Thời báo Hoàn cầu: Virus viêm phổi Vũ Hán có nguồn gốc từ châu Âu, hoặc châu Phi hoặc Hoa Kỳ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times) của Trung Quốc ngày thứ Năm (15/4) đã có một bài báo dài "điều tra" về nguồn gốc của virus viêm phổi Vũ Hán cho biết, virus có nguồn gốc từ Mỹ, cũng có khả năng từ châu Âu hoặc châu Phi và xâm nhập vào Vũ Hán trong tháng 10/2019, khi thành phố đăng cai Thế vận hội Quân sự Thế giới.

Tờ báo thừa nhận, thuyết âm mưu này không có “bằng chứng mạnh”. Tờ báo trích dẫn một chuyên gia sinh học tại Đại học Vũ Hán tuyên bố về việc một số người dân Vũ Hán ẩn danh đổ lỗi cho nước ngoài về đại dịch Covid-19 ở Trung Quốc là một thuyết âm mưu "không dựa trên bằng chứng khoa học".

Mặc dù vậy, Thời báo Hoàn Cầu đã trích dẫn báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được công bố vào tháng Ba, đề cập đến các khả năng như Thế vận hội Quân sự Thế giới, hoặc một sự kiện quốc tế khác đã đem đại dịch Covid tới thành phố Vũ Hán.

Báo cáo của WHO cũng tuyên bố rằng, không có ca sốt hoặc nhiễm trùng đường hô hấp nặng cần nhập viện trong suốt thời gian diễn ra các sự kiện đại chúng được tổ chức ở Vũ Hán vào cuối năm 2019. Tuy nhiên, phần báo cáo này của WHO không được đề cập trong báo cáo "điều tra" của Thời báo Hoàn Cầu.

Dựa trên nghiên cứu tại Vũ Hán vào cuối tháng Một và đầu tháng Hai từ các nhà khoa học của WHO, bao gồm các nhà khoa học của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các chuyên gia y tế của một số quốc gia do WHO đề xuất và được Trung Quốc thông qua, WHO đã kết luận rằng kịch bản tin cậy nhất là, trước khi bắt đầu lây truyền sang người, virus corona Trung Quốc được lây truyền từ động vật (thân chủ) sang một động vật khác tại Trung Quốc. Báo cáo đã bác bỏ các thuyết âm mưu khác do các quan chức ĐCSTQ đưa ra, như thịt nhập khẩu từ nước ngoài hoặc virus bị rò rỉ tại một phòng thí nghiệm quân sự của Hoa Kỳ đã gây ra đại dịch. Báo cáo của WHO dường như cũng bác bỏ khả năng virus bị rò rỉ từ Viện Virus học Vũ Hán (WIV), một phòng thí nghiệm được biết là đã nghiên cứu về virus corona trên dơi trước khi những ca bệnh đầu tiên xuất hiện tại Vũ Hán. Báo cáo được kết thúc bằng “lời quở trách hiếm hoi” của Tổng thư ký WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, yêu cầu và thúc giục tổ chức của mình điều tra thêm về vấn đề nguồn gốc của virus.

Virus viêm phổi Vũ Hán thường ảnh hưởng đến hệ hô hấp, gây sốt, khó thở và các triệu chứng khác tương tự như các loại virus Corona khác đã được biết đến, như virus gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính đột ngột (SARS) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS).

Tờ Thời báo Hoàn cầu nhấn mạnh, theo báo cáo của WHO, trong quá trình diễn ra Thế vận hội Quân sự có 4 vận động viên châu Phi bị sốt rét và 1 vận động viên người Mỹ có triệu chứng viêm dạ dày ruột. Tuy nhiên, tờ báo kết luận một cách kỳ lạ: dựa trên các triệu chứng của bệnh sốt rét và viêm dạ dày ruột mà 5 vận động viên nước ngoài được chẩn đoán, cả 5 bệnh nhân đều có chung các triệu chứng với COVID-19 hay viêm phổi Vũ Hán. Thời báo Hoàn cầu cố gắng kết luận rằng, trường hợp người Mỹ được chẩn đoán viêm dạ dày ruột tại Thế vận hội Quân sự Thế giới là trường hợp nhiễm virus Corona đầu tiên. Viêm dạ dày ruột là bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, gây ra nôn mửa và tiêu chảy.

Mặc dù ghi nhận các vận động viên bị ốm trong suốt trận đấu là người châu Phi và châu Mỹ, tờ Thời báo Hoàn cầu lại đưa ra kết luận: Pháp, Ý hoặc Đức cũng rất có thể là các quốc gia đem virus viêm phổi Vũ Hán đến Vũ Hán.

Thời báo Hoàn cầu viết: “Các báo cáo về các vận động viên Pháp và Đức bị ho và sốt sau khi trở về từ các trận đấu bắt đầu lan truyền vào tháng 5/2020, mặc dù không rõ họ bị các triệu chứng như thế nào và họ bị nhiễm bệnh ở Vũ Hán hay ở quốc gia sở tại của họ, dường như không có kết luận rõ ràng về những báo cáo này”. Cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ đã suy đoán nhưng không trích dẫn bất kỳ báo cáo nào hoặc bất kỳ bằng chứng nào cho thấy những cá nhân đó được chẩn đoán nhiễm virus corona hoặc thậm chí có tồn tại những trường hợp như thế hay không.

Bài báo tiếp tục mâu thuẫn khi tuyên bố rằng “từ góc độ khoa học, không có bằng chứng trực tiếp nào chứng minh rằng sự bùng phát đại dịch ở Vũ Hán là do các môn thể thao quân sự gây ra”. Ông Yang Zhanqiu, phó giám đốc khoa sinh học mầm bệnh tại Đại học Vũ Hán, cũng có mặt trong cuộc điều tra, nói rằng “không có bằng chứng khoa học chứng minh” bất kỳ mối liên hệ nào giữa Thế vận hội Thể thao Quân sự và đại dịch.

Ông Yang đã biện luận cho “những nhận xét đầy cảm xúc” mà Thời báo Hoàn cầu trích dẫn từ những người dân Vũ Hán đổ lỗi cho Hoa Kỳ hoặc một quốc gia nước ngoài khác về căn bệnh này.

Bài báo trích dẫn "nhiều người dân Vũ Hán bị đổ lỗi cùng với thành phố vì đã trở thành thủ phạm đắc lực cho đại dịch toàn cầu", những người bị cáo buộc "bày tỏ sự ghê tởm trước những lời vu khống của phương Tây và tin chắc rằng Vũ Hán là nạn nhân, rằng virus là do người nước ngoài đưa vào Vũ Hán".

Một trong những cá nhân ẩn danh đó tự nhận là thương nhân tại Chợ Hải sản Hoa Nam, nơi mà các quan chức Trung Quốc ban đầu đổ lỗi cho đại dịch trước khi chuyển sang thuyết vô căn cứ là có nguồn gốc từ Hoa Kỳ.

“Tôi đã nhìn thấy họ, và tôi đã thấy một số lần quân nhân nước ngoài đến thăm chợ của chúng tôi", một tiểu thương nói. Thời báo Hoàn cầu cho biết thêm, một nhà khoa học Trung Quốc nói với tờ báo rằng, không có tuyên bố nào như vậy được xác minh, và ngay cả khi có, điều đó cũng "không thể được coi là bằng chứng tuyên bố các vận động viên nước ngoài đã đưa virus vào chợ".

Thuyết Thế vận hội Quân sự Thế giới là nguồn gốc của đại dịch viêm phổi Vũ Hán vẫn chưa phải là tiền đề trong các thuyết âm mưu mà chính phủ Trung Quốc đã tung ra để trốn tránh trách nhiệm, tuyên bố rằng virus đã thoát ra khỏi một phòng thí nghiệm ở Fort Detrick, Maryland, một cơ sở của Quân đội Hoa Kỳ, và đã kêu gọi WHO cử một nhóm điều tra đến đó. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã tuyên bố sai rằng, Maryland có rất nhiều trường hợp bị tổn thương phổi liên quan đến thuốc lá điện tử do Trung Quốc sản xuất, có thể là do nhiễm virus corona một cách bí mật. Bà Hoa không hề giải thích tại sao không có nhân viên y tế nào sau khi điều trị cho bệnh nhân nhiễm trùng phổi lại không bị chấn thương phổi, mặc dù virus corona Trung Quốc rất dễ lây lan.

Một tài liệu của chính phủ Trung Quốc bị rò rỉ đã xác định ngày ghi nhận các trường hợp nhiễm Covid Trung Quốc đầu tiên là ngày 17/11/2019, một thời gian dài trước khi các trường hợp lây nhiễm khác được báo cáo công khai. Nghiên cứu của WHO được công bố vào tháng Ba cho thấy, virus có thể đã lưu hành ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc từ tháng 10/2019.

Tính đến ngày 16/4/2021, đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã lây nhiễm hơn 141 triệu người và khiến hơn 3 triệu người thiệt mạng trên toàn thế giới.

Nguyên Hương

Theo Breibart News

 



BÀI CHỌN LỌC

Thời báo Hoàn cầu: Virus viêm phổi Vũ Hán có nguồn gốc từ châu Âu, hoặc châu Phi hoặc Hoa Kỳ