Gọi tên ‘Virus ĐCSTQ’ vì chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho khủng hoảng toàn cầu

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một chuyên gia về Trung Quốc đã nói, loại virus gây ra đại dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) hiện nay nên được gọi là “virus của ĐCSTQ”, vì đây là cái tên trực tiếp nhấn mạnh vào thực thể phải chịu trách nhiệm cho sự lây lan của loại virus này.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times, ông Robert Spalding, cựu giám đốc chiến lược tại Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng đã nói: “Rõ ràng không phải vì đất nước Trung Quốc hay vì người dân Trung Quốc mà chúng ta phải đối phó với đại dịch toàn cầu như hiện nay”.

“Đó là vì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)”, vị tác giả của cuốn sách “Stealth War: How China Took Over While America’s Elite Slept” (Tạm dịch: “Cuộc chiến tàng hình: Trung Quốc giành kiểm soát như thế nào khi giới tinh hoa Mỹ đang ngủ”) khẳng định.

Du khách đeo khẩu trang tại sân bay nhằm ngăn ngừa lây lan virus bệnh viêm phổi Vũ Hán.
Du khách đeo khẩu trang tại sân bay nhằm ngăn ngừa lây lan virus bệnh viêm phổi Vũ Hán. (Ảnh: Shutterstock)

The Epoch Times gọi virus Corona Vũ Hán, nguyên nhân gây ra căn bệnh COVID-19, là ‘virus ĐCSTQ’ vì sự che đậy và những sai phạm trong quản lý của ĐCSTQ đã khiến cho virus lây lan khắp Trung Quốc và tạo ra đại dịch toàn cầu.

Ông Spalding nói rằng điều quan trọng là phải phân biệt giữa ĐCSTQ và người dân Trung Quốc, và làm sáng tỏ sự thật rằng “cách thức ĐCSTQ giấu giếm và kiểm soát [thông tin dịch bệnh] là lý do khiến chúng ta giờ đây phải đối mặt với một đại dịch, dẫn đến sự thâm hụt hàng nghìn tỷ đô la trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu".

Gần đây, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và các quan chức chính quyền Hoa Kỳ đã phải hứng chịu những lời chỉ trích vì gọi thẳng tên loại virus này là “virus Trung Quốc” hay “virus Vũ Hán”, đề cập đến thành phố của Trung Quốc nơi dịch bệnh bắt đầu kể từ tháng 12 năm ngoái. ĐCSTQ và một số chính trị gia Hoa Kỳ đã lên án cách gọi này, cho rằng đó là biểu hiện của sự phân biệt chủng tộc và kỳ thị người dân Trung Quốc và Vũ Hán.

Trong cuộc họp báo ngày 18/3, ông Trump đã nói: “Đây không phải sự phân biệt chủng tộc, không hề. Đơn giản là vì nó đến từ Trung Quốc, vậy thôi. Tôi muốn [gọi tên nó] chuẩn xác”.

"Tôi cho rằng việc nói quân đội chúng ta mang virus tới cho họ mới là tạo ra sự kỳ thị. Gọi tên nó là “virus Trung Quốc” là chính xác”, Tổng thống Trump nói.
"Tôi cho rằng việc nói quân đội chúng ta mang virus tới cho họ mới là tạo ra sự kỳ thị. Gọi tên nó là “virus Trung Quốc” là chính xác”, Tổng thống Trump nói. (Ảnh: Getty)

“Để tránh những lời buộc tội như vậy, tốt nhất nên gọi nó là ‘virus ĐCSTQ’”, ông Spalding nói.

Ông nói thêm rằng trong nhiều thập kỷ, ĐCSTQ đã thúc đẩy lối suy nghĩ rằng bất kỳ sự chỉ trích nào nhắm tới ĐCSTQ chính là nhắm tới đất nước và người dân Trung Quốc, mục đích để khuấy động chủ nghĩa yêu nước trong lòng người dân nước này và để bảo vệ ĐCSTQ khỏi những chỉ trích từ bên ngoài.

Ông Spalding nói thêm: “Trong trường hợp này, ĐCSTQ muốn đảm bảo rằng bất kỳ lời chỉ trích nào về những sai phạm của ĐCSTQ khi xử lý dịch bệnh vào giai đoạn đầu đều sẽ chuyển hướng tới người dân Trung Quốc, để hợp lý hóa những lời như 'Người Mỹ thực sự kỳ thị đất nước và người dân Trung Quốc', hoặc đổ thừa cho vấn đề phân biệt chủng tộc”.

Tương tự, một bài xã luận của The Epoch Times đã chỉ ra rằng cái tên virus ĐCSTQ là cần thiết “để phân biệt giữa nạn nhân và kẻ dối trá”.

Hình ảnh nhiều người xếp hàng ngoài một bệnh viện ở Vũ Hán để chờ xét nghiệm và điều trị. (Ảnh: RTHK)
Hình ảnh nhiều người xếp hàng ngoài một bệnh viện ở Vũ Hán để chờ xét nghiệm và điều trị. (Ảnh: RTHK)

Bài viết này khẳng định: “Người dân Vũ Hán và Trung Quốc là nạn nhân của sự kiêu ngạo và bất tài của ĐCSTQ, thể hiện qua đại dịch viêm phổi Vũ Hán này”.

Ông Josh Rogin, một chuyên gia về chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia đã có bài viết với quan điểm tương tự trên The Washington Post vào ngày 19/3: “Gây thảm họa virus corona không phải ‘Trung Quốc’ - mà là ĐCSTQ”.

“Chúng ta không than vãn về người Trung Quốc, mà vấn đề của chúng ta là với ĐCSTQ - sự đàn áp với người dân trong nội bộ đất nước, sự hung hăng với bên ngoài, cũng như tác động có tích chất ác tính của thực thể này trong các xã hội tự do và cởi mở”, ông Rogin viết.

Mark Hemingway, cây bút gạo cội của RealClearPolitics, cũng đề nghị thay đổi cách gọi tên trong một bình luận vào ngày 20/3.

Chống lại tuyên truyền của ĐCSTQ

Kể từ khi virus ĐCSTQ lan rộng khắp thế giới, chính quyền ĐCSTQ đã triển khai một chiến dịch tuyên truyền toàn cầu mạnh mẽ để điều hướng dư luận. Chính quyền này đã cố gắng thay đổi câu chuyện bằng cách gợi ý rằng virus có thể có nguồn gốc từ nước ngoài, chẳng hạn như Hoa Kỳ, và tự miêu tả mình như là nhà lãnh đạo hàng đầu trong các nỗ lực toàn cầu để ngăn chặn đại dịch.

Một chiến dịch ngoại giao và truyền thông đã được chính quyền Bắc Kinh khởi động, nhằm tung hỏa mù về dịch bệnh cũng như đánh bóng hình ảnh “thế giới phải cảm ơn Trung Quốc” vì đã chiến đấu với COVID-19, và nay Bắc Kinh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những nước nào cần đến.
Một chiến dịch ngoại giao và truyền thông đã được chính quyền Bắc Kinh khởi động, nhằm tung hỏa mù về dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán cũng như đánh bóng hình ảnh “thế giới phải cảm ơn Trung Quốc” vì đã chiến đấu với COVID-19, và nay Bắc Kinh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho những nước nào cần đến. (Ảnh tổng hợp)

Ông Spalding nhấn mạnh rằng chính phủ Hoa Kỳ và phương Tây cần tích cực chống lại tuyên truyền này bằng cách mạnh mẽ bác bỏ và lên án vấn đề này trong vòng 24 đến 48 giờ. Ông lưu ý rằng đây là chính sách mà chính phủ Đài Loan đã áp dụng để chống lại hành động bóp méo thông tin của ĐCSTQ ngay trước thềm bầu cử tổng thống của đảo quốc này hồi tháng 1.

“Nếu không có phản hồi từ phía đối lập, thì họ [ĐCSTQ] sẽ có thể kiểm soát dư luận”.

Theo ông Spalding, việc quan trọng nhất Hoa Kỳ cần làm là “đính chính sớm nhất có thể vì rất khó để phản biện kiểu bao biện này”.

Ông nói thêm rằng các phương tiện truyền thông phương Tây cũng phải làm quen với bản chất của ĐCSTQ để tránh vô tình cổ xúy cho những tuyên truyền sai lệch của chính quyền này.

Ông Spalding cho biết: “Họ cần hiểu nhiều hơn về Đảng Cộng sản [Trung Quốc] là gì và cách ĐCS[TQ] hoạt động”.

Ông đã chỉ ra một ví dụ gần đây, về những bình luận của Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) phản đối việc thúc đẩy các thuyết âm mưu rằng virus ĐCSTQ có nguồn gốc từ Hoa Kỳ.

Ông Thôi Thiên Khải, Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ tại Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Hoa Kỳ-Trung Quốc lần thứ bảy tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ở Washington, vào ngày 24/6/2015. (Chris Kleponis / AFP qua Getty Images)

Tuyên bố của ông Thôi có sự mâu thuẫn với tuyên bố gần đây của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian), trong đó ông Triệu khẳng định rằng virus đã được Quân đội Hoa Kỳ mang đến Vũ Hán. Việc này dẫn đến một bài báo của Bloomberg cho rằng, việc giới chức Ngoại giao của ĐCSTQ có các quan điểm khác nhau thể hiện “sự chia rẽ nội bộ của chính quyền Bắc Kinh” về cách thức xử lý mối quan hệ với Tổng thống Trump.

Ông Spalding nói rằng các giới truyền thông đã không hiểu, “không có chính trị gia Trung Quốc nào, không có đại sứ Trung Quốc nào, không có quan chức Trung Quốc nào chịu sự kiểm soát của ĐCSTQ lại đi nói bất cứ điều gì khác ngoài những gì Đảng cho phép họ nói”.

“[Giới truyền thông Tây phương] không nhận ra rằng đây thực sự là một phần trong toàn bộ chiến dịch [tuyên truyền] của [ĐCSTQ]”, ông Spalding nói, bổ sung thêm rằng “việc xuất hiện 2 thông điệp [đối lập] vốn là để đánh lạc hướng dư luận thế giới khỏi thực tế rằng đây là một nỗ lực có chủ ý của ĐCSTQ nhằm khắc họa hình ảnh Hoa Kỳ như là tác giả của virus Corona Vũ Hán”.

Du Miên
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Gọi tên ‘Virus ĐCSTQ’ vì chính quyền Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho khủng hoảng toàn cầu