Trung Quốc thúc ép chính phủ các nước và công ty xem thường Nhân quyền

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các vi phạm về quyền tự do tôn giáo, cùng với ảnh hưởng ngày càng tăng và các hoạt động vượt ra ngoài biên giới Trung Quốc là “những diễn biến đáng lo ngại nhất” trong năm ngoái, theo báo cáo từ một Ủy ban lưỡng đảng, độc lập thuộc chính phủ liên bang Hoa Kỳ.

Trong báo cáo thường niên năm 2021 được công bố vào ngày 21/4, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (gọi tắt USCIRF) nhận định rằng Trung Quốc là một trong những quốc gia “vi phạm nghiêm trọng” quyền tự do tôn giáo trên thế giới khi nói rằng tình trạng này tại Trung Quốc ngày càng tồi tệ hơn vào năm 2020.

Báo cáo năm nay không chỉ nêu bật sự ngược đãi của Bắc Kinh nhắm vào chính người dân của họ, mà còn đề cập đến việc gia tăng ảnh hưởng đối với tự do tôn giáo và nhân quyền trên toàn thế giới.

Ủy ban này nhận thấy rằng ảnh hưởng kinh tế và địa chính trị của Bắc Kinh ở nước ngoài đã ảnh hưởng tiêu cực đến các quyền và tự do của các nước.

“Các chiến thuật bao gồm sách nhiễu, đe dọa và giam giữ các nhà hoạt động nhân quyền, các nhóm sắc dân thiểu số và tôn giáo, cũng như các nhà phê bình và bất đồng chính kiến ​​khác,” báo cáo nêu rõ.

Các quốc gia bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ, đã phải nhượng bộ trước áp lực của Bắc Kinh bằng cách bịt miệng những người chỉ trích và thậm chí đưa những người tị nạn Duy Ngô Nhĩ hồi hương về Trung Quốc, báo cáo nêu rõ.

Các vi phạm tự do tôn giáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cùng các mối đe dọa và sự thị uy ngày càng tăng của nó ở nước ngoài “đại diện cho những diễn biến đáng lo ngại nhất mà chúng tôi đã chứng kiến vào năm 2020”, ông Tony Perkins, Phó chủ tịch của USCIRF cho biết trong một cuộc họp báo trực tuyến hôm 21/4.

Theo báo cáo này, chính quyền Trung Quốc cũng đang ép buộc các công ty quốc tế, bao gồm các công ty Hoa Kỳ, phải xem nhẹ các hành vi vi phạm nhân quyền tại Trung Quốc, đe dọa các giám đốc điều hành công ty, buộc họ “lựa chọn giữa việc tuân thủ luật pháp Hoa Kỳ và luật pháp Trung Quốc”.

Ông Perkins nói với The Epoch Times rằng; việc các công ty Hoa Kỳ thu lợi từ sản phẩm hoặc dịch vụ đến từ lao động cưỡng bức ở khu vực Tân Cương là điều “đáng phê phán”.

Ông chỉ trích các công ty và Phòng Thương mại Hoa Kỳ vì đã phản đối Đạo luật Ngăn chặn Lao động Cưỡng bức của lưỡng đảng.

Ông Perkins nói: “Những điều này thậm chí không nên nghi ngờ. Họ cần phải hành động cùng nhau".

Bắc Kinh đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc ngược đãi lao động cưỡng bức. Gần đây, chính phủ nước này đã kích động một cuộc tẩy chay trên toàn quốc với các thương hiệu may mặc và giày dép của phương Tây vỗn tách biệt khỏi việc lấy nguồn cung ứng nguyên liệu từ Tân Cương.

Báo cáo của USCIRF nêu rõ rằng: "Đáng báo động là Trung Quốc cũng đã và đang xuất khẩu cả mô hình quản lý internet cũng như công nghệ và thiết bị giám sát tiên tiến sang các nước — đơn cử như Belarus, Venezuela và Zimbabwe. Chính phủ các nước này rất tích cực trong việc đàn áp, bắt bớ và áp bức các nhà hoạt động nhân quyền và các đối thủ chính trị”.

Theo báo cáo, các chế độ đàn áp trên toàn cầu đang tìm cách tái tạo “mô hình Trung Quốc” và nhập khẩu công nghệ của Huawei và ZTE để thực hiện và triển khai “chủ nghĩa độc tài số” của Trung Quốc.

Phát biểu tại cuộc họp báo trực tuyến, Ủy viên Nury Turkel của USCIRF nói rằng; các quốc gia Trung Á như Kazakhstan và Tajikistan đa tăng cường “sử dụng các biện pháp của Trung Quốc để đàn áp chính trị và tôn giáo”. Một số quốc gia khác như Triều Tiên, Venezuela và Iran, cũng đang sử dụng công nghệ giám sát của Trung Quốc để trấn áp các nhóm tôn giáo và sắc dân thiểu số, ông cho biết.

Phó Chủ tịch của USCIRF, ông Anurima Bhargava nói thêm rằng; ảnh hưởng của Trung Quốc cũng đang lan rộng đến nhiều nơi như Miến Điện, Việt Nam và các nước láng giềng khác.

Hồi tháng 1, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, một tổ chức vận động hàng đầu, đã tuyên bố rằng; Trung Quốc “vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với nhân quyền toàn cầu” trong năm 2020.

Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng

Cuộc bức hại kéo dài hơn hai thập kỷ của chế độ này đối với các học viên của môn tu luyện Phật gia - Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, cũng được nêu bật trong báo cáo năm nay.

“Theo báo cáo, hàng nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị sách nhiễu và bắt giữ trong năm 2020 vì tập luyện pháp môn này. Một số học viên có khả năng đã thiệt mạng do bị ngược đãi và tra tấn khi bị giam giữ”, Ủy ban tuyên bố. “Các báo cáo quốc tế đáng tin cậy cũng nhận định rằng hoạt động mổ cướp nội tạng, trong đó có các học viên Pháp Luân Công, có thể vẫn diễn ra”.

ĐCSTQ mổ cướp nội tạng
Thực trạng mổ cướp nội tạng sống của học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã rất rõ ràng nhưng các nước trên thế giới lại vẫn nhắm mắt làm ngơ. (Ảnh: NTD Việt Nam tổng hợp)

Bằng chứng về tội phạm cấy ghép nội tạng tiếp tục xuất hiện ở Trung Quốc, với các báo cáo điều tra cho thấy số lượng nội tạng được thu hoạch tiếp tục tăng, và nội tạng được cung cấp theo yêu cầu với thời gian chờ đợi ngắn.

Theo ông Turkel, hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ đã “được báo cáo là mở rộng đến các tù nhân người Duy Ngô Nhĩ," bao gồm cả những người bị giam giữ trong các trại tập trung.

“Họ thậm chí còn đang tiếp thị nội tạng của người Duy Ngô Nhĩ tại các quốc gia mà người Hồi giáo chiếm đa số. Họ có một bệnh viện đặc biệt tại Bắc Kinh. Họ quảng bá bệnh viện đó thông qua các tin nhắn video, nói rằng nội tạng của người Hồi giáo luôn sẵn có,” ông nói tại cuộc họp báo.

Ông cung cấp thêm rằng: Dựa trên các báo cáo,, thời gian chờ đợi cho một số ca cấy ghép nội tạng đã rút ngắn đáng kể, chỉ còn 48 giờ.

Vào đầu tháng 3 này, một nhóm các nhà lập pháp Hoa Kỳ tại Hạ viện và Thượng viện từ cả hai đảng lần đầu tiên đưa ra đạo luật chống lại hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng dưới sự chỉ đạo của chính quyền Trung Quốc, được gọi là Đạo luật Ngừng cưỡng bức mổ cướp nội tạng.

Xem thêm: Vì sao ĐCS Trung Quốc muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công (P1): Pháp Luân Công là gì?

Ưu tiên Chính sách Đối ngoại

Năm ngoái, chính quyền cựu Tổng thống Trump đã ưu tiên cho tự do tôn giáo trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Vào tháng 2/2020, Hoa Kỳ đã thành lập Liên minh Tự do Tôn giáo Quốc tế lần đầu tiên, hiện đã có 32 quốc gia thành viên. Và vào tháng 6/2020, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp về thúc đẩy tự do tôn giáo quốc tế và lồng ghép vấn đề này vào chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và các chương trình hỗ trợ nước ngoài.

Vào tháng 1, chính quyền ông Trump tuyên bố việc ĐCSTQ ngược đãi người thiểu số Hồi giáo ở Tân Cương là “tội ác diệt chủng”.

Chính quyền ông Biden cũng tuyên bố Trung Quốc có hành vi diệt chủng người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và trừng phạt các quan chức Trung Quốc vì vi phạm nhân quyền hồi tháng 3. Tuy nhiên, chính quyền mới đã không coi tự do tôn giáo quốc tế là ưu tiên trong chính sách đối ngoại.

Ông Perkins nói với The Epoch Times rằng: “Chúng tôi vẫn chưa biết chính xác chính quyền mới này sẽ đặt tự do tôn giáo ở đâu khi đề cập đến vấn đề này trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ".

USCIRF được thành lập bởi Đạo luật Tự do Tôn giáo Quốc tế năm 1998, nhằm giám sát các điều kiện tự do tôn giáo ở nước ngoài.

Năm nay, ủy ban này đã liệt kê 14 quốc gia trong đó có Trung Quốc là những quốc gia cần được đặc biệt quan tâm vì họ là những nước vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo. Danh sách các quốc gia vi phạm bao gồm Miến Điện, Eritrea, Ấn Độ, Iran, Nigeria, Triều Tiên, Pakistan, Nga, Ả Rập Xê Út, Syria, Tajikistan, Turkmenistan và Việt Nam.

Báo cáo của ủy ban cũng nhấn mạnh rằng; đại dịch COVID-19 lan rộng ra phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng đến tự do tôn giáo quốc tế.

Theo ủy ban cho biết; trong khi các chính phủ phải hành động cứng rắn nhằm bảo vệ công dân của họ khỏi sự lây lan của vi rút, các hạn chế này đã làm sâu sắc thêm sự chia rẽ tôn giáo và gia tăng các cuộc đàn áp và bạo lực tôn giáo ở một số quốc gia.

Khải Anh
Theo The EpochTimes



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc thúc ép chính phủ các nước và công ty xem thường Nhân quyền