Trung Quốc: ‘Chủ nghĩa yêu nước’ trở thành tâm điểm sau làn sóng tẩy chay nhiều thương hiệu lớn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong mối quan hệ ngày càng xấu đi giữa Trung Quốc và châu Âu, một số thương hiệu thời trang lớn như H&M, Nike, Uniqlo, v.v. đã trở thành mục tiêu của các kênh truyền thông của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì tuyên bố không sử dụng bông Tân Cương vào năm ngoái. Dưới sự “xúi giục” của các kênh truyền thông của đảng, làn sóng tẩy chay các thương hiệu này đã nổ ra ở khắp Trung Quốc, trong đó bao gồm các hành vi khiếm nhã như: bình luận lăng mạ trên các trang mạng xã hội, cắt quần áo của H&M, đốt giày Nike, v.v.

Ngoài H&M, Nike, các công ty thời trang nổi tiếng như Uniqlo, IKEA, Adidas cũng tuyên bố từ chối sử dụng nguyên liệu và các sản phẩm đến từ Tân Cương. Theo điều tra, phóng viên của The Epoch Times phát hiện rằng, các tuyên bố “tẩy chay” của H&M, Nike, v.v. đã được đăng trên trang web của các công ty này từ tháng 10/2020, nhưng đến nay các cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ mới lật lại những bản tuyên bố này, đồng thời đi đầu trong việc kêu gọi tẩy chay các nhãn hiệu thời trang quốc tế thuộc tổ chức BCI (Better Cotton Development Association), nhằm kích thích tâm lý “bài ngoại" và khơi dậy “chủ nghĩa yêu nước" của cư dân mạng đại lục.

Chiến dịch “bài ngoại” và tẩy chay sản phẩm của các nước phương Tây đang lan rộng khắp Trung Quốc. Trong đoạn video lan truyền trên Internet cho thấy, một người đàn ông đại lục đang cắt quần áo của H&M, một người khác ném bỏ giày Nike, và chỉ giữ lại chiếc giày vải của quân đội ĐCSTQ.

Ông Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập của tờ Thời báo Hoàn cầu - Cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ đã viết trên Weibo vào sáng ngày 25/3 chỉ trích rằng, các công ty phương Tây đã tham dự vào chính trị nhiều hơn là kinh doanh, đồng thời khẳng định làn sóng tẩy chay của cư dân mạng đại lục đối với các thương hiệu này là hoàn toàn xứng đáng.

Ảnh trái: Kênh truyền thông chính thức của một công ty giải trí Trung Quốc kêu gọi tẩy chay thương hiệu Nike. Ảnh giữa: Cư dân mạng đại lục hưởng ứng lời kêu gọi này và bày tỏ sẽ sử dụng bông Tân Cương. Ảnh phải: Các nghệ sĩ Trung Quốc đăng bài "Ủng hộ bông Tân Cương" trên Sina Weibo. (Hình ảnh trên web)
Ảnh trái: Kênh truyền thông chính thức của một công ty giải trí Trung Quốc kêu gọi tẩy chay thương hiệu Nike. Ảnh giữa: Cư dân mạng đại lục hưởng ứng lời kêu gọi này và bày tỏ sẽ sử dụng bông Tân Cương. Ảnh phải: Các nghệ sĩ Trung Quốc đăng bài "Ủng hộ bông Tân Cương" trên Sina Weibo. (Ảnh Internet)

Trước đó, vào tối ngày 24/3, tất cả các tìm kiếm về "H&M" hay "HM" trên APP Taobao và Tmall đều không có kết quả, bao gồm cả các nền tảng thương mại điện tử như Pinduoduo, Vipshop, Suning cũng không thể tìm thấy cửa hàng và sản phẩm của H&M.

Ngoài ra, APP H&M còn bị gỡ khỏi kho ứng dụng của nhiều hãng sản xuất điện thoại. Theo một thống kê chưa đầy đủ, tính đến 22h30 ngày 24/3, kho ứng dụng của một số hãng sản xuất điện thoại như Huawei, Xiaomi, VIVO, Tencent, v.v. đều đã gỡ APP H&M.

Có rất nhiều video lan truyền trên Internet cho thấy, một số cư dân mạng đã thể hiện ‘chủ nghĩa yêu nước' điên cuồng của mình bằng cách đốt giày của hãng thời trang Nike, cắt áo H&M, v.v.

Hơn 30.000 nhân chứng chứng minh hành vi vi phạm nhân quyền ở Tân Cương

Ông Serikzhan Bilash, người sáng lập Cơ quan nhân quyền Atazhurt của Kazakhstan, nói với RFA rằng:"Tổ chức tình nguyện của chúng tôi đã làm việc chăm chỉ trong 5 năm, và thu thập được hơn 30.000 lời khai của các nhân chứng. Chúng tôi chứng minh được rằng, các trung tâm giáo dục cải tạo lao động ở Tân Cương là những trại tập trung phát-xít chống lại loài người và nhân quyền. Những hành vi man rợ như tấn công tình dục, kỳ thị chủng tộc, kỳ thị sắc tộc và lao động cưỡng bức tồn tại phổ biến trong các trại tập trung. Đây là điều mà chúng tôi đã chứng minh cho toàn thể nhân loại. Chúng tôi kêu gọi thế giới văn minh sẽ không nhắm mắt làm ngơ, và đã đến lúc cần có các hành động thực tế để ngăn chặn chính sách diệt chủng có tổ chức của ĐCSTQ nhắm vào người Kazakhstan, người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương".

Theo số liệu của Tập đoàn Quản lý ngũ cốc và dầu dự trữ Trung Quốc, với tư cách là nước tiêu thụ bông lớn nhất thế giới và sản xuất bông lớn thứ hai, Trung Quốc đã sản xuất gần 6 triệu tấn bông trong năm 2020, trong đó Tân Cương chiếm 5,2 triệu tấn, chiếm gần 70 % tiêu thụ nội địa. Trung Quốc cần nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn bông từ nước ngoài mỗi năm. Lời kêu gọi ủng hộ với chủ đề "Tôi ủng hộ bông Tân Cương" của các kênh truyền của ĐCSTQ đã nhận được hơn 1,3 tỷ lượt đọc và hơn 5 triệu lượt bình luận.

Trong một cuộc họp báo thường kỳ, bà Hoa Xuân Oánh, Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa đã tuyên bố rằng, chính quyền Trung Quốc không cho phép một số công ty nước ngoài “ăn cơm của Trung Quốc nhưng lại đập bát của Trung Quốc”.

Mai Hạ

(t/h)



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc: ‘Chủ nghĩa yêu nước’ trở thành tâm điểm sau làn sóng tẩy chay nhiều thương hiệu lớn