viêm phổi trước. Con trai, là người tuổi trung niên, bị sốt sau mẹ - Theo báo cáo hôm 02/01.

Sở y tế cũng cho biết, vẫn chưa có thêm bất kể bệnh nhân mới nào kể từ ngày 29/12/2019, và đã có 7 người được xuất viện. Một ông già 61 tuổi đã chết, 6 người còn lại hiện còn trong tình trạng nặng.

Cựu viên chức Bộ Y tế Trung Quốc, Chen Bingzhong tiết lộ với Đài NTD (Tân Đường Nhân) của tờ Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn rằng, Chính quyền Trung Quốc đã thiếu trách nhiệm khi không chủ động thông báo về tình hình dịch bệnh, thậm chí còn ngăn cản truyền thông đưa tin.

Khi thả con ếch vào nước sôi, con ếch nhảy ra; nhưng nếu đặt nó vào trong nước lạnh rồi từ từ đun nóng, con ếch sẽ ngồi nguyên xi cho đến lúc trở thành món “ếch luộc"... (James Lee/Flickr/CC BY)

Truyền thông Hồng Kông đã báo cáo ngày 14/01 rằng, khi phóng viên của các cơ quan truyền thông khác đang làm phim ở bên ngoài bệnh viện Vũ Hán, nơi điều trị bệnh nhân mắc dịch bệnh, thì các nhân viên bệnh viện yêu cầu dừng lại và đưa họ tới đồn cảnh sát địa phương, công an đã tra hỏi các phóng viên khoảng 1,5 giờ trước khi thả cho về.

Cựu nhân viên Tổ chức phi chính phủ ở Trung Quốc, Yang Zhanqing, đã dấy lên quan ngại rằng, chính quyền Trung Quốc không theo dõi các ca nghi ngờ mắc bệnh tại đây, trong khi Hồng Kông, Đài Loan và các nước khác trong khu vực đã cách ly những người vừa từ Vũ Hán trở về mà có biểu hiện bệnh.

Ông cũng nói với NTD, “Điều này có nghĩa là, đã có rất nhiều người không được theo dõi [tại Trung Quốc], vì vậy tạo cơ hội cho bệnh lây lan rộng”.

Cập nhật thông tin ở Thái Lan

Vào ngày 13/01, Bộ Y tế Thái Lan thông báo, một du khách nữ Trung Quốc đã được chẩn đoán mắc bệnh phổi Vũ Hán, đây là người Trung Quốc đầu tiên được xác định mắc bệnh bên ngoài Vũ Hán.

Bệnh nhân này đã hồi phục, nhưng hiện vẫn ở Thái Lan. Nhà chức trách không cho biết thêm thông tin chi tiết về hoàn cảnh và cách thức mắc bệnh của cô.

Vào dịp Tết Trung Quốc từ 25/01, thời điểm có rất nhiều du khách Trung Quốc đi thăm Thái Lan, WHO đã kêu gọi chính quyền Thái Lan và cộng đồng cần thiết lập cảnh báo “dịch bệnh”. Richard Brow, Đại diện WHO tại Thái Lan khuyến cáo, những ai bị sốt và ho khi vừa trở về từ Vũ Hán, thì nên đi khám bác sỹ.

Một y tá đi ngang qua "khu vực sạch", một phòng có không khí trong lành dành cho bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp, tại Bệnh viện Suan Dok ở Chiang Mai, Thái Lan vào ngày 22 tháng 4 năm 2019... (Lauren DeCicca/Getty Images)

Cập nhật tình hình tại Hồng Kông

Trong khi đó, Hồng Kông vừa cử một phái đoàn tới Vũ Hán để tìm hiểu về căn bệnh. Ngày 14/01, bà Carrie Lam, Lãnh Đạo Hồng Kông tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng, bà sẽ cung cấp những thông tin sớm nhất về cuộc họp đã định trước với chuyên gia Y tế địa phương hôm 15/01.

Trong khi hàng chục bệnh nhân có triệu chứng tương tự viêm phổi được chẩn đoán và nhập viện ở Hồng Kông, Bà Lam nói vẫn chưa khẳng định chắc chắn có ca bệnh nào tại Hồng Kông bị viêm phổi Vũ Hán.

Nhà chức trách đã công bố chuỗi di truyền hoàn chỉnh của virus hôm 11/01, điều này cho phép các chuyên gia Y tế công cộng có thể kiểm tra tính tương đồng với ca bệnh đầu tiên được chẩn đoán bởi Sở y tế Vũ Hán hôm 31/12/2019 không.

Reuter và nhà báo Frank Fang của thời báo Epoch Times đều đóng góp thông tin cho báo cáo này.

Diệu Anh (biên dịch)
- Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

WHO cảnh báo Virus viêm phổi mới tại Trung Quốc "có thể lây truyền"