Tổ chức nhân quyền: ĐCSTQ không trả lời được các câu hỏi của LHQ về nạn mổ cướp nội tạng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng Ghép tạng ở Trung Quốc và 2 nhóm nhân quyền khác của Hoa Kỳ đã chỉ trích ĐCSTQ về những câu trả lời “không thỏa đáng và gây hiểu lầm” của chế độ, trước những cáo buộc đáng tin cậy về hoạt động cưỡng bức mổ cướp nội tạng do chế độ này tài trợ.

Hồi tháng Sáu, chín báo cáo viên đặc biệt cho Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc và các thành viên của một nhóm công tác đã đưa ra những câu hỏi với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về hành vi bắt giam tùy tiện của chế độ này. Các thành viên cùng nói rằng, họ “vô cùng kinh hoảng” trước các báo cáo về việc ĐCSTQ mổ cướp nội tạng từ các nhóm thiểu số bị giam giữ, bao gồm các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ và tín đồ Cơ đốc giáo.

Các báo cáo viên là các chuyên gia độc lập trong hệ thống nhân quyền của Liên hợp quốc. Họ đã yêu cầu nhà cầm quyền Trung Quốc cung cấp thông tin về các cáo buộc (pdf), bao gồm “cơ sở pháp lý để thực hiện kiểm tra y tế đối với tù nhân hoặc người bị giam giữ” và “mục đích của việc kiểm tra y tế đó”.

Chế độ Trung Quốc đã biến ngành công nghiệp cấy ghép của tại nước này thành một ngành kinh doanh siêu lợi nhuận, bằng cách giết chết các tù nhân lương tâm và cưỡng bức mổ lấy nội tạng của họ. Thủ đoạn này cho phép các bệnh viện Trung Quốc có thể tìm thấy và cung cấp một bộ phận nội tạng thay thế phù hợp cho bệnh nhân trong một khoảng thời gian cực ngắn. Trong những năm qua, Bắc Kinh đã bác bỏ bằng chứng về những tội ác này và gọi đó là "tin đồn". Chế độ độc tài tuyên bố, nhà nước này có hệ thống hiến tạng quốc gia để mua nội tạng.

Vào năm 2019, một tòa án độc lập có trụ sở tại London kết luận rằng, hoạt động cưỡng bức thu hoạch nội tạng do nhà nước tài trợ đã diễn ra ở Trung Quốc trong nhiều năm “trên quy mô đáng kể”. Báo cáo (pdf) khẳng định “chắc chắn” rằng, nguồn nội tạng này được lấy từ các học viên Pháp Luân Công bị bỏ tù và đây “có lẽ là nguồn [cung] chính”.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng, các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ đã “bị xét nghiệm máu và kiểm tra nội tạng theo hệ thống”. Xét nghiệm máu được thực hiện để kiểm tra nhóm máu và loại mô, để xác định xem người nhận nội tạng có thể phù hợp với người hiến tạng hay không.

Trong một cuộc biểu tình phản đối việc nhập nội tạng người từ Trung Quốc sang Áo vào ngày 1 tháng 10 năm 2018, các học viên Pháp Luân Công ở Vienna, Áo đã tái hiện cảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc mổ cướp nội tạng sống của các học viên bị cầm tù. (JOE KLAMAR/AFP / Getty Images)
Trong một cuộc biểu tình phản đối việc nhập nội tạng người từ Trung Quốc sang Áo vào ngày 1 tháng 10 năm 2018, các học viên Pháp Luân Công ở Vienna, Áo đã tái hiện cảnh Đảng Cộng sản Trung Quốc mổ cướp nội tạng sống của các học viên bị cầm tù. (JOE KLAMAR/AFP / Getty Images)

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện thân và tâm dựa trên các nguyên tắc Chân - Thiện - Nhẫn, đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc vào những năm 1990. Đến năm 1999, các số liệu chính thức của ĐCSTQ ước tính, số lượng học viên tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc khi ấy là 70 triệu người - nhiều hơn con số 60 triệu đảng viên ĐCSTQ vào thời điểm đó. Lãnh đạo của ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân đã ra lệnh tiêu diệt pháp môn tu luyện này và những người học viên. Ông Giang đã cho bắt đầu một cuộc đàn áp tàn bạo, dẫn đến ít nhất 4.696 cái chết được ghi nhận, mặc dù con số thiệt mạng thực sự có thể cao hơn nhiều, theo Minghui.org - một trang web chuyên làm rõ thông tin về cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

Xem thêm: Vì sao ĐCSTQ muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công (P1): Pháp Luân Công là gì?

Các thông tin về tội ác cưỡng bức mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2006. Các học viên của pháp môn tu luyện tinh thần này hiện vẫn phải tiếp tục phải đối mặt với việc bị bắt bớ, giam giữ, tra tấn, cưỡng bức lao động và thậm chí đối mặt nguy cơ tử vong vì bị tra tấn hoặc cưỡng bức mổ cướp nội tạng.

Vào ngày 24/9, Liên minh Quốc tế về Chấm dứt Lạm dụng Ghép tạng ở Trung Quốc (End Transplant Abuse in China - ETAC), Quỹ Tưởng niệm Nạn nhân Chủ nghĩa Cộng sản (Victims of Communism Memorial Foundation - VOC) và Hiệp hội Viện trợ Trung Quốc đã đưa ra một tuyên bố chung để chỉ trích ĐCSTQ vì đã không có câu trả lời thích đáng cho các câu hỏi của báo cáo viên.

Trong tuyên bố, giám đốc điều hành ETAC là bà Susie Hughes nhận định: “Một lần nữa, các quan chức Trung Quốc đã không đưa ra được số liệu thống kê chính thức về các ca cấy ghép, thời gian chờ phân bổ nội tạng hoặc nguồn cung cấp nội tạng, theo yêu cầu của các chuyên gia Liên hợp quốc vào năm 2006, 2007 và bây giờ là năm 2021”.

Học viên Pháp Luân Công Chi Lihua và con gái Xu Xinyang cầm hai bức ảnh “trước và sau khi bị tra tấn” của Xu Dawei, người chồng và người cha của gia đình. Xu bị kết án tám năm vì tu luyện Pháp Luân Công ở Trung Quốc, khi vợ đang mang thai. Sau khi anh được trả tự do, con gái 8 tuổi của anh mới được thấy cha lần đầu và chỉ trong thời gian ngắn ngủi 13 ngày. Xu đã phải chết vì những vết thương bị tra tấn nghiêm trọng trong tù. Bé Xu Xinyang năm nay 16 tuổi. Ảnh: Jennifer Zeng /The Epoch Times

Bà nêu rõ: “Đã đến lúc tẩy chay toàn cầu đối với ngành cấy ghép của Trung Quốc, cho đến khi các nhóm thiểu số vô tội được trả tự do và nhà nước Trung Quốc chứng minh được các hoạt động cấy ghép có tính đạo đức”.

Ba nhóm nhân quyền cho biết, để trả lời các câu hỏi về vấn đề kiểm tra y tế, việc ĐCSTQ chỉ trích dẫn các hướng dẫn và mệnh lệnh về an ninh công cộng từ Hội đồng Nhà nước (tương tự như nội các) là không đủ.

Xem thêm: Vì sao ĐCSTQ muốn che giấu cuộc đàn áp Pháp Luân Công (P2): Âm mưu, thủ đoạn và tội ác

Đại diện 3 nhóm khẳng định: “Phản hồi của CHND Trung Hoa [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] không cung cấp dữ liệu mới cho thấy mục đích của các cuộc kiểm tra này là bất cứ điều gì khác ngoài đánh giá chức năng nội tạng, vốn được yêu cầu trước khi [thực hiện thủ thuật] lấy nội tạng ra”. Các nhóm cho biết, ĐCSTQ không trả lời câu hỏi về các biện pháp mà chế độ này áp dụng "để đảm bảo nhu cầu hoạt động hiến tặng và cấy ghép phải minh bạch và cởi mở để giám sát". ĐCSTQ cũng không thật sự trả lời cho một câu hỏi khác về “cách thức thu thập dữ liệu để ngăn chặn việc lạm dụng các hệ thống cấy ghép”.

Dữ liệu hiến tặng nội tạng công cộng của Trung Quốc trước đây đã bị các chuyên gia y tế thế giới nghi ngờ. Vào năm 2019, một bài báo được xuất bản trên tạp chí khoa học BMC Medical Ethics cho thấy rằng: “Số lượng hiến tạng được báo cáo của Bắc Kinh không trùng khớp nhau, và có bằng chứng rất thuyết phục cho thấy chúng đang bị làm giả”.

Theo bản tuyên bố, cựu đại diện của Hoa Kỳ tại Liên hợp quốc và là chủ tịch đương nhiệm của VOC là ông Andrew Bremberg cho biết:

“Sự dối trá trắng trợn của Đảng Cộng sản Trung Quốc trước những câu hỏi mà các Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc đưa ra về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng do nhà nước bảo trợ, là điều đáng xấu hổ nhưng không đáng ngạc nhiên.

Tôi khen ngợi các Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc vì đã gửi những câu hỏi này cho Trung Quốc và kêu gọi các quốc gia thành viên chấm dứt sự tự mãn dựa trên câu trả lời hoàn toàn không thỏa đáng của ĐCSTQ.

Các quốc gia thành viên, bao gồm cả Hoa Kỳ, có toàn quyền quyết định xem có nên bỏ qua thành quả của Báo cáo viên đặc biệt, hay cuối cùng là hành động để yêu cầu trách nhiệm giải trình về hành vi khủng khiếp mổ cướp nội tạng từ tù nhân lương tâm của [ĐCSTQ]”.

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Tổ chức nhân quyền: ĐCSTQ không trả lời được các câu hỏi của LHQ về nạn mổ cướp nội tạng