Vệ tinh Trung Quốc bị vỡ thành 21 mảnh không rõ nguyên do

Giúp NTDVN sửa lỗi

Quân đội Hoa Kỳ xác nhận vào ngày 23/3 rằng, một vệ tinh khí tượng của Trung Quốc do tên lửa đẩy Long March (Trường Chinh) đưa lên quỹ đạo vào năm 2019 đã bị vỡ thành nhiều mảnh và hư hỏng. Hiện chưa rõ nguyên nhân và Hoa Kỳ đang tiếp tục theo dõi các mảnh vỡ.

Đội Kiểm soát Không gian số 18 (18th Space Control Squadron, 18SPCS) của Lực lượng Không gian Hoa Kỳ đã tweet vào ngày 22/3 rằng, 18SPCS đã xác nhận vào lúc 7h41 ngày 18/3/2021 theo giờ phối hợp quốc tế (UTC) rằng vệ tinh "Vân Hải 1-02" (Yunhai 1-02) đã bị vỡ tan.

Tin tức nêu rõ: "Hiện tại 21 mảnh vỡ đang được theo dõi, và nguyên nhân vệ tinh bị hư hỏng đang được phân tích".

“Vân Hải 1-02” được phóng lên vũ trụ vào ngày 25/9/2019. Trung Quốc tuyên bố rằng “Vân Hải 1-02” chủ yếu được sử dụng để thăm dò các yếu tố môi trường biển và khí quyển, thăm dò môi trường không gian, phòng ngừa và giảm nhẹ thiên tai, và dùng trong các thí nghiệm khoa học khác.

Vào thời điểm đó, Trung Quốc chính thức tuyên bố rằng: "Vào lúc 8h54 sáng ngày 25/9/2019, Trung Quốc đã phóng thành công vệ tinh ‘Vân Hải 1-02’ tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền bằng tên lửa đẩy Long March 2D, và vệ tinh này đã thành công đã đi vào quỹ đạo theo dự định".

Khoảng một năm sau, vào đầu tháng 8/2020, Trung Quốc chính thức tuyên bố rằng "tên lửa đẩy Long March 2D đã phóng thành công 50 lần trong 30 năm".

Tuy nhiên, theo hồ sơ, vào ngày 28/12/2016, tên lửa đẩy Long March 2D đã phóng 2 vệ tinh “Cao Cảnh 1-01" và “Cao Cảnh 1-02” tại Trung tâm phóng vệ tinh Thái Nguyên nhưng đều không thành công, đống đổ nát rơi xuống Hà Nam.

Loạt tên lửa Long March của Trung Quốc cũng gặp nhiều sự cố vào năm 2020. Ví dụ, từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2020, tên lửa đẩy tầm trung thế hệ mới Long March 7 đã thất bại trong chuyến bay đầu tiên, tên lửa Long March 3B phóng vệ tinh PALAPA-N1 của Indonesia đã phát nổ trong 50 giây, tên lửa Long March 5B rơi khỏi quỹ đạo trong chuyến trở về của nó.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Vệ tinh Trung Quốc bị vỡ thành 21 mảnh không rõ nguyên do