Trung Quốc mở lớp tẩy não cho các đảng chính trị nước ngoài, thúc đẩy 'mô hình ĐCS Trung Quốc'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một bài báo gần đây của The Economist đã chỉ ra rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tích cực thúc đẩy ‘mô hình ĐCSTQ’ trong những năm gần đây, ngoài việc cung cấp các khoản hỗ trợ, nó còn tổ chức các khóa đào tạo để tẩy não các đảng phái chính trị ở các nước thế giới thứ ba. Tuy nhiên, các học giả phân tích rằng ‘mô hình ĐCSTQ’ sẽ không được công nhận rộng rãi, vì cái giá phải trả là quá cao.

Mặc dù Trung Quốc vẫn còn 600 triệu dân với thu nhập bình quân đầu người dưới 1.000 nhân dân tệ (khoảng 3,5 triệu VNĐ), vẫn còn một lượng lớn người nghèo mà đối với họ việc ăn uống và đi khám bệnh vẫn còn là một vấn đề nan giải, nhưng ĐCSTQ vẫn tuyên bố rằng đã "xóa đói giảm nghèo toàn diện", "832 huyện nghèo đã thoát nghèo", thậm chí còn tổ chức hội thảo lý luận quốc tế về "Xóa đói nghèo và trách nhiệm của các đảng chính trị" để công bố "thành tựu".

Tại hội thảo được tổ chức vào ngày 12/10 này, ĐCSTQ đã chia sẻ “kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo” của mình với hơn 30 đại diện ngoại giao nước ngoài ở Trung Quốc và các vị khách đến từ hơn 100 quốc gia, chủ yếu từ các nước thế giới thứ ba, bao gồm Namibia, Zimbabwe, Trung Phi, Malawi, Suriname, Moldova, Rwanda, Gabon, Cuba, v.v.

Ngày 13/10, Ban liên lạc đối ngoại Ủy ban Trung ương ĐCSTQ cũng đã tổ chức cho gần 30 đặc phái viên các nước tại Trung Quốc đến thăm thành phố Ninh Đức và đi khảo sát ngôi làng được mệnh danh là "Làng xóa đói giảm nghèo đầu tiên của Trung Quốc" - làng Xích Khê (Chixi) thuộc thị trấn Bàn Khê (Panxi), thành phố Phúc Đỉnh (Fuding), tỉnh Phúc Kiến, sau đó tổ chức buổi chia sẻ với chủ đề "Câu chuyện Ninh Đức".

Tại hội thảo, đại diện của các quốc gia này đã vô cùng "tán đồng" các cách làm của ĐCSTQ. Tổng thư ký đảng cầm quyền Kenya - ông Raphael Tuju nói rằng đảng của ông nên "noi theo ĐCSTQ". Đại sứ Rwanda tại Trung Quốc tuyên bố rằng ông sẽ học hỏi ĐCSTQ cách để đạt được những "thành công" này. Ông Eric Dodo Bounguendza, Tổng thư ký Đảng Dân chủ Gabon, nói rằng kinh nghiệm của ĐCSTQ đáng để họ “học hỏi”. Đại sứ Namibia tại Trung Quốc Elia Kaiyamo tuyên bố rằng ông sẽ học hỏi từ ĐCSTQ.

Bài báo của The Economist chỉ ra rằng, dù là trên mặt trận chiến đấu với dịch bệnh hay xóa đói giảm nghèo, ĐCSTQ vẫn không ngừng "báo tin thắng trận" và tuyên truyền một cách trắng trợn ở nước ngoài, nhằm phô trương về sự "thành công" của mô hình ĐCSTQ. Còn Ban liên lạc đối ngoại Ủy ban Trung ương do ĐCSTQ kiểm soát thì chịu trách nhiệm tuyên truyền ‘mô hình ĐCSTQ’, bao gồm việc sắp xếp các khóa đào tạo cho các đảng chính trị nước ngoài, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Trong những tháng gần đây, quan chức đảng cầm quyền ở các nước như Zimbabwe, Angola, Congo, Ghana, Panama và Venezuela đã tới tham gia các khóa học liên quan.

Ông Tống Đào (Song Tao), Trưởng Ban liên lạc đối ngoại Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, đã tổ chức một cuộc họp trực tuyến với các lãnh đạo đảng chính trị của 36 quốc gia châu Phi Hạ Sahara vào tháng Mười Một. Ông Tống tuyên bố rằng những thành tựu phát triển của ĐCSTQ đã chứng minh "kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế và xã hội quốc gia" là có tầm nhìn xa trông rộng như thế nào.

Theo Tân Hoa Xã - cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ, ngày 10/11, ông Tống Đào đã tham dự lễ khai mạc "Lớp nghiên cứu và thảo luận về Mạng lưới Cán bộ Cao cấp" do ĐCSTQ và đảng cầm quyền Zimbabwe tổ chức. Trọng điểm là tuyên truyền “Tinh thần của Hội nghị toàn thể lần thứ 5 của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ khóa 19” về “phòng chống dịch bệnh để thúc đẩy công tác phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng đảng".

Còn đối với các nước dân chủ, như Ghana, Kenya và Nam Phi, Ban liên lạc đối ngoại Ủy ban Trung ương ĐCSTQ lại tài trợ cho các thành viên đảng cầm quyền của họ sang Trung Quốc để học tập về xây dựng đảng và quản lý đất nước.

Các học giả Christine Hackenesch và Julia Bader, người chuyên viết bài cho International Studies Quarterly (một tạp chí được bình duyệt), phát hiện ra rằng từ năm 2012 đến 2017, các cuộc họp cấp cao giữa ĐCSTQ và các đảng nước ngoài đã tăng 50%, lên hơn 230 cuộc mỗi năm.

Từ ngày 8 - 18/10/2019, Ban liên lạc đối ngoại Ủy ban Trung ương ĐCSTQ tổ chức lớp học chuyên đề "Đi theo con đường phát triển phù hợp: Kinh nghiệm của Trung Quốc và sự phát triển của châu Phi" lần thứ hai tại Đại học Nhân dân Trung Quốc cho cán bộ đảng chính trị của các nước châu Phi. (Ảnh từ Trang web chính thức của Ban liên lạc đối ngoại Ủy ban Trung ương ĐCSTQ)
Từ ngày 8 - 18/10/2019, Ban liên lạc đối ngoại Ủy ban Trung ương ĐCSTQ tổ chức lớp học chuyên đề "Đi theo con đường phát triển phù hợp: Kinh nghiệm của Trung Quốc và sự phát triển của châu Phi" lần thứ hai tại Đại học Nhân dân Trung Quốc cho cán bộ đảng chính trị của các nước châu Phi. (Ảnh từ Trang web chính thức của Ban liên lạc đối ngoại Ủy ban Trung ương ĐCSTQ)

Ban liên lạc đối ngoại Ủy ban Trung ương ĐCSTQ tuyên bố đã thiết lập liên hệ với hơn 600 tổ chức chính trị ở hơn 160 quốc gia. Ông Martin Hala, một chuyên gia của viện nghiên cứu "Phân tích Trung Quốc" (Sinopsis) của Cộng hòa Séc, đã mô tả hành vi của ĐCSTQ là đang tổ chức ra một "Quốc tế thứ ba mới". Ngay từ năm 2017, ông Tập Cận Bình đã tuyên bố rằng mô hình phát triển của ĐCSTQ cung cấp “sự lựa chọn mới” cho các quốc gia khác.

Không rõ thành viên của các đảng chính trị nước ngoài này đã thu được những gì từ các khóa đào tạo của ĐCSTQ. Nhưng có thể nói các khóa học này có khả năng chỉ là một phương tiện phát triển sự nghiệp, hoặc là cách để xu nịnh ông Tập Cận Bình vì dù sao thì ở nhiều nước đang phát triển, ĐCSTQ cũng là một nguồn cho vay và đầu tư rất lớn.

Về "xóa đói giảm nghèo toàn diện", học giả kinh tế Trung Quốc Hồ Tinh Đẩu (Hu Xingdou) cho biết khi trả lời phỏng vấn của Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng, tuyên truyền của các kênh truyền thông chính thức đã khiến nhiều người Trung Quốc và người nước ngoài có nhận thức sai về các vấn đề này, bởi vì nếu căn cứ theo mức thu nhập 2 USD mỗi ngày mà Liên Hợp Quốc hay Ngân hàng Thế giới đưa ra, thì Trung Quốc phải có hàng trăm triệu người nghèo, thậm chí là còn nhiều hơn nữa nếu tính theo tiêu chuẩn của Mỹ.

Ông Hồ nói rằng mức nghèo ở Trung Quốc không thể so sánh với mức nghèo ở Mỹ; có người nói rằng Hoa Kỳ còn có hơn 40 triệu người nghèo, có lẽ những người nói như vậy không biết về tiêu chuẩn của Mỹ, tiêu chuẩn nghèo của Mỹ cao hơn ở Trung Quốc những 20 lần, không phải cao hơn 2 lần, mà là 20 lần.

Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Apple Daily của Hong Kong, học giả chính trị Ngô Cường (Wu Qiang) nói rằng, mô hình “kiểm soát dịch bệnh” của ĐCSTQ rất khó để áp dụng rộng rãi và lâu dài, bởi vì cái giả phải trả là quá lớn, động một cái là phong tỏa đóng cửa.

Hậu quả của việc phong tỏa là hiện nay nền kinh tế Trung Quốc khó có thể cứu vãn, các công ty nước ngoài đã ồ ạt chuyển dây chuyền sản xuất sang các nước khác, đời sống của người dân Trung Quốc khó khăn trùng trùng.

Vào tháng Năm năm nay, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nói rõ khi trả lời câu hỏi của các phóng viên tại hai phiên họp của ĐCSTQ rằng, 600 triệu người ở Trung Quốc chỉ kiếm được 1.000 nhân dân tệ một tháng. Và để đạt được yêu cầu “triệt để thoát nghèo” trong năm 2020 của chính phủ, cũng như là tránh bị quy trách nhiệm, chính quyền các cấp đã thi nhau diễn kịch và làm giả số liệu.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc mở lớp tẩy não cho các đảng chính trị nước ngoài, thúc đẩy 'mô hình ĐCS Trung Quốc'