The New Yorker: Trải nghiệm của người phụ nữ sống sót trong trại tập trung Tân Cương

Giúp NTDVN sửa lỗi

Bà Anar Sabit, một người Kazakh làm việc ở Canada, đã trở về Tân Cương để lo tang lễ cho cha mình, nhưng bà đã bị mất tự do trong 1 năm 8 tháng chỉ vì “từng đi nhiều nước”. Gần đây, Tạp chí The New Yorker của Mỹ đã đăng một bài báo, miêu tả lại trải nghiệm của bà Sabit, một người may mắn sống sót trong trại giam Tân Cương.

Vì cha qua đời, nên bà Anar Sabit ở Canada và người mẹ di cư đến Kazakhstan đã trở về quê nhà ở Khuê Đồn, Tân Cương vào mùa hè năm 2017 để lo hậu sự. Tuy nhiên, Sabit đã bị cảnh sát địa phương bắt giữ khi xuất cảnh, chỉ vì bà "từng đi nhiều nước" và bị liệt vào danh sách chủ chốt. Bà Sabit mất tự do kể từ đó.

Từng đi nhiều nước trở thành lý do bị bắt giữ

Bà Sabit bị đưa từ sân bay đến một trại tạm giam dưới tầng hầm của Sở Công an địa phương. Các nhà chức trách nói rằng, bà phải bị thẩm vấn và điều tra vì từng đến các “quốc gia nhạy cảm” như Mỹ, Thái Lan, Malaysia, Kyrgyzstan và Nga.

Bà Sabit được thả khỏi trại giam khoảng 20 ngày sau đó, nhưng nhất cử nhất động của bà đều bị theo dõi. Bà không thể xuất cảnh, thậm chí không thể rời Khuê Đồn để đến những thành phố khác. Sabit đã nộp đơn xin hủy bỏ quyền kiểm soát biên giới đối với bà, nhưng bà lại bị cản trở khi xuất cảnh, lần này bà bị đưa đến một trại cải tạo.

Do Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIX được tổ chức vào thời điểm đó, nên ĐCSTQ đã triển khai một loạt hoạt động duy trì ổn định quy mô lớn hơn ở Tân Cương, một lượng lớn người Duy Ngô Nhĩ đã bị đưa đến các trại cải tạo, bà Sabiti cũng nằm trong số đó. Bài báo đã mô tả chi tiết những lính canh và máy quay có mặt ở khắp mọi nơi trong trại cải tạo, các khóa học tiếng phổ thông nhằm truyền bá lòng trung thành đối với đảng, các tù nhân bị yêu cầu học thuộc các câu danh ngôn của ông Tập Cận Bình, hát các bài ca yêu nước, khiêu vũ, v.v.

Không thể rời khỏi “bức tường cao” mà ĐCSTQ xây dựng

Sabit nói rằng, bà đã cố gắng thông qua việc sử dụng thành thạo tiếng phổ thông và khả năng diễn xuất để tham gia các cuộc thi sắc đẹp, thể hiện "kết quả học tập" tốt để nắm bắt cơ hội được trả tự do. Cuối cùng bà Sabit đã được thả một năm sau đó, nhưng mọi hành động của bà vẫn nằm trong tầm giám soát của chính quyền. Hệ thống nhận dạng khuôn mặt đã liệt bà vào “nhân vật tiêu điểm”, vì vậy bà không thể tự do ra ngoài; các quan chức địa phương theo dõi mọi bài đăng của bà trên mạng xã hội; Khi bà chuyển nhà, cảnh sát địa phương liền tìm đến nhà, ngay cả khi bà đã thông báo trước sự việc.

Ông Raffi Khatchadourian, tác giả của bài báo, cũng là một phóng viên điều tra nổi tiếng đã mô tả những trải nghiệm của bà Sabit như "bóng ma đập tường". Bà không thể tìm thấy lối thoát trong bức tường cao của ĐCSTQ. Ngoài những điều mà bà Sabit gặp phải, bài báo cũng nói chi tiết về các hoạt động duy trì ổn định ở Tân Cương, cũng như các hành vi cải cách tư tưởng, đàn áp tôn giáo mà chính quyền ĐCSTQ thực thi ở địa phương này.

Ông Raffi Khatchadourian, tác giả của bài báo, cũng là một phóng viên điều tra nổi tiếng đã mô tả những trải nghiệm của bà Sabit như "bóng ma đập tường". (Ảnh Getty)
Ông Raffi Khatchadourian, tác giả của bài báo, cũng là một phóng viên điều tra nổi tiếng đã mô tả những trải nghiệm của bà Sabit như "bóng ma đập tường". (Ảnh Getty)

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) đã chỉ ra rằng, ĐCSTQ sử dụng Nền tảng Hoạt động Chung Tích hợp (IJOP), lợi dụng trí tuệ nhân tạo để tiến hành giám sát trên quy mô lớn đối với những người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, bà Sabit cũng nằm trong số đó. Mống mắt, dấu vân tay âm thanh, dấu vân tay và DNA của bà đều bị chính quyền buộc tạo hồ sơ và tải lên hệ thống; ngoài ra, bài báo cũng đề cập đến nhiều người đã bị bắt vì sử dụng phần mềm điện thoại di động nước ngoài hoặc mạng riêng ảo (VPN).

Ngoài ra, vào tháng 2/2021, BBC đã đăng các báo cáo về “văn hóa hiếp dâm” của chính quyền ĐCSTQ, gây chấn động thế giới.

‘Văn hóa hiếp dâm’ - Công cụ chuyển hóa của ĐCSTQ

“Văn hóa hiếp dâm” được quảng bá để phá vỡ bản sắc dân tộc và tôn giáo cũng như ý chí của nạn nhân. Dựa trên lời khai của những người dân tộc Kazakh đã trốn khỏi Tân Cương đến Kazakhstan, Bitter Winter cho biết, các nam tù nhân, đặc biệt là những cậu bé nhỏ tuổi, cũng là nạn nhân của “văn hóa hiếp dâm” trong quá trình chuyển hoá tại các trại giáo dục.

Những trại này được dùng để "chuyển hoá thông qua giáo dục". Tờ Bitter Winter đưa tin rằng, ở Tân Cương, các chất kích thích gia súc được sử dụng để kiểm soát và tra tấn các tù nhân, và thông thường chúng được sử dụng để hãm hiếp phụ nữ bằng cách nhét vào vùng kín của họ. Điều này thường xuyên xảy ra với các nữ tu - những người cho biết rằng cơ thể của họ “thuộc về ĐCSTQ" hơn là các tu viện.

Một khi bị hãm hiếp, một nữ tu sĩ sẽ khó có thể quay trở lại tu viện của mình và phải sống một cuộc đời nơi thế tục.

Vào năm 2018, “Trung tâm Nhân quyền và Dân chủ Tây Tạng” đã xuất bản một báo cáo đặc biệt của một nhà sư - đã trải qua thời gian “cải tạo thông qua trại giáo dục” ở tỉnh Nagchu, Khu tự trị Tây Tạng. Ông kể câu chuyện về việc khi đến trại, các nữ tu buộc phải cởi quần áo trước mặt lính canh trước khi họ được nhận quân phục. Sau đó, họ phải chịu các cuộc cưỡng hiếp của quân đội, v.v.

Đến nay, hồ sơ về vấn nạn vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của ĐSCTQ, đặc biệt là tội ác diệt chủng đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương cũng như đối với các học viên Pháp Luân Công vẫn đang bị lên án gay gắt và vạch trần trên khắp thế giới.

Mai Hạ

(t/h)

 



BÀI CHỌN LỌC

The New Yorker: Trải nghiệm của người phụ nữ sống sót trong trại tập trung Tân Cương