WeChat là cái bẫy đối với cộng đồng người dùng bên ngoài Trung Quốc?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào ngày 6 tháng 8, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hai lệnh hành pháp cấm giao dịch của Hoa Kỳ với các công ty công nghệ Trung Quốc ByteDance, công ty sở hữu TikTok và Tencent, chủ sở hữu của WeChat.

Không rõ chính xác các lệnh cấm sẽ dẫn đến điều gì, nhưng lệnh cấm đối với WeChat có thể sẽ tạo ra sự gián đoạn đáng kể cho giao dịch kinh doanh và liên lạc giữa những người ở Trung Quốc và Hoa Kỳ và có thể ảnh hưởng đến cả phần còn lại của thế giới. Mặc dù lệnh cấm có thể gây ra lo lắng và khó chịu, mối đe dọa mà WeChat đặt ra cũng cần được xem xét nghiêm túc. WeChat không chỉ là một công cụ cho nhiều người dùng; nó là một cái bẫy.

Với hơn 1,2 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trên toàn thế giới, WeChat là một siêu ứng dụng kết hợp các chức năng của mạng xã hội, nhắn tin, dịch vụ tài chính, du lịch, giao đồ ăn, gọi xe và các ứng dụng khác. Nó thuận tiện đến mức đối với người dân Trung Quốc, việc không có WeChat cũng như không có điện thoại thông minh.

Kết quả thu được của Wechat bên trên một phần là do chính sách có chủ ý. Chính phủ Trung Quốc đóng cửa các công ty công nghệ nước ngoài, thiết lập Vạn lý Tường lửa (Great Firewall) để chặn các trang web không tuân thủ chế độ kiểm duyệt của họ và phạt những người cố gắng vượt qua nó. Đồng thời, Bắc Kinh nuôi dưỡng một số nền tảng trong nước như WeChat, sử dụng nó để kiểm duyệt và giám sát người dùng. Ứng dụng cũng phải giao dữ liệu người dùng cho chính phủ khi cái gọi là thông tin nhạy cảm được phát hiện. Các đơn vị cảnh sát an ninh mạng của chính quyền cũng trực tiếp tham gia vào các công ty Internet lớn.

Do đó, WeChat đã trở thành một hệ sinh thái kỹ thuật số hoàn chỉnh, nơi mọi người ở Trung Quốc sống toàn bộ cuộc sống số của họ và họ bị mắc kẹt trong môi trường thông tin được kiểm duyệt mà không có sự lựa chọn.

Bất kỳ ai ở nước ngoài muốn kết nối với mọi người ở Trung Quốc đều phải sử dụng những gì có sẵn ở Trung Quốc và do đó cũng bị cuốn vào guồng máy kiểm duyệt và giám sát của chính phủ Trung Quốc. Người dùng WeChat quốc tế ước tính vào khoảng từ 100 triệu đến 200 triệu; trung bình 19 triệu người dùng hoạt động hàng ngày ở Hoa Kỳ.

Một nghiên cứu gần đây của Citizen Lab cho thấy WeChat giám sát người dùng bên ngoài Trung Quốc để xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ kiểm duyệt các tài khoản đăng ký tại Trung Quốc. Do người dùng quốc tế chịu sự điều chỉnh của các điều khoản dịch vụ và chính sách bảo mật của Singapore, nên không rõ liệu WeChat có chia sẻ thông tin này với chính phủ Trung Quốc hay không. Nhưng cần nhớ rằng tất cả các công ty Trung Quốc đều phải chịu sự kiểm soát của chính phủ.

Ngăn chặn tự do ngôn luận mở rộng ra bên ngoài Trung Quốc

Do vị trí trung tâm của WeChat trong việc thu thập thông tin và giao tiếp giữa cộng đồng người Trung Quốc, đặc biệt là những người nhập cư thế hệ đầu tiên từ Trung Quốc, nên là một nguồn thực sự đáng quan tâm đối với những nơi khác.

Trong vài năm qua, nhiều người trong số các thành viên cộng đồng người Hoa ở nước ngoài trên khắp thế giới chỉ muốn sử dụng WeChat để giao tiếp, chủ yếu là vì họ chưa cài đặt bất kỳ ứng dụng nhắn tin nào khác.

Chắc chắn, một số người nhập cư cũng có WhatsApp và một số sử dụng Telegram. Nhưng mọi người đều có WeChat, vì vậy, theo lẽ tự nhiên, mọi người tụ tập trên ứng dụng này. Sức hút của WeChat mạnh đến mức việc giao tiếp giữa những người nhập cư Trung Quốc thế hệ đầu tiên thường chỉ được thực hiện thông qua ứng dụng.

Luật pháp Trung Quốc yêu cầu các công ty Internet phải lưu trữ nhật ký Internet và dữ liệu liên quan trong ít nhất sáu tháng để hỗ trợ việc thực thi pháp luật. Chính sách quyền riêng tư của WeChat lưu ý rằng nó có thể cần phải “giữ lại, tiết lộ và sử dụng” thông tin người dùng theo yêu cầu từ chính phủ. Do đó, chính phủ Trung Quốc có thể - nếu muốn - biết rất nhiều về những người đã rời Trung Quốc, cho đến những thứ như ai sẽ gặp ai, vào thời gian nào và ở đâu. Và bởi vì WeChat cũng là một ứng dụng thanh toán, nó có thể xem họ gửi tiền cho ai hoặc họ nhận tiền từ ai hoặc thậm chí ai trả tiền cho bữa tối.

WeChat cũng là nơi nhiều thành viên của cộng đồng người Hoa bị lấy thông tin, bao gồm cả về các quốc gia họ nhập cư. Một cuộc khảo sát về những người nói tiếng Quan Thoại ở Úc cho thấy 60% trong số những người được thăm dò xác định WeChat là nguồn tin tức và thông tin chính của họ, trong khi chỉ 23% cho biết họ thường xuyên truy cập tin tức từ các phương tiện truyền thông chính thống của Úc như Australian Broadcasting Corporation và Sydney Morning Herald.

Một số ấn phẩm phổ biến nhất phục vụ cho cộng đồng người hải ngoại cũng bắt nguồn từ WeChat. Để thu hút độc giả, các phương tiện truyền thông truyền thống bằng tiếng Trung Quốc đã phát hành thông qua WeChat. Theo nghĩa này, tin tức do một hãng truyền thông địa phương nói tiếng Hoa ở New York sản xuất sẽ được kiểm duyệt ở Bắc Kinh trước khi đến được với cộng đồng nói tiếng Hoa ở New York.

Chúng ta sẽ đặt câu hỏi tại sao người nhập cư Trung Quốc vẫn chủ yếu đọc tin tức từ WeChat trong khi các nguồn thông tin khác - chưa bị kiểm duyệt bởi chính phủ Trung Quốc - luôn sẵn có. Đầu tiên, đó là sức mạnh của thói quen. Tất cả chúng ta đều sử dụng thông tin từ các kênh mà chúng ta đã quen thuộc. Sau đó là cách nói và cách viết được chia sẻ cùng những kinh nghiệm văn hóa và lịch sử chung gắn bó những người lớn lên ở Trung Quốc.

Có lẽ hơi độc đáo đối với người Trung Quốc đại lục, lớn lên trong một môi trường mà việc kiểm soát thông tin bao trùm, họ biết rằng những lời chỉ trích đối với chính phủ Trung Quốc là kết quả của ý định ác ý của “thế lực nước ngoài”. Họ được dạy và tin vào một nhà nước độc Đảng.

Tác động của việc sống trực tuyến trong hệ sinh thái của WeChat có nghĩa là những người bên ngoài Trung Quốc phải chịu sự kiểm duyệt và tuyên truyền giống người trong nước, điều này định hình thế giới quan của họ theo những cách mà chính phủ Trung Quốc muốn. Ngay cả những người chỉ sử dụng WeChat để giao tiếp với mọi người ở Trung Quốc nói chung cũng nhận thức được khả năng kiểm duyệt và giám sát của nó.

Các quy tắc kiểm duyệt của chính phủ không bao giờ rõ ràng, và việc thực thi là nhất quán. Không ai biết đường màu đỏ ở đâu. Vì vậy, để an toàn, bạn cố gắng tránh xa các vấn đề nhạy cảm. Khi bạn không thể nói về điều gì đó, bạn dần dần học cách tránh nghĩ về nó ngay từ đầu. Sau khi tự kiểm duyệt trở thành một hành vi đã ăn sâu, chuyển sang sống trong môi trường tự do không có nghĩa là bạn có thể rũ bỏ ngay những thói quen cũ. Nó có thể mất cả đời.

Chính phủ Hoa Kỳ nên giải quyết các mối đe dọa cụ thể của WeChat đối với nhân quyền của người dân trên đất nước của mình một cách tương xứng, minh bạch và hợp pháp, tôn trọng quyền tự do ngôn luận. Ví dụ, để giảm thiểu tác hại của WeChat, chính phủ Hoa Kỳ nên đầu tư vào các công nghệ mã nguồn mở có thể cho phép người dân ở Trung Quốc dễ dàng vượt qua kiểm duyệt và cung cấp các kênh liên lạc khác. Chính phủ Hoa Kỳ cũng nên hỗ trợ các phương tiện truyền thông độc lập bằng tiếng Trung để những người nói tiếng Trung có thể có nhiều lựa chọn về tin tức và thông tin không bị kiểm duyệt. Nhưng về cơ bản nhất, Hoa Kỳ nên tăng cường luật bảo vệ dữ liệu của chính mình. Nếu tất cả các công ty được yêu cầu thực hành giảm thiểu dữ liệu cho tất cả người dùng ở Hoa Kỳ, thì nguy cơ dữ liệu bị thu thập bởi bất kỳ tác nhân nào, nước ngoài hay trong nước, sẽ giảm mạnh.

WeChat bắt đầu như một dự án tại trung tâm nghiên cứu và dự án Tencent Quảng Châu vào tháng 10 năm 2010. Phiên bản gốc của ứng dụng được Allen Zhang viết và được Ma Huateng, CEO của Tencent đặt tên là "Weixin” và ra mắt vào năm 2011. Chính phủ Trung Quốc đã tích cực hỗ trợ phát triển thị trường thương mại điện tử nước này, ví dụ như trong kế hoạch 5 năm lần thứ 12 (2011 2015).

Đến năm 2012, khi số lượng người dùng đạt 100 triệu, Weixin đã được đổi tên thành "WeChat" cho thị trường quốc tế.

WeChat đã có hơn 889 triệu người dùng hoạt động hàng tháng trong năm 2016. Kể từ năm 2019, người dùng hoạt động hàng tháng của WeChat đã tăng lên ước tính một tỷ. Sau khi ra mắt thanh toán WeChat vào năm 2013, người dùng của nó đã đạt 400 triệu vào năm sau, 90% trong số họ ở Trung Quốc. Để so sánh, Facebook MessengerWhatsApp (2 dịch vụ nhắn tin quốc tế nổi tiếng khác ở phương Tây) có khoảng một tỷ người dùng hoạt động hàng tháng trong năm 2016 nhưng không cung cấp hầu hết các dịch vụ khác có sẵn như trên WeChat. Trong quý 2 năm 2017, doanh thu từ quảng cáo trên mạng xã hội của WeChat là khoảng 0,9 tỷ USD so với tổng doanh thu của Facebook là 9,3 tỷ USD, 98% trong số đó là từ quảng cáo trên mạng xã hội. Doanh thu của WeChat từ các dịch vụ giá trị gia tăng là 5,5 tỷ USD.

Văn Thiện

Theo hrw, wikipedia



BÀI CHỌN LỌC

WeChat là cái bẫy đối với cộng đồng người dùng bên ngoài Trung Quốc?