Thương tích và nỗi đau mất mẹ và vợ của một học viên Pháp Luân Công bị bức hại 21 năm

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tháng 11/2020, Yuan Guangwu, người liên tục bị bức hại trong hơn hai thập kỷ qua và đang bị cưỡng ép sống vô gia cư, đã mất mẹ trước khi bà tròn 75 tuổi. Sau đó ba tháng, Yuan Guangwu mất vợ. Em trai của anh hiện đang bị giam giữ.

Gia đình con trai lớn trở nên vô gia cư và con trai thứ đang bị giam giữ, đây là cảnh cuối cùng trong ký ức của bà Li Cai’e khi bà qua đời trước tuổi 75 tại một ngôi làng ở tỉnh Thiểm Tây, miền Tây Bắc Trung Quốc vào tháng 11/2020.

Vào tháng 12/2020, con trai thứ của bà Li bị tuyên án 3 năm tù giam. Đầu năm nay, người con dâu bị bức hại phải rời khỏi nhà của bà đã qua đời.

Tất cả những nỗi đau này đều bắt nguồn từ cuộc bức hại của chính quyền Trung Quốc đối với các học viên Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện của Phật gia bao gồm các bài tập thiền định an hòa và các bài giảng đạo đức theo Chân-Thiện-Nhẫn.

Tuân theo các nguyên lý cốt lõi Chân-Thiện-Nhẫn của pháp môn tu luyện Pháp Luân Công, bà Li, hai con trai và con dâu của bà đã từng có cuộc sống bình an và hạnh phúc cho đến khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động một cuộc đàn áp tàn bạo để tiêu diệt Pháp Luân Công vào ngày 20/7/1999, do lo sợ và ghen tức về sự phổ biến ngày càng nhanh chóng của pháp môn tu luyện này.

Kể từ đó, hàng triệu học viên Pháp Luân Công đã bị bắt bớ và giam giữ trong các nhà tù, trại cải tạo lao động và các cơ sở khác, với hàng trăm nghìn người bị tra tấn và bức hại đến chết, theo Trung tâm Thông tin Pháp Luân Đại Pháp.

Một thời gian ngắn ngay sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, Yuan Guangwu, con trai cả của Li đã hết chứng bệnh đau nửa đầu, viêm loét dạ dày, bệnh gan và một số vấn đề về dây thần kinh sọ số 5 (hoặc dây thần kinh sinh ba), theo một báo cáo ngày 22/3 trên Minghui.org, một trang web tại Hoa Kỳ chuyên theo dõi cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

Gia đình ba thế hệ của bà Li từ làng Mingqiao ở thị trấn Giang Lăng, huyện Liquan, đã trải qua cuộc bức hại liên tục trong hơn hai thập kỷ. Cả hai con trai của bà Li đều bị cải tạo trong các trại lao động hai lần.

Cuộc sống của Guangwu bị đe dọa khi ở trong trại cải tạo lao động Zaozihe, tỉnh Thiểm Tây và liên tục trở thành người vô gia cư sau khi được thả. Anh bị đánh trọng thương và bị điếc một bên tai .

Bị tra tấn trong trại cải tạo lao động

Vào ngày 22/5/2000, chín người trong gia đình của bà Li, bao gồm cả hai anh em Guangwu, bị cảnh sát địa phương và chính quyền thị trấn bắt cóc. Sau khi bị giam 40 ngày, Guangwu bị kết án lao động cưỡng bức trong hai năm rưỡi, và em trai của anh là Huiwu bị kết án hai năm.

Không chịu từ bỏ đức tin của mình, Guangwu đã từng bị cùm vào khung giường trong phòng giam và bị hai cai ngục tra tấn và không cho ngủ 24 giờ trong ngày.

Họ lấy nước tiểu của Guangwu và đổ lên quần của anh.

Vào tháng 9/2001, Guangwu đã bị buộc phải ngủ trên sàn bê tông dưới gầm giường, với da dẻ bị ghẻ [bệnh ghẻ] tấn công khắp cơ thể trong sáu tháng. Cai ngục còn làm nhục anh bằng cách bắt anh không mặc quần áo và đứng ngoài sân trước đám đông trong suốt buổi trưa, với lý do là để đuổi ánh sáng mặt trời diệt con ghẻ.

Vào đêm ngày 30/6/2008, hơn 30 người từ một đội an ninh nội địa địa phương, đồn cảnh sát và chính quyền thị trấn đã trèo qua tường nhà của Guangwu và bắt cóc anh một lần nữa, cùng con gái nhỏ, em trai, em dâu của anh và ba học viên Pháp Luân Công lớn tuổi khác.

Mười lăm ngày sau, Guangwu và em trai bị đưa đến Trại cải tạo lao động Zaozihe, và cả hai người đều bị giam giữ một năm.

Khi Guangwu từ chối từ bỏ tu luyện, cai ngục đã xúi giục các tù nhân khác đấm đá nhiều lần vào đầu, bụng và thắt lưng của anh, sau đó dùng còng tay treo anh lên cửa sổ.

Hình ảnh minh họa kiểu tra tấn treo người lên cửa sổ bằng còng tay Nguồn ảnh: Minhhui.org

Vô gia cư cưỡng bức

Năm 2010, hơn 15 người từ chính quyền địa phương, bao gồm cả Phòng 610 của ĐCSTQ đã đột nhập vào nhà của Guangwu để bắt giữ anh.

Phòng 610 được lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân thành lập vào ngày 10/6/1999, chuyên để đàn áp và tiêu diệt Pháp Luân Công ngoài vòng pháp luật. Nó không khác gì Gestapo của Đức Quốc xã.

Guangwu và vợ, Zhang Cuicui, buộc phải giao lại vườn táo rộng hàng chục mẫu của họ cho người khác và rời nhà đi tìm kế sinh nhai mới.

Vào sáng ngày 26/3/2013, Wang Liming, trưởng đồn cảnh sát thị trấn Giang Lăng, đã đột nhập vào nhà của Yuan Huiwu cùng với những người theo dõi anh, lục soát tiền mặt và đồ đạc cá nhân của anh và gia đình. Guangwu và vợ bị đuổi khỏi nhà và rời bỏ con gái 8 tuổi không người chăm sóc.

Vào ngày 17/7/2014, trong khi cố gắng kiếm sống ở Tây An, Guangwu và vợ của anh lại bị bắt cóc.

Đêm hôm sau, một sĩ quan cảnh sát đã đánh vào mặt Guangwu tại cổng trại giam, khiến tai trái của anh ta bị điếc từ đó. Trong khi bị giam giữ, anh phải đeo các dụng cụ tra tấn cả ngày lẫn đêm trong ba tháng liên tục.

Hình minh họa cho thấy hình thức tra tấn "Kim và Chỉ". (Minh Huệ)

Ngày 5/2/2015, Guangwu bị tra tấn gần chết. Ngày 19/6, anh được thả và trở về nhà.

Em trai của Guangwu là Huiwu cũng chịu chung số phận. Vào sáng ngày 18/12/2020, Huiwu bị kết án 3 năm tù và bị phạt 5.000 nhân dân tệ (khoảng 18 triệu VND).

Huiwu đã đệ đơn kháng cáo lên tòa.

Mẹ và vợ chết trong oan ức

Việc bắt bớ hai anh em Guangwu kéo dài đã để lại nỗi đau và sợ hãi trong lòng cha mẹ của anh.

Năm 2010, khi các nhân viên phòng 610 xông vào nhà, mẹ của Guangwu là bà Li đã ngất xỉu vì sợ hãi. Cha của anh đã phải nhập viện hơn hai mươi ngày do huyết áp tâm thu tăng hơn 240 mm Hg.

Vào tháng 10/2020, sáu, bảy cảnh sát mặc thường phục bất ngờ đột nhập vào căn nhà thuê của họ ở Tây An, đè Guangwu xuống đất và lục soát nhà của họ. Cả mẹ và vợ anh là Zhang đều bất tỉnh và được đưa đến bệnh viện để hồi sức.

Hai vợ chồng Guangwu và Zhang liên tục bị cưỡng chế di dời nhà ở. Bà Li phải chuyển đến nhà của con gái mình, nhưng lại tiếp tục bị sách nhiễu sau khi cảnh sát tìm thấy bà.

Vào ngày 29/11/2020, mẹ của Guangwu là Li qua đời trong oan ức và bất công. Sau đó vào ngày 3/2/2021, vợ anh Zhang đã qua đời trong khi bị ép chuyển dời chỗ ở liên tục.

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Thương tích và nỗi đau mất mẹ và vợ của một học viên Pháp Luân Công bị bức hại 21 năm