Bị cả thế giới cô lập, Trung Quốc lập 'Trung tâm nghiên cứu Tư tưởng Ngoại giao Tập Cận Bình'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hiện nay, ngày càng nhiều quốc gia phản cảm với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì đã gây ra một loạt các vấn đề như sáng kiến ​​“một vành đai, một con đường”, vấn đề Biển Đông, gây hấn với các nước láng giềng, dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán, Luật An ninh Quốc gia Hong Kong, v.v. Thế giới đang hình thành một liên minh chống ĐCSTQ, và ĐCSTQ đang bị cô lập chưa từng thấy trên phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, hôm 20/7, Trung Quốc lại thành lập 'Trung tâm nghiên cứu tư tưởng ngoại giao Tập Cận Bình' ở Bắc Kinh, khiến ngoại giới kinh ngạc.

Theo kênh truyền thông của chính phủ Trung Quốc đưa tin, “Trung tâm nghiên cứu về tư tưởng ngoại giao của Tập Cận Bình” đã được Bộ Ngoại giao thành lập dựa trên Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc. “Việc thành lập Trung tâm này nhằm mục đích phối hợp các nguồn lực nghiên cứu quốc gia để tiến hành nghiên cứu, giải thích và tuyên truyền về tư tưởng ngoại giao Tập Cận Bình một cách toàn diện, có hệ thống và chuyên sâu; nhằm phát huy vai trò chỉ đạo của tư tưởng ngoại giao Tập Cận Bình đối với hoạt động ngoại giao".

Ông Vương Nghị, Ủy viên Hội đồng Nhà nước kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã cắt băng khánh thành Trung tâm nghiên cứu và có bài phát biểu. Ông Vương Nghị nói rằng Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình đã đưa ra một loạt các đề xuất và sáng kiến ​​mới với "tầm nhìn xa và sự hiểu biết rộng của một chiến lược gia vĩ đại; nắm bắt chính xác các quy luật phát triển của xã hội nhân loại; phán đoán toàn diện về hình thế và hướng đi của quốc tế cũng như là vị thế lịch sử của Trung Quốc", qua đó hình thành và thiết lập tư tưởng ngoại giao theo chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới của Tập Cận Bình.

Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông đã đề xuất một loạt chiến lược gồm: sáng kiến "Một vành đai, một con đường", kéo nhiều quốc gia vào bẫy nợ, đồng thời khiến ngoại giới hoài nghi về ý đồ bành trướng ra nước ngoài của họ; chính sách phát triển ngành công nghiệp sản xuất "Made in China 2025" đã bị Mỹ phản đối và áp chế do lo ngại về hành vi chơi xấu của Trung Quốc như trợ cấp cho các ngành nghề nội địa và trộm cắp quyền sở hữu trí tuệ; việc đàn áp Đài Loan và siết chặt không gian tự do của Hong Kong đã khiến người dân Đài Loan thức tỉnh, Quốc dân Đảng thân ĐCSTQ đã thất bại thảm hại trong cuộc tổng tuyển cử; sau khi bùng phát virus Corona Vũ Hán, Bắc Kinh đã che giấu bệnh dịch và đẩy trách nhiệm, hơn nữa còn ‘chơi lớn' kiểu “ngoại giao khẩu trang", “ngoại giao chiến lang" khiến các quốc gia cảnh giác và phản cảm; gần đây nhất là việc cưỡng chế thi hành Luật An ninh Quốc gia Hong Kong lại càng phơi bày rõ bản chất thù hận tự do và thất tín bội nghĩa của ĐCSTQ.

Trong khi Hoa Kỳ liên tiếp áp đặt các lệnh trừng phạt khác nhau đối với ĐCSTQ, thì các đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ gồm Vương quốc Anh, Canada, Úc và New Zealand (các quốc gia trong Liên minh Five Eyes) cũng có thái độ rất nhất quán về vấn đề Hong Kong.

Rất nhiều quốc gia châu Âu cùng với các nghị sĩ quốc hội từ 13 quốc gia khác bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Úc, Nhật Bản, v.v. đã thành lập Liên minh Nghị viện xuyên quốc gia bàn về chính sách Trung Quốc, hy vọng duy trì trật tự dựa trên các nguyên tắc quốc tế, bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy thương mại công bằng, tăng cường an ninh và bảo đảm sự thành thật và đáng tin giữa các nước thông qua việc hợp tác giữa các quốc gia. Liên minh này nhấn mạnh rằng mục đích của họ là chống lại ĐCSTQ chứ không phải chống lại Trung Quốc.

Ngoài ra, các tranh chấp giữa ĐCSTQ với các nước láng giềng và vấn đề Biển Đông đã đẩy Ấn Độ, Việt Nam, Philippines và các nước khác đứng về phía Hoa Kỳ. ĐCSTQ đang rơi vào thế cô lập chưa từng thấy trên phạm vi quốc tế.

Trong quá trình này, chính sách “ngoại giao chiến lang” của ĐCSTQ lại càng đắc tội với thế giới. Hôm 12/4, tờ South China Morning Post của Hong Kong trích dẫn bài phỏng vấn học giả Bàng Trung Anh (Pang Zhongying) của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore (Institute of Southeast Asian Studies) nói rằng, “ngoại giao chiến lang sẽ không thể giúp Trung Quốc phát triển lợi ích quốc gia của riêng mình hoặc kết giao với các quốc gia khác trên thế giới”. Ông chỉ ra rằng, các cá nhân và quan chức ngoại giao chuyên nghiệp được hưởng lợi từ hệ thống thế giới tự do đang nỗ lực làm tan rã hệ thống ngoại giao của Trung Quốc (ĐCSTQ), điều này "gây ra thất vọng và sẽ là một cú đánh cực lớn vào mối liên kết đa phương hiện tại và hình ảnh của Trung Quốc trên toàn cầu".

Cư dân mạng Trung Quốc thậm chí còn gọi Bộ Ngoại giao Trung Quốc là "Bộ đoạn tuyệt ngoại giao" hay "Bộ phá vỡ quan hệ đối ngoại".

Reuters đưa tin hôm 30/3, có hai nhà ngoại giao Trung Quốc đã xác nhận rằng năm ngoái ông Tập Cận Bình đã đích thân viết thông báo, yêu cầu các quan chức ngoại giao nhất định phải giữ vững lập trường và thể hiện "tinh thần chiến đấu" mạnh mẽ trước những thách thức quốc tế như mối quan hệ Trung - Mỹ xấu đi... Từ đó có thể thấy rằng "phái Diều hâu" của Bộ Ngoại giao hiện đang nắm quyền (“Diều hâu” và “Bồ câu” là những thuật ngữ chính trị, dùng để ám chỉ các chính trị gia có quan điểm khác biệt nhưng mang thái độ quá khích - diều hâu hay ôn hòa - bồ câu).

Điều này cho thấy, kiểu ngoại giao chiến lang chính là thực tiễn cụ thể của "tư tưởng ngoại giao Tập Cận Bình".

Tin tức về việc thành lập Trung tâm nghiên cứu tư tưởng ngoại giao Tập Cận Bình đã thu hút nhiều cư dân mạng lên tiếng phản đối:

"Lại nghiên cứu, nghiên cứu. Thế rốt cuộc là làm thế nào mà Trung Quốc lại trở thành kẻ thù của các quốc gia văn minh trong một khoảng thời gian ngắn như vậy? Người bình thường không thể hiểu nổi".

"Tư tưởng ngoại giao của Tập Cận Bình thực sự là nghệ thuật nghiên cứu làm thế nào để biến một tấm biển hiệu đang thu hút khách thành tấm biển mục nát! Thành tựu ngoại giao của Tập Cận Bình là: tách rời, tách rời và tách rời khỏi thế giới...".

"Việc thành lập trung tâm nghiên cứu này có phải để nói rằng khó khăn ngoại giao vẫn chưa kết thúc không?".

"ĐCSTQ lại vừa lập một kỷ lục không biết xấu hổ khác!".

Đông Phương
Theo SOH



BÀI CHỌN LỌC

Bị cả thế giới cô lập, Trung Quốc lập 'Trung tâm nghiên cứu Tư tưởng Ngoại giao Tập Cận Bình'