Vén màn bí ẩn đằng sau sự sụp đổ của nền dân chủ tự do ở Trung Âu và Trung Á

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong cuộc báo cáo thường niên, Tổ chức nhân quyền Freedom House có trụ sở tại Washington đã chỉ ra rằng, hệ thống dân chủ ở Trung Á và Trung Âu đang bị “tan rã", trong đó có 3 nước Châu Âu bao gồm Hungary không còn là quốc gia dân chủ. Bản báo cáo cũng chỉ ra rằng Chính quyền Đảng Cộng Sản là người đứng đằng sau thúc đẩy sự tan rã chế độ dân chủ của các quốc gia khác.

Hungary và 2 nước Châu Âu khác đã không còn là quốc gia dân chủ

Trong một báo cáo được công bố vào ngày 6/5, "Freedom House" chỉ ra rằng bởi vì các nền dân chủ phương Tây giảm sự tập trung vào Trung Âu và Trung Á, cùng với việc mở rộng ảnh hưởng Trung-Nga, hệ thống dân chủ ở Trung Âu và Trung Á đang nhanh chóng bị tan rã.

Báo cáo theo dõi tình hình chính trị ở 29 quốc gia ở Trung Âu và Trung Á, cho thấy kể từ năm 1995, chỉ số dân chủ ở những khu vực này đã giảm xuống mức thấp nhất.

Theo Đài Á Châu Tự do, Zselyke Csaky, tác giả chính của báo cáo và là giám đốc nghiên cứu châu Âu và Âu Á tại Freedom House, trong một cuộc phỏng vấn ngày 6/5, cho biết:: "Bạn có thể bắt đầu nghĩ năm nay là một bước ngoặt, hội chứng luộc ếch đã tới thời điểm sôi sùng sục. Chúng tôi đã theo dõi các quốc gia này trong một thời gian dài và số lượng các nền dân chủ trong khu vực đã giảm 1/3 so với mười năm trước".

Báo cáo chia chỉ số dân chủ thành ba loại: dân chủ, chế độ hỗn hợp và chế độ độc tài. Đến nay chỉ còn 10 quốc gia được coi là dân chủ. Trong đó, Serbia và Montenegro, cũng như Hungary, ba quốc gia từng được ca ngợi là "nhà tiên phong dân chủ" năm 2005, đến nay tất cả đều bị gạch tên khỏi "quốc gia dân chủ".

Ba chiến lược của ĐCSTQ gây nên sự tan rã các nền dân chủ

Báo cáo cho biết, so với Nga thì ĐCSTQ ít “đối đầu trực tiếp” trong khi tham dự vào quốc tế, nhưng lại lén lút xuất khẩu các tư tưởng độc tài, tạo ra "một ảnh hưởng lớn mà không ai hay biết" trong toàn hệ thống dân chủ từ Trung Âu đến Trung Á.

Ông Csakynói với Đài Á Châu tự do rằng ĐCSTQ đã làm suy yếu sự giám sát dân chủ, minh bạch của chính phủ và pháp quyền thông qua ba chiến lược: "tăng cường hệ thống giám sát điện tử”, “kiểm soát truyền thông và điều hướng dư luận” và “ngoại giao bẫy nợ”. Hầu hết các "quốc gia chuyển đổi" xuất hiện sau khi Liên Xô sụp đổ đang thiết lập các cơ chế dân chủ, và ĐCSTQ đã sử dụng 3 chiến lược này để cho phép các nhà độc tài và chính quyền độc tài ở lại nắm quyền lâu hơn.

Hệ thống kiểm duyệt của ĐCSTQ

Báo cáo này đã đề cập đến các công nghệ giám sát và kiểm duyệt của ĐCSTQ. Huawei - công ty vốn có liên hệ chặt chẽ với ĐCSTQ, đã ký “Thỏa thuận thành phố an toàn” với 10 chính phủ ở 29 quốc gia đang chuyển đổi.

Báo cáo cho biết, Tajikistan và Uzbekistan đã lắp đặt khoảng 1.000 camera ở những nơi công cộng để theo dõi nhất cử nhất động của người dân. Serbia đã sử dụng hệ thống của Huawei nhận dạng khuôn mặt và biển số xe. Các quan chức ở các nước này thậm chí đã tổ chức các cuộc tập trận chung với Trung Quốc để học cách "khuất phục những kẻ khủng bố".

Bài báo cũng nói rõ rằng những hợp tác này khiến ngoại giới lo lắng, vì mối liên hệ chặt chẽ của ĐCSTQ với các quốc gia này sẽ củng cố vị thế của các nhà lãnh đạo độc tài, dẫn đến sự đàn áp và làm suy yếu xã hội dân chủ.

ĐCSTQ “xuất khẩu” chiến lược kiểm soát dư luận và ngoại giao bẫy nợ

Theo báo cáo, ĐCSTQ đã sử dụng truyền thông để liên tục mở rộng sức ảnh hưởng lớn trong các khu vực, và chủ yếu vận dụng ba loại sách lược: thúc đẩy các chiến dịch tuyên truyền ủng hộ các tuyên bố chính thức của ĐCSTQ, đàn áp những người lên tiếng phê phán và mua lại các hãng truyền thông.

Trong báo cáo, ông Petr Kellner, người giàu nhất Cộng hòa Séc, được lấy làm ví dụ. Vào năm ngoái, giới truyền thông đã vạch trần việc công ty tín dụng cá nhân mà ông Kellner sở hữu đã bí mật tài trợ cho một cơ quan có quan hệ với truyền thông, mua chuộc nhiều người nổi tiếng để truyền bá các bài phát biểu ủng hộ ĐCSTQ.

Ngoài ra, ĐCSTQ cũng khiến các nhà nghiên cứu lo lắng. Theo báo cáo, ĐCSTQ đã cung cấp cho các quốc gia này các điều khoản vay lỏng lẻo hơn EU. Hiện tại, 41%, 39% và 20% nợ nước ngoài của Tajikistan, Montenegro và Bắc Macedonia lần lượt đến từ Trung Quốc.

Chủ tịch của Freedom House, ông Michael J. Abramowitz kêu gọi: "Bây giờ đã đến lúc các nhà lãnh đạo châu Âu cam kết ủng hộ giá trị của tự do và đứng lên, đối mặt với thời điểm khủng hoảng này. Hoa Kỳ cũng có thể phát huy vai trò quan trọng, tái thiết lập các chính sách đối ngoại để bảo vệ các giá trị dân chủ”.

Lý Tịnh

Theo Secret China



BÀI CHỌN LỌC

Vén màn bí ẩn đằng sau sự sụp đổ của nền dân chủ tự do ở Trung Âu và Trung Á