Trung Quốc sợ mất mặt không dám công bố con số thương vong trong xung đột biên giới với Ấn Độ?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào tối ngày 15/6, biên giới Trung-Ấn đã nổ ra cuộc xung đột tồi tệ nhất trong hơn 50 năm. 20 binh sĩ Ấn Độ đã chết trong cuộc hỗn chiến, tuy nhiên quân đội Trung Quốc không đưa ra con số thương vong chính xác. Truyền thông Ấn Độ tiết lộ rằng 43 người của quân đội Trung Quốc đã chết. Một số người đã chỉ ra rằng Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sợ mất mặt không dám công bố con số thương vong thực tế, hơn nữa lý do về cuộc xung đột mà hai bên đưa ra cũng hoàn toàn khác nhau. Ấn Độ nói rằng Trung Quốc đã khiêu khích họ, trong khi Trung Quốc lại nói Ấn Độ khiêu khích có chủ ý. Một số nhà bình luận tin tức nói rằng oán hận tích tụ trên chiến tuyến, nên không có gì đáng ngạc nhiên khi chiến tranh nổ ra.

ĐCSTQ sợ mất mặt không dám công bố con số binh sĩ thương vong?

Theo hãng thông tấn Ấn Độ ANI, trong cuộc xung đột ngày 15/6, có 43 binh sĩ Trung Quốc đã chết và một số bị thương rất nặng.

Vào tối ngày 16/6, phát ngôn viên của ĐCSTQ Trương Thuỷ Lợi (Zhang Shuili) đã thừa nhận rằng vào tối ngày 15/6 hai bên đã xảy ra cuộc đụng độ gay gắt, dẫn đến nhiều thương vong. Nhưng cho đến nay, cả quan chức và quân đội của ĐCSTQ đều không công bố con số thương vong thực tế

Theo RFI trích dẫn một nguồn tin cho biết, Trung Quốc không công bố số thương vong có thể là vì sợ mất mặt.

Theo quân đội Ấn Độ, một sự "đối đầu dữ dội" đã xảy ra tại thung lũng Galwan vào tối ngày 15/6. "Có nhiều người thiệt mạng ở cả hai phía". Một sĩ quan và hai binh sĩ Ấn Độ đã thiệt mạng, 17 binh sĩ bị thương nặng. Tình báo Mỹ cho biết 35 người Trung Quốc đã thiệt mạng, gồm có một sĩ quan quân đội cấp cao. Một người ẩn danh cũng nói với The Times of India rằng đã có 43 binh sĩ Trung Quốc đã chết.

Theo Associated Press đưa tin, các quan chức Ấn Độ cho biết, quân đội Trung-Ấn đã không nổ súng, cả hai bên đã sử dụng gậy hoặc ném đá vào nhau dẫn đến thương vong.

Chính phủ Ấn Độ phản ứng quyết liệt, còn Trung Quốc thái độ khó lường

Vào ngày 17/6, các cuộc biểu tình chống Trung Quốc đã nổ ra ở thành phố Patna và Kanpur phía đông bang Uttar Pradesh, Ấn Độ Một số người biểu tình đã đốt bức chân dung của Chủ tịch ĐCSTQ Tập Cận Bình trước công chúng, và một số người kêu gọi tẩy chay các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc.

Thủ tướng Ấn Độ Modi đã có bài phát biểu trên truyền hình quốc gia vào ngày 17/6. Ông Modi nói rằng Ấn Độ hy vọng hòa bình và sẽ không chủ động khiêu khích, nhưng sẽ không thỏa hiệp về việc xâm chiếm lãnh thổ và chủ quyền. Ông nhấn mạnh: "Nếu bị khiêu khích, Ấn Độ có khả năng đáp ứng một cách thích hợp trong mọi trường hợp". Ông cũng tuyên bố: "Tôi đảm bảo rằng các binh sĩ của chúng tôi sẽ không hy sinh vô ích".

The Times of India, tờ báo tiếng Anh có lượng phát hành lớn nhất tại Ấn Độ, đã xuất bản một bài xã luận vào ngày 17/6 với tiêu đề "Sẵn sàng chiến đấu", mạnh mẽ kêu gọi chính quyền Ấn Độ chống lại ĐCSTQ.

Bài xã luận kêu gọi chính quyền Ấn Độ bảo vệ phẩm giá của chính mảnh đất của họ và đưa ra các biện pháp đối phó ngoại giao để chống lại chính phủ Trung Quốc. Ví dụ: lên án việc rút lại quyền tự trị của Hong Kong, chỉ trích các hành vi vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ ở Tân Cương và Tây Tạng, đẩy mạnh ngoại giao với chính quyền Đài Loan, hợp tác chặt chẽ với các nước dân chủ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và xử phạt hàng nhập khẩu của Trung Quốc, "lấy gậy ông đập lưng ông", để chính phủ ĐCSTQ không thể thu lợi từ thị trường khổng lồ của Ấn Độ.

Nhân dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, và Chinamil - tờ báo quân sự của ĐCSTQ, đã không đề cập đến cuộc xung đột này. Ngay cả tờ Thời báo Hoàn cầu, cũng chỉ đề cập đến vụ việc này ở trang bên trong với một số nội dung liên quan.

Ông Triệu Lập Kiến, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cáo buộc quân đội Ấn Độ đã phát động một cuộc khiêu khích ở biên giới, dẫn đến một cuộc xung đột nghiêm trọng giữa hai bên, nhưng lại không nêu rõ con số thương vong của binh sĩ. Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu của ĐCSTQ nói rằng phía bên quân Trung Quốc cũng có thương vong. Tại thời điểm đó, trên mạng Internet xuất hiện một bài viết, nói rằng cuộc xung đột khiến quân đội Trung Quốc có 5 người chết và 11 bị thương, nhưng con số này chưa được xác nhận chính thức, bài đăng này sau đó đã bị quản trị mạng xóa bỏ.

Tuy nhiên, ngày 17/6 CCTV của ĐCSTQ đã cố tình phát đi hình ảnh về quá trình huấn luyện thực chiến của Quân khu Tây Tạng. Người ta cho rằng động thái này là để cảnh báo Ấn Độ và xoa dịu dân chúng. Nhưng CCTV đã không nói khi nào khóa huấn luyện này được tổ chức vào thời gian nào. Một số cư dân mạng Trung Quốc cho rằng không loại trừ việc họ sử dụng các đợt diễn luyện được tổ chức trước đây để làm hình ảnh tài liệu.

Cuộc điện đàm của các nhà lãnh đạo cấp cao Trung-Ấn đã giảm nhiệt

Ngày 17/6, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã cuộc điện đàm với Bộ trưởng Bộ ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, tập trung vào cuộc đối đầu dữ dội giữa hai lực lượng vũ trang ở Garwan ở phía tây dãy Hymalaya.

Một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, Trung Quốc đã có những hành động được lên kế hoạch từ trước và được dự tính trước, để gây ra bạo lực và thương vong.

Thay mặt chính phủ Ấn Độ, ông Subrahmanyam Jaishankar bày tỏ với ông Vương Nghị rằng cuộc đối đầu dữ dội giữa hai lực lượng vũ trang ở Garwan vào ngày 15/6 là nghiêm trọng nhất.

Tuyên bố cũng nói rằng bất chấp xung đột leo thang giữa hai bên, Trung Quốc vẫn đang cố gắng xây dựng một tòa nhà ở Đường kiểm soát thực tế (LAC - đường ranh giới ngăn cách lãnh thổ do Ấn Độ kiểm soát với lãnh thổ do Trung Quốc kiểm soát) phía Ấn Độ để kiểm soát Garwan.

Một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc rằng quân đội Ấn Độ đã công khai phá vỡ sự đồng thuận đạt được giữa hai bên và cố tình khiêu khích hoặc thậm chí tấn công dữ dội vào các sĩ quan và binh sĩ của ĐCSTQ. "Những hành động mạo hiểm" của quân đội Ấn Độ đã vi phạm nghiêm trọng thỏa thuận mà hai nước đạt được về vấn đề biên giới, Trung Quốc một lần nữa bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với phía Ấn Độ. "Chúng tôi kêu gọi phía Ấn Độ tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng về vấn đề này và trừng phạt nghiêm khắc những người có trách nhiệm trong vấn đề này".

Nhà bình luận quân sự Hoàng Đông (Huang Dong) nói với tờ Apple Daily rằng ĐCSTQ hiện đang phải đối mặt với các vấn đề Chiến tranh lạnh Trung-Mỹ, Đài Loan và Hong Kong, và Bắc Kinh đang phải hứng chịu một dịch bệnh mới ập đến. Ngọn lửa đang bùng cháy ở khắp mọi nơi. Cụ thể, ông chỉ ra rằng Ấn Độ là một cường quốc quân sự gần gũi với Trung Quốc, và hai nước Trung-Ấn cũng nắm giữ vũ khí hạt nhân. Sự việc này sẽ tác động đến toàn cầu. Về mặt lý thuyết, ĐCSTQ nên tránh chiến tranh.

Tuy nhiên, ông Hoàng cho rằng với tính cách 'sói chiến' của ĐCSTQ, "Trung Quốc bây giờ không ở trong trạng thái bình thường"; Tập Cận Bình một mặt để mặc bỏ mặc quân đội, mặt khác cũng dựa vào quân đội để duy trì sự ổn định; hiện tại, quân đội 'đang sục sôi tức giận' ở biên giới, khả năng Trung Quốc thoái lui là rất thấp.

Ông Hoàng lấy Hong Kong làm ví dụ. Tranh chấp Trung-Ấn không phải là vấn đề lớn, nhưng Trung Quốc đã xây dựng những cây cầu ở biên giới từ năm 2014 để khiêu khích Ấn Độ, vấn đề chưa được giải quyết thỏa đáng, trở thành vấn đề quốc tế nghiêm trọng và thậm chí dẫn đến chiến tranh. Ông cho rằng quân đội tiền tuyến từ lâu đã chất chứa oán hận, về sự kiện này cho thấy các quan chức cấp cao không còn có thể chỉ huy quân đội tiền tuyến. Vì vậy, theo ông không có gì đáng ngạc nhiên khi chiến tranh nổ ra.

Lý Tịnh

Theo Sound of hope



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc sợ mất mặt không dám công bố con số thương vong trong xung đột biên giới với Ấn Độ?