Tin tức: Cuộc đụng độ dữ dội ở Trung Nam Hải dẫn đến Tập ‘nhường đường’ cho Lý Khắc Cường

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong tình hình dịch bệnh viêm phổi ở Vũ Hán tiếp tục lan rộng, các quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thành lập một nhóm đi đầu trong việc ứng phó với dịch bệnh. Vào ngày 29/01 có thông tin rằng, một cuộc xung đột dữ dội đã nổ ra ở Trung Nam Hải trong việc xử lý dịch bệnh ở Vũ Hán, vì vậy ông Tập Cận Bình đã nhường vị trí trưởng nhóm phòng chống dịch bệnh cho Thủ tướng Lý Khắc Cường. Đồng thời trong nội bộ Đảng còn xảy ra một cuộc tranh luận sôi nổi về việc có nên tổ chức kỳ họp Lưỡng hội vào tháng 3 như dự kiến hay không.

Dịch viêm phổi ở Vũ Hán đã lan rộng khắp Trung Quốc và lan rộng ra hơn 20 quốc gia và khu vực. Hiện nay thế giới đã phát động một chiến dịch lớn để phòng chống dịch bệnh.

Bắc Kinh cũng đã thành lập "Nhóm lãnh đạo trung ương của Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc trong việc đối phó với dịch viêm phổi do nhiễm Coronavirus" vào ngày 25/1. Tuy nhiên, người đứng đầu của nhóm không phải là ông Tập Cận Bình - lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ - mà là người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng Lý Khắc Cường.

Mùng 3 Tết nguyên đán (27/01), ông Lý Khắc Cường đã đến Vũ Hán để kiểm tra công tác chống dịch. Khi ấy báo chí của ĐCSTQ đã nhấn mạnh rằng ông Lý Khắc Cường được ông Tập Cận Bình ủy nhiệm đến thăm Vũ Hán. Vào ngày 28/1, khi ông Tập gặp Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, đã đặc biệt nhấn mạnh rằng: "Tôi đã trực tiếp chỉ đạo và triển khai công tác phòng chống dịch bệnh vào thời gian này”.

Ông Tập còn nói chống lại dịch bệnh cần phải “Kiên quyết quán triệt quyết sách bố trí của trung ương”, “thống nhất lãnh đạo, thống nhất chỉ huy, thống nhất hành động”.

Thời báo tự do trích dẫn tin tức vào ngày 29/1 rằng, vào ngày đầu tiên của năm mới, ĐCSTQ đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị để thảo luận về tình hình dịch bệnh ở Vũ Hán và liệu có nên tổ chức kỳ họp Lưỡng hội ngày 3 và 5 tháng 3 như dự kiến hay không. Thái độ xử lý dịch viêm phổi ở Vũ Hán đã gây ra một cuộc xung đột dữ dội tại cuộc họp, dẫn đến toàn bộ hoạt động phòng chống dịch bệnh bị đảo lộn.

Về việc kỳ họp lưỡng hội của ĐCSTQ dự kiến ban đầu được tổ chức vào tháng 3 có bị hoãn hay không, ông Tập đã phái Ủy ban Thường vụ trả lời rằng sẽ tổ chức theo đúng kế hoạch với mục đích là "cổ vũ" và "ổn định" lòng dân. Tuy nhiên, nhân vật đứng thứ 2 của Ủy ban Thường vụ là ông Lý Khắc Cường cho rằng viêm phổi Vũ Hán là một "thảm họa quốc gia" và sẽ ảnh hưởng đến các vận mệnh nền kinh tế của đại lục. Báo cáo công việc của chính phủ cũng cần phải sửa đổi và đề nghị kéo dài thời hạn kết thúc.

Được biết, hai phái của Ủy ban thường vụ đã tranh cãi gay gắt mà không có kết luận cuối cùng. Đồng thời, do sự bất đồng giữa hai phe, ông Tập Cận Bình đã "nhường" vị trí đứng đầu nhóm lãnh đạo trung ương chuyên đối phó với dịch bệnh cho ông Lý Khắc Cường. Giới truyền thông nước ngoài nghi ngờ rằng các quan chức cấp cao của ĐCSTQ có sự rối loạn trong việc đối phó với dịch bệnh Vũ Hán.

Nhà bình luận chính trị và kinh tế cao cấp Lâm Bảo Hoa (Lin Baohua) cho rằng, số trường hợp nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán đã tăng lên nhanh chóng và chính quyền các địa phương khác nhau đã chống lại dịch bệnh theo những cách khác nhau dẫn đến sự sụp đổ của chế độ toàn trị trung ương.

Ông phân tích rằng người lãnh đạo nhóm đối phó với dịch bệnh của trung ương phải đến khu vực dịch bệnh và sau đó đưa ra chỉ thị, đây là một "công việc khó khăn". Lý Khắc Cường trong tình thế đó giống như đã nhận được ‘quân lệnh’, đối với trận chiến này chỉ có thể thắng chứ không thể thua.

Nhà bình luận luôn theo dõi về dịch bệnh là Tiêu Nhược Nguyên (Xiao Ruoyuan) cũng tiết lộ với Thời báo Đại Kỷ Nguyên rằng, mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh lần này có thể so sánh với thảm họa hạt nhân Chernobyl trong lịch sử. Mà nguyên nhân của thảm họa của nhân loại lần này, “đó là vì thông tin không được lưu hành”.

Ông Tiêu Nhược Nguyên nói rằng, tin tức mà ông nhận được là Ủy ban thường vụ chính trị của ĐCSTQ đã mở cuộc họp, các quan chức cao cấp của Đảng thấy rằng tình hình dịch bệnh lần này đã thách thức tính hợp pháp của Đảng, tức là Đảng đã tới giai đoạn diệt vong.

Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ không tiếc hy sinh các thành phố khác để bảo vệ 11 thành phố lớn bằng mọi giá. 11 thành phố lớn bao gồm Tây An, Urumqi, Thẩm Dương, Cáp Nhĩ Tân, Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Hàng Châu, Quảng Châu, Thâm Quyến và Hồng Kông.

Ông Tiêu phân tích rằng, mặc dù chính phủ Hồng Kông vẫn chưa sẵn sàng công bố đóng cửa biên giới vì chưa nhận được chỉ thị từ Bắc Kinh, nhưng Thâm Quyến dự kiến sẽ đóng cửa hải quan sớm vì nhiều công ty công nghệ cao đang ở Thâm Quyến.

Về lý do tại sao Tập Cận Bình không trở thành trưởng nhóm đi đầu phòng chống dịch mà được thay thế bởi thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, ông Tiêu Nhược Nguyên phân tích rằng, đó là vì tình hình có rất nhiều người chết do dịch bệnh và Tập Cận Bình không muốn gánh tội trạng này. Các ứng cử viên cho nhóm lãnh đạo trung ương phòng chống dịch bệnh được ông Tập cân nhắc là Thủ tướng Lý Khắc Cường và phó thủ tướng Tôn Xuân Lan nhưng bà Tôn Xuân Lan lo rằng mình không đảm nhận nổi nên cuối cùng ông Lý Khắc Cường đảm nhận.

Minh Thanh



BÀI CHỌN LỌC

Tin tức: Cuộc đụng độ dữ dội ở Trung Nam Hải dẫn đến Tập ‘nhường đường’ cho Lý Khắc Cường