Trung Quốc sử dụng thị thực làm vũ khí cản trở phóng viên nước ngoài

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chính quyền Trung Quốc đã “vũ khí hóa” thị thực nhập cảnh trong chiến dịch gây áp lực tăng cường từng bước đối với phóng viên nước ngoài đưa tin tại đất nước này, Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài tại Trung Quốc (FCCC) cho biết trong một báo cáo ngày 2/3.

Tháng trước, Trung Quốc đã thu hồi thị thực của 3 nhà báo Wall Street Journal tại Bắc Kinh sau khi tờ báo này từ chối xin lỗi về một cột báo miêu tả Trung Quốc là “người đàn ông ốm yếu thực sự của châu Á”. Một phóng viên khác đã phải rời đất nước này khi bị Trung Quốc từ chối gia hạn thị thực.

“Kể từ năm 2013, khi Tập Cận Bình hoàn thành việc thăng tiến quyền lực trong nước, Trung Quốc đã buộc 9 nhà báo nước ngoài về nước, hoặc là thông qua trục xuất thằng thừng hoặc là từ chối gia hạn visa. FCCC lo ngại rằng Trung Quốc đang chuẩn bị trục xuất nhiều nhà báo hơn” nhóm này cho biết, trích dẫn câu trả lời của 114 phóng viên trong một cuộc khảo sát.

“Hơn bao giờ hết, Chính quyền Trung Quốc hiện đang sử dụng thị thực làm vũ khí chống lại báo chí nước ngoài và tăng cường triển khai thực hiện chiến thuật đe dọa kéo dài khi điều kiện làm việc của phóng viên nước ngoài tại Trung Quốc được ghi nhận là xấu đi rõ rệt vào năm 2019”, nhóm này cho biết.

“Những gì đã xảy ra với các nhà báo của Tạp chí Phố Wall chỉ là một trường hợp riêng lẻ, ông Zhao Lijian, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết. Ông nói rằng báo cáo của FCCC là “không phù hợp” và Trung Quốc không công nhận tổ chức này.

Bắc Kinh trước đây đã bác bỏ mạnh mẽ các cáo buộc rằng chính phủ đang giới hạn quyền tự do báo chí của các phóng viên nước ngoài. Bắc Kinh cũng chỉ trích các phương tiện truyền thông nước ngoài đưa tin về cách đối xử của họ với người Ngô Duy Nhĩ ở Tân Cương, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông và đưa tin về đội ngũ lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, vì cho rằng đó là thiên vị.

FCCC cho rằng đây là năm thứ hai liên tiếp, không một ai tham gia cuộc khảo sát trả lời rằng điều kiện tác nghiệp tại Trung Quốc đã cải thiện. 82% số người tham gia cho biết rằng họ gặp phải sự can thiệp, nhũng nhiễu hoặc bạo lực khi đưa tin.

¼ số người tham gia khảo sát cho biết họ chỉ được cấp thị thực dưới 12 tháng. Các phóng viên nước ngoài thường trú tại Trung Quốc thường chỉ nhận được thị thực 1 năm và phải gia hạn hàng năm.

Báo cáo cho biết, “khi Trung Quốc đạt đến tầm cao mới về ảnh hưởng kinh tế, họ cho thấy rằng họ sẵn sàng sử dụng sức mạnh quốc gia để đàn áp các báo cáo thực trạng mà không phù hợp với hình ảnh quốc tế họ đang tìm cách gây dựng”.

Báo cáo cho biết thêm rằng “Khi tâm điểm báo giới đang hướng về Trung Quốc thì hiện giờ điều quan trọng hơn bao giờ hết là truyền thông nước ngoài có quyền tự do báo chí và đưa tin về nước này”.

“Việc các nhà báo nước ngoài thường trú tại Trung Quốc mà không gặp cản trở nào là tối quan trọng đảm bảo việc đưa tin quốc tế về nước này đạt chất lượng tốt”.

Một số nhà báo của Reuters là thành viên của Câu lạc bộ Phóng viên ngước ngoài tại Trung Quốc.

Tuệ Minh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc sử dụng thị thực làm vũ khí cản trở phóng viên nước ngoài