Truyền thông Trung Quốc bị lên án vì gọi ông Pompeo là 'lợn béo', gọi nghị sĩ Hong Kong là 'đần độn'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, việc Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo kêu gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bảo vệ nhân quyền của 12 công dân Hong Kong bị bắt và Ủy viên Hội đồng Lập pháp Hong Kong Đồ Cẩn Thân (Tu Jinshen) yêu cầu ĐCSTQ đưa những người dân bị bắt đó trở lại Hong Kong, đã khiến ĐCSTQ vô cùng bất mãn. Các kênh truyền thông của đảng ở Bắc Kinh đã công khai công kích hai ông, gọi ông Pompeo là “lợn béo” và ông Đồ là “đần độn”.

Ngày 12/9, tờ báo của ĐCSTQ là Bắc Kinh Nhật báo (Beijing Daily) đã đăng một bài viết với tiêu đề "Pompeo quan tâm tới 12 kẻ Hong Kong nguy hiểm? [Ông ta] càng nói thì xét xử càng nặng!". Bài viết đã công khai xúc phạm Ngoại trưởng Mỹ Pompeo là một "phần tử phản Hoa (Trung Quốc) kỳ cựu", cả bài hầu như luôn gọi ông Pompeo là "lợn béo".

Tờ Bắc Kinh Nhật báo đã công khai công kích Ngoại trưởng Mỹ Pompeo. (Ảnh chụp màn hình trang web)
Tờ Bắc Kinh Nhật báo đã công khai công kích Ngoại trưởng Mỹ Pompeo. (Ảnh chụp màn hình trang web)

Lý do các kênh truyền thông chính thức của chính quyền ĐCSTQ xúc phạm ông Pompeo là vì ông đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 12/9, rằng ông quan tâm đến nhân quyền của 12 công dân Hong Kong bị ĐCSTQ bắt giữ. Ông Pompeo cho biết, sau khi 12 cư dân Hong Kong bị bắt, họ đã bị từ chối tiếp xúc với luật sư, chính quyền ĐCSTQ không cung cấp thông tin về họ cũng như tuyên bố các cáo buộc họ. Đồng thời, ông kêu gọi nhà chức trách đảm bảo rằng những người bị bắt được tiến hành thủ tục pháp lý thích hợp.

Beijing Daily chỉ trích ông Pompeo là không quan tâm tới công việc nội bộ tại Hoa Kỳ, mà lại đi để ý tới sự việc của chính phủ ĐCSTQ ở cách xa ngàn dặm. Tờ báo này còn gạch chéo bức ảnh của Ngoại trưởng Mỹ.

Bài báo cũng mắng luật sư Đồ Cẩn Thân - một thành viên của Hội đồng Lập pháp Hong Kong, vì đã sử dụng "logic ngớ ngẩn để cố tình bóp méo các khái niệm pháp lý".

Bắc Kinh Nhật báo chế giễu ông Đồ Cẩn Thân rằng, làm như thể tòa án Hong Kong là Thái thượng hoàng của pháp luật toàn quốc. (Ảnh chụp màn hình trang web)
Bắc Kinh Nhật báo chế giễu ông Đồ Cẩn Thân rằng, làm như thể tòa án Hong Kong là Thái thượng hoàng của pháp luật toàn quốc. (Ảnh chụp màn hình trang web)

Ngày 9/9, do ông Đồ công khai yêu cầu chính quyền Trung Quốc trao trả những người Hong Kong liên quan quay trở về Đặc khu hành chính Hong Kong, nên ngày 10/9, tòa án Hong Kong (bao gồm ông Đồ) tuyên bố rằng chính phủ đặc khu có trách nhiệm dẫn độ 3 trong số 12 công dân đó trở về, vì 3 người này đang bị chính quyền Hong Kong truy nã.

Bài báo tuyên bố, "Đồ Cẩn Thân cho rằng tòa án Hong Kong là Thái thượng hoàng của luật pháp quốc gia sao?".

Bài báo còn nói, “tài liệu đen” nói trên do Đồ Cẩn Thân đệ trình đã được ông Pompeo - người bị gọi là “thế lực phản Hoa” trực tiếp sử dụng. Do đó, ông Đồ bị nghi ngờ vi phạm Luật An ninh Quốc gia Hong Kong. Nếu bị kết tội, ông có thể bị kết án “ từ 3-10 năm tù".

Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ xúc phạm Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Kể từ cuối tháng 4 năm nay, Nhân dân Nhật báo (People’s Daily), CCTV và các kênh truyền thông trung ương khác đã liên tục chỉ trích ông Pompeo là “kẻ thù chung của nhân loại” và “virus chính trị”, với các loại ngôn ngữ thô tục và thô lỗ khác...

Bài viết công kích cá nhân của Beijing Daily nhằm vào Ngoại trưởng Hoa Kỳ và các thành viên Hội đồng Lập pháp Hong Kong. Sau khi đăng lên đã ngay lập tức thu hút sự chú ý và lên án từ giới truyền thông. Nhiều kênh truyền thông đã chỉ trích truyền thông chính thức của ĐCSTQ là “đáng xấu hổ”, “đê tiện”, “thổ phỉ lưu manh đê tiện”, “dùng ngôn từ chợ búa”, “ĐCSTQ đang lao nhanh tới chỗ diệt vong”...

Các kênh tiện truyền thông chỉ trích "ĐCSTQ đang chạy nhanh tới ngày tàn của nó". (Ảnh chụp màn hình trang web)
Các kênh tiện truyền thông chỉ trích "ĐCSTQ đang chạy nhanh tới ngày tàn của nó". (Ảnh chụp màn hình trang web)

Sau đó, Beijing Daily đã xóa bài báo trên, nhưng vụ tai tiếng này đã được lan truyền rộng rãi trên khắp mạng xã hội và các kênh truyền thông nước ngoài. Ngoại giới chỉ trích trình độ truyền thông của Ban tuyên truyền ĐCSTQ, rằng khi không thể bác bỏ những chất vấn của ông Pompeo thì bắt đầu ra sức công kích cá nhân ông, đúng là ‘thấp hèn’.

Cũng có kênh truyền thông chỉ ra rằng, ông Tập Cận Bình - Tổng bí thư ĐCSTQ có vóc dáng và to béo như ông Pompeo, tuy nhiên, truyền thông chính thức của ĐCSTQ khi chỉ trích ông Pompeo lại cứ chọn từ "lợn béo"? “Lẽ nào Bắc Kinh Nhật Báo không biết kiêng kỵ, tránh phạm húy sao?".

Ông Trần, Phóng viên tại nước ngoài của kênh truyền thông trung ương Trung Quốc, nói với Đài Á Châu Tự do (RFA) rằng, sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, việc truyền thông trung ương động cái là ‘chửi bóng gió’, công kích các chính trị gia hoặc chính sách của các nước khác đã trở thành một thông lệ nhất quán. Hiện tại, quan hệ Trung - Mỹ đang xấu đi, các quan chức lo ngại điều đó sẽ gây ra phản ứng dữ dội, vậy nên thay vì chỉ trích trực tiếp Tổng thống Mỹ Trump, họ sẽ lấy ông Pompeo làm mục tiêu chính.

Ông Trần chỉ ra rằng, cách dùng ngôn từ ‘chợ búa’ của các bình luận viên trong truyền thông ĐCSTQ là cách làm nhất quán. Họ sẽ chỉ giảm bớt giọng điệu một chút trong thời gian diễn ra các cuộc đàm phán hòa bình. "Trước đây, khi ông Pompeo gặp ông Dương Khiết Trì (Yang Jiechi) ở Hawaii, chúng tôi đã được chỉ thị tạm dừng các cuộc tấn công vào ông Pompeo vài ngày trước và trong cuộc gặp đó".

"Bây giờ [chúng tôi] được yêu cầu phải bớt xúc phạm ông Trump và tập trung vào việc tấn công ông Pompeo. Trước đó ông Dư Mậu Xuân (Giáo sư Dư Mậu Xuân hiện là cố vấn chính về kế hoạch và chính sách đối với Trung Quốc của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo) cũng đã bị chửi một thời gian". Ông Trần cho biết, việc truyền thông nhà nước công kích và xúc phạm sẽ dựa trên hai tính toán: Một là thể hiện lòng trung thành với chính trị; hai là số lượng, tức là bạn càng công kích nhiều, bạn càng nhận được nhiều sự cổ vũ từ những người cấp dưới.

Bà Hồ, một người làm truyền thông hiểu rõ về thể chế ĐCSTQ, cũng nói với RFA rằng, trong những năm gần đây, ngôn ngữ ngoại giao của ĐCSTQ ngày càng thô tục hóa, từ cấp trên xuống cấp dưới, và nó tiếp tục ngày càng tồi tệ, ngày càng trở nên thô thiển và mang tính ‘Cách mạng Văn hóa’. Trong những năm trước, sự việc như vậy chưa từng xảy ra nhưng nó đã đặc biệt rõ ràng trong hai năm nay.

Tuy nhiên, cáo buộc rằng ông Pompeo là một "phần tử phản Hoa" của truyền thông Trung Quốc là hoàn toàn vô nghĩa. Vì điều mà ông Pompeo chống lại là sự cai trị tập quyền của ĐCSTQ, chứ không phải người dân Trung Quốc hay đất nước Trung Quốc. Năm điều ‘tuyệt đối không đáp ứng’ của ông Tập có thể làm chứng cho điều này.

Ngoài ra, việc các kênh truyền thông nhà nước cho rằng ông Đồ có thể bị kết án "từ 3-10 năm tù" cho thấy luật pháp của ĐCSTQ chỉ là công cụ để đàn áp người dân.

Bài báo chỉ ra rằng ở phương Tây, nếu truyền thông tấn công phân biệt chủng tộc như vậy, và can thiệp vào quá trình xét xử, công khai phỉ báng và xúc phạm các nhà lãnh đạo chính trị của các quốc gia khác, thì đây không chỉ đang tự tìm con đường diệt vong, mà còn là con đường tìm tới cái chết nhanh chóng với tốc độ ánh sáng.

Minh Thanh

Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Truyền thông Trung Quốc bị lên án vì gọi ông Pompeo là 'lợn béo', gọi nghị sĩ Hong Kong là 'đần độn'