Trung Quốc phát động chiến dịch bóp méo thông tin toàn cầu nhằm chối bỏ trách nhiệm về ‘virus ĐCSTQ’

Giúp NTDVN sửa lỗi

Xuất phát từ một loạt các thất bại trong nước, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vừa tung ra một chiến dịch bóp méo thông tin rầm rộ và hung hăng trên toàn cầu, nhằm mục đích đẩy mạnh những thông tin thêu dệt xung quanh đại dịch viêm phổi Vũ Hán.

Trong những tuần gần đây, chiến dịch tuyên truyền này liên tục được đẩy mạnh, chủ yếu nhằm chuyển hướng dư luận dừng chỉ trích ĐCSTQ về cách thức xử lý virus Corona Vũ Hán, gây bất hòa quốc tế, và tuyên truyền hình ảnh ĐCSTQ đã ngăn chặn thành công trận dịch.

Các cựu quan chức chính phủ Hoa Kỳ, các chuyên gia Trung Quốc và các chuyên gia tư vấn an ninh quốc gia đã chia sẻ với The Epoch Times rằng chiến dịch bóp méo thông tin này đã chỉ ra một vấn đề lớn hơn, đó là tham vọng thống trị thế giới của Bắc Kinh. Chiến dịch này đã điều hướng cảm xúc của công dân Trung Quốc, chuyển từ sự phẫn nộ đối với ĐCSTQ sang căm giận đối với Hoa Kỳ - vốn là mục tiêu chính của chiến dịch tuyên truyền. Và một số người Hoa Kỳ đang thực sự tin vào những điều này.

Cựu trợ lý quốc phòng về Chính sách an ninh quốc tế trong thời chính quyền Reagan, ông Frank Gaffney đã nói với The Epoch Times rằng: “Sự lừa dối, bóp méo thông tin, thao túng, bẻ cong sự thật, che giấu động cơ thật của họ, và quyết tâm bào mòn ý chí phản kháng, những điều này đã cắm rễ sâu và nuôi dưỡng tham vọng thống trị thế giới của ĐCSTQ”.

Ông Gaffney, hiện là chủ tịch điều hành của Trung tâm Chính sách An ninh cho biết thêm: “Đó chỉ là một cách thức thao túng của ĐCSTQ, nhưng nó là một thứ đặc biệt quỷ quyệt và nó là một thứ mà chúng ta phải tận mắt chứng kiến”.

“Vì trong một số khía cạnh, đó là định hướng mũi nhọn của một nỗ lực lớn lao hơn, dài hạn hơn và thậm chí nguy hiểm hơn mà họ [ĐCSTQ] đang nung nấu”.

Điều hướng dư luận

The Epoch Times đã thu thập được một số tài liệu nội bộ của chính phủ Trung Quốc. Trong đó cho thấy cách thức ĐCSTQ cố tình làm giả số liệu và kiểm duyệt thông tin về vụ dịch, là tác nhân thúc đẩy sự lây lan của căn bệnh và khiến nó trở thành đại dịch toàn cầu.

Các quan chức Trung Quốc và các kênh truyền thông của chính quyền ĐCSTQ đã phát tán các thuyết âm mưu trên các trang mạng xã hội. Ví dụ gần đây nhất, họ đã tuyên bố trên Twitter rằng nguồn gốc của virus không rõ ràng, có thể đến từ quân đội Hoa Kỳ, hay tuyên truyền rằng các nỗ lực ngăn chặn của ĐCSTQ đã giúp cho phần còn lại của thế giới có thêm thời gian để chuẩn bị ứng phó dịch bệnh.

Một bác sĩ xem hình chụp CT phổi tại khu dân cư bị cách ly ở thành phố Vũ Hán, ngày 3/2/2020. (Ảnh: STR/AFP via Getty Images)
Một bác sĩ xem hình chụp CT phổi tại khu dân cư bị cách ly ở thành phố Vũ Hán, ngày 3/2/2020. (Ảnh: STR/AFP via Getty Images)

Các kênh truyền thông Trung Quốc do ĐCSTQ quản lý đa phần đều có trang web bằng tiếng Anh, đã thúc đẩy các thuyết âm mưu này gần như mỗi ngày. Thậm chí một số bài báo còn trực tiếp đe dọa Hoa Kỳ, như một bài xã luận ngày 17/3 trên Tân Hoa Xã đã tuyên bố “phía Hoa Kỳ cần sửa chữa ngay lập tức những hành vi sai trái của mình trước khi quá muộn”.

Mặc dù công dân Trung Quốc bị chặn không thể sử dụng Twitter, các bots (các ứng dụng phần mềm chạy tự động hóa trên mạng) đang lan tỏa khắp nơi trên mạng xã hội này để bảo vệ ĐCSTQ, tấn công Hoa Kỳ và tuyên truyền các thông tin cổ xúy sáo rỗng. Một phát ngôn viên của Twitter đã không trả lời yêu cầu bình luận về việc họ có nhận thức được sự tồn tại của các bots và liệu họ có kế hoạch nào để loại bỏ chúng hay không.

Một câu chuyện khác thu hút dư luận trên các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ là việc tẩy chay cách gọi tên “virus Vũ Hán” vì lý do phân biệt chủng tộc, mặc dù thực tế là các kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc đã sử dụng thuật ngữ này trước đó, như trên Tân Hoa Xã, Thời báo Hoàn cầu, v.v. Các bệnh trước đây như Ebola, Zika, siêu vi West Nile, bệnh Lyme và cúm Tây Ban Nha đều được đặt tên theo nơi mà virus xuất hiện lần đầu.

Joseph Bosco, cựu nhân viên văn phòng quốc gia Trung Quốc thuộc Văn phòng Bộ Quốc phòng (2005 - 2006), nói với The Epoch Times rằng, mục đích của chiến dịch bóp méo sự thật này là để ĐCSTQ “đổ lỗi và trốn tránh trách nhiệm vì sự bất cẩn và thiếu trách nhiệm của mình khi không hợp tác với các tổ chức y tế thế giới”.

Tham vọng bá chủ

Bosco, một nhà tư vấn an ninh quốc gia và là thành viên của Viện nghiên cứu Corea-American, cho biết có một lý do cơ bản tại sao Hoa Kỳ là mục tiêu nhắm tới của chiến dịch này.

“ĐCSTQ coi Hoa Kỳ là trở ngại chính cho tham vọng làm bá chủ thế giới của mình”, ông nói. “Họ tìm mọi cách để nâng cao uy tín và tính hợp pháp của ĐCSTQ, đồng thời hạ thấp uy tín của Hoa Kỳ và phương Tây”.

Tổng thống Donald Trump trao đổi với giới truyền thông trong phòng họp báo tại Nhà Trắng vào ngày 15/3/2020 tại Washington. (Tasos Katepadis / Getty Images)

Hoa Kỳ có thể chống lại chiến dịch tuyên truyền bóp méo sự thật này bằng cách “dùng sự thật chống lại những lời nói dối của ĐCSTQ”, ông Bosco nói. Ông khuyến cáo chính quyền nên “yêu cầu và áp đặt tính hai chiều cho mọi khía cạnh thuộc mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc”, tương tự như Tổng thống Donald Trump đã đề cập trước đó.

Chiến dịch điều hướng dư luận này vẫn đang diễn ra. Trong những ngày gần đây, các quan chức thuộc chính quyền Trump và các chính trị gia Hoa Kỳ đã lên tiếng chống lại những nỗ lực tuyên truyền không ngừng nghỉ của ĐCSTQ. Tại cuộc họp ngày 17/3, Tổng thống Trump nói: “Trung Quốc đã đưa ra những thông tin sai lệch, rằng quân đội của chúng ta đã truyền loại [virus] này cho họ. Điều đó là không đúng sự thật, và thay vì tranh cãi, tôi sẽ gọi tên [loại virus] theo đúng nguồn gốc của nó. Nó bắt nguồn từ Trung Quốc”.

Bonnie Glaser, cựu cố vấn của Bộ Quốc phòng và Liên bang, cho biết Bắc Kinh đang tìm cách bảo vệ hình ảnh của mình trên trường quốc tế, cũng như trong nội bộ đất nước. Bà lưu ý rằng một số người Mỹ đang đệ đơn chống lại Trung Quốc, bao gồm Tập đoàn Luật Berman, gần đây đã đệ trình một vụ kiện tập thể liên bang chống lại ĐCSTQ vì đã gây ra đại dịch.

Bà Glaser đã viết trong email gửi tới The Epoch Times rằng: “Nó sẽ gây tổn hại đến hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế nếu Bắc Kinh bị buộc tội vì đã không kiểm soát dịch bệnh kịp thời và để nó lây lan đến các khu vực khác”. Bà Glaser là cố vấn cấp cao cho châu Á và là giám đốc của Dự án điện Trung Quốc tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược quốc tế.

Bà cho biết: “Trung Quốc làm mọi cách để được coi là một đối tác có trách nhiệm trên trường quốc tế, mang đến những đóng góp hiệu quả để giải quyết các vấn đề toàn cầu[...] Bằng cách chứng minh tính hiệu quả của hệ thống quản trị nội địa Trung Quốc, Bắc Kinh có thể thúc đẩy mục tiêu dẫn đầu cải cách quản trị toàn cầu và tuyên truyền mô hình của ĐCSTQ như là một tấm gương để các nước đang phát triển noi theo”.

Nếu ĐCSTQ thành công chứng minh mình đã xử lý khủng hoảng dịch bệnh một cách hiệu quả, thì “ĐCSTQ có thể tiếp tục làm suy yếu sức hấp dẫn của nền dân chủ và chủ nghĩa tư bản trên toàn thế giới”.

Đối sách hiện thời

Trong nước, Trung Quốc đang tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về virus đối với chính công dân của mình. Trong một bài phát biểu tại tổ chức di sản xe tăng tại Washington vào ngày 11/3, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Robert O'Brien cho biết ban đầu ĐCSTQ đã cố gắng ngăn chặn các bác sĩ đầu tiên lên tiếng về vụ dịch, “để đảm bảo thông tin về loại virus này không bị lộ ra ngoài".

“Có lẽ cộng đồng thế giới đã bị lỡ mất hai tháng để chuẩn bị công tác ứng phó dịch bệnh”, ông O’Brien nhận xét.

Trong những tuần gần đây, ĐCSTQ cũng đã đẩy mạnh tường thuật về việc số ca nhiễm virus Corona Vũ Hán đang giảm và khuyến khích mọi người quay trở lại Trung Quốc. Bà Lý Lan Quyên (Li Lanjuan), một chuyên gia cao cấp tại Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, nói với truyền thông nhà nước Trung Quốc rằng nếu mọi việc suôn sẻ, Trung Quốc có thể sẽ được chữa khỏi cho tất cả các bệnh nhân nhiễm mới vào ngày 20/3.

Ông Gaffney nói: “Chúng ta cần đảm bảo rằng người dân Trung Quốc đang được tiếp cận với sự thật. Hiện đang có rất nhiều nghị luận về việc áp dụng tính hai chiều, đặc biệt là đối với cánh báo giới”.

Cả gia đình tử vong, những đứa bé mồ côi ‘lạc lõng’ trong khu cách ly Vũ Hán
Cả gia đình tử vong, những đứa bé mồ côi ‘lạc lõng’ trong khu cách ly Vũ Hán

ĐCSTQ tổ chức trục xuất các nhà báo Hoa Kỳ đang cư trú tại Trung Quốc, những người làm việc cho tờ The New York Times, Tạp chí Phố WallThe Washington Post để trả thù những động thái gần đây của chính quyền Trump nhắm vào các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc đặt tại Hoa Kỳ.

Việc dồn mục tiêu vào Hoa Kỳ cũng đem lại cho ĐCSTQ một số lợi ích bổ sung.

Ông Peter Huessy, chủ tịch và là người sáng lập GeoStrargetic Analysis - một công ty quốc phòng và an ninh quốc gia ở thành phố Potomac thuộc bang Maryland cho biết: bằng cách nhắm mục tiêu vào Hoa Kỳ, ĐCSTQ thu hút sự chú ý của dư luận và tạo cơ hội để Bắc Kinh quay ngược lại một số thỏa thuận gần đây với Washington về đầu tư thương mại và sở hữu trí tuệ.

Ông Huessy nói với The Epoch Times rằng việc ĐCSTQ bóp méo thông tin có những tác động nghiêm trọng và gây thêm khó khăn trong việc bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của mọi người không chỉ ở Hoa Kỳ, mà trên toàn cầu.

“Toàn bộ chiến lược của Trung Quốc là một chiến dịch bóp méo thông tin và điều hướng dư luận trên diện rộng”, ông nói. “Trong khi Trung Quốc giả vờ là một thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, thì trên thực tế, họ đang làm nhiều việc để làm suy yếu luật pháp và nhân quyền”.

Du Miên
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc phát động chiến dịch bóp méo thông tin toàn cầu nhằm chối bỏ trách nhiệm về ‘virus ĐCSTQ’