THẾ GIỚI MỚI

Giúp NTDVN sửa lỗi

Khủng hoảng virus Corona cho thấy sự thất bại của chính quyền Trung Quốc.

Khi Đảng Cộng sản thắt chặt kiểm soát, nhiều quan chức lo lắng để làm hài lòng thượng cấp hơn là chăm sóc người dân.

Thị trưởng Vũ Hán đã đổ lỗi cho giới chóp bu. Một quan chức cao cấp kiểm soát dịch bệnh đổ lỗi cho các tầng lớp quan liêu. Một chuyên gia hàng đầu của chính phủ đổ lỗi cho công chúng, ông ta nói : Đơn giản là người dân không hiểu những gì ông ta nói với họ.

Khi Trung Quốc đang vật lộn với một đợt bùng phát virus Corona bí ẩn đã giết chết ít nhất 490 người và làm hàng ngàn người mắc bệnh, đất nước 1,4 tỷ người đang hỏi điều gì đã xảy ra. Các quan chức cao cấp đang bị chỉ trích thẳng thừng mà không cần phải giữ ý tứ.

Rất nhiều quan chức đã chối bỏ trách nhiệm khi một số người dùng trực tuyến nói đùa rằng họ đang theo dõi một cuộc thi đổ lỗi. (Hay là “lật lọng” trong tiếng Trung)

Người dân Trung Quốc đang lờ mờ nhận ra một gã khổng lồ Trung Quốc có hệ thống quan liêu mờ đục đang hoạt động như thế nào - hay nói đúng hơn là hệ thống đó không hoạt động được như thế nào. Quá nhiều quan chức của Trung Quốc đã trở thành Đảng viên cốt cán chính trị nhưng lại sợ đưa ra quyết định khiến cấp trên tức giận và các quan chức này quá tách biệt và kiêu căng khi tiếp xúc với nhân dân để thừa nhận sai lầm và học hỏi từ công chúng.

“Vấn đề quan trọng nhất dẫn đến sự bùng phát này là do chính quyền địa phương thiếu hành động và sợ hành động”, ông Xu Kaizhen, một tác giả nổi tiếng với các tiểu thuyết bán chạy nhất viết về các hoạt động phức tạp của chính trị quan liêu Trung Quốc nói.

Ông Xu cho biết: “Dưới áp lực to lớn của một chiến dịch chống tham nhũng, hầu hết mọi người, bao gồm cả các quan chức chính phủ cao cấp, chỉ quan tâm đến việc tự bảo quản tài sản của riêng mình. Họ không muốn là người đầu tiên lên tiếng. Họ chờ đợi cấp trên đưa ra quyết định và chỉ chịu trách nhiệm trước cấp trên thay vì người dân”.

Chính phủ Trung Quốc dường như nhận thức được vấn đề. Lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản đã thừa nhận trong một cuộc họp hôm thứ Hai (02/02) rằng dịch bệnh là “một thử nghiệm lớn cho hệ thống và năng lực quản trị của Trung Quốc”.

Số lượng người ngày càng tăng khiến người ta tự hỏi chính phủ có quyết định nào khi Trung Quốc bước vào một thời kỳ phong tỏa ảo. Khi virus lây lan, các quan chức ở Vũ Hán và trên khắp đất nước đã giữ kín thông tin quan trọng, hạ thấp mối đe dọa và khiển trách các bác sĩ đã cố gắng nâng cao cảnh báo. Một bản dựng lại thời kỳ bệnh mà Thời báo New York lan truyền cho thấy rằng do không đưa ra các cảnh báo sớm hơn, chính phủ Trung Quốc có nguy cơ mất kiểm soát trong việc giữ cho căn bệnh không trở thành một bệnh dịch.

Sự bùng phát đã phá tan huyền thoại rằng giới tinh hoa chính trị Trung Quốc được tiến cử và thăng tiến hoàn toàn dựa trên thành tích xứng đáng. Trung Quốc đã bán hệ thống này như là sự đổi mới độc đáo của riêng mình. Các nước đang phát triển đã gửi hàng ngàn quan chức chính phủ của họ đến Trung Quốc để học mô hình quản trị của Trung Quốc, một hệ thống chính trị mang lại sự an toàn và tăng trưởng để quy phục cho sự cai trị độc tài.

Người dân Trung Quốc hiện đang đặt câu hỏi về tiền đề đó. Họ đang tập trung phần lớn sự giận dữ của mình vào Tập Cận Bình, lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc và là người bị chỉ trích nhiều nhất khi tạo ra một nền văn hóa sợ hãi và tự phụ trong chính phủ Trung Quốc.

Rất ít người dám hỏi ông Tập một cách công khai vì sợ bị giám sát hoặc cảnh sát. Nhưng sau khi ông Tập biến mất khỏi công chúng trong những ngày gần đây, một số người dùng mạng xã hội bắt đầu hỏi một cách bóng gió: “Người đó đâu rồi nhỉ?” Họ cũng đang đăng lên mạng và chia sẻ hình ảnh các cựu lãnh đạo lên trang web về các cuộc khủng hoảng trong quá khứ.

Các nhà phê bình nói một cách lặng lẽ rằng, dưới thời ông Tập, đảng bắt đầu cho các cán bộ chính trị trung thành thăng tiến nhiều hơn các nhà kỹ trị - là các chuyên gia và quản trị viên lành nghề, trụ cột của bộ máy quan liêu Trung Quốc vào những năm 1990 và 2000, khi đất nước phát triển nhanh nhất.

Những quan chức đó có thể thường xuyên tham nhũng, nhưng đôi khi ngay cả các nhà phê bình khốc liệt nhất của đảng cũng thừa nhận rằng họ để kệ cho việc đó xảy ra. Lưu Chí Quân, cựu bộ trưởng đường sắt, đang thụ án tù chung thân vì tội nhận hối lộ và lạm quyền. Ông cũng đã giám sát việc tạo ra hệ thống đường sắt cao tốc Trung Quốc, giúp cải thiện cuộc sống ở nước này.

Lật lọng tại Trung Quốc một phần bắt nguồn từ sự căng thẳng giữa các nhà kỹ trị, là những người nắm giữ một lượng lớn các trung tâm kiểm soát dịch bệnh quốc gia và các tỉnh của Trung Quốc, và các cán bộ chính trị - là các thị trưởng, thống đốc và bí thư đảng ủy. Sự bùng phát và thiếu công bố thông tin cho thấy các cán bộ chính trị đang chiến thắng. Trên thực tế, các nhà kỹ trị thậm trí đang trở thành cán bộ bởi vì không ai trong số họ có can đảm để nói với công chúng những gì họ biết về virus.

Các quan chức Trung Quốc đang dành tới một phần ba thời gian của mình cho các buổi nghiên cứu chính trị, phần nhiều trong các buổi nghiên cứu đó là về các bài phát biểu của ông Tập. Lòng trung thành chính trị nặng hơn nhiều trong đánh giá hiệu suất so với trước đây. Bây giờ quy tắc ngón tay cái trong chế độ công chức Trung Quốc dường như đang thể hiện sự trung thành một cách rõ ràng nhất có thể, còn để mọi thứ khác mơ hồ và trốn tránh trách nhiệm bằng mọi giá khi mọi thứ trở nên tồi tệ.

Người dân Trung Quốc có thể đang phải trả giá. Những thất bại đo lường hệ thống.

Zhou Xianwang, thị trưởng Vũ Hán, cho biết ông đã không tiết lộ quy mô và nguy hiểm của dịch bệnh sớm hơn vì ông cần cấp trên cho phép. Nhưng ông ta lại làm gì đó mà không chia sẻ nhiều thông tin, bao gồm cả việc bảo người dân đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên và dừng các cuộc tụ họp lớn như bữa tiệc góp món ăn có tới hơn 40.000 gia đình tham dự chỉ vài ngày trước khi thành phố 11 triệu dân của ông ta bị phong tỏa.

Khi thông tin bắt đầu nhỏ giọt đưa ra, nó mơ hồ và sai lệch. Trong một loạt các thông cáo trực tuyến được ban hành từ ngày 31 tháng 12 đến ngày 17 tháng 1, các quan chức địa phương tiết lộ họ đang điều trị cho các bệnh nhân viêm phổi nhưng không nói rõ là khi nào hoặc bao nhiêu người.

Ủy ban Y tế Quốc gia, bộ có thẩm quyền tuyên bố tình trạng khẩn cấp dịch bệnh, vẫn không hề đưa ra thông cáo về sự bùng phát dịch bệnh cho đến ngày 19 tháng 1. Nhưng thông cáo lại chủ yếu đổ lỗi cho chính quyền địa phương. Câu đầu tiên trích dẫn một quy tắc yêu cầu ủy ban làm việc với các quan chức địa phương về phòng chống dịch bệnh.

Wang Guangfa, một cố vấn y tế hàng đầu của chính phủ, người đã trấn an công chúng rằng căn bệnh này có thể kiểm soát được chỉ khi bị bệnh, ông này nói trong một cuộc phỏng vấn, sau đó ông sửa lại rằng ông có thông tin rất hạn chế vào thời điểm đó. Ông ta cũng bảo vệ phát ngôn của mình như là công chúng “đang hiểu nhầm” mình, khi nói rằng hầu hết các bệnh truyền nhiễm bùng phát cuối cùng đều được kiểm soát.

Các quan chức địa phương có vẻ không đưa người dân địa phương vào danh sách ưu tiên hàng đầu của họ. Trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình nhà nước, Ma Guoqiang, Bí thư Đảng Cộng sản Vũ Hán, thừa nhận rằng người dân Vũ Hán “có chút lo lắng và có chút căng thẳng” và nói rằng ông ta sẽ huy động tất cả các tế bào của đảng để an ủi họ.

Ông nói thêm, “Nhưng điều an ủi quan trọng nhất là từ Tổng Bí thư Đảng Tập Cận Bình”.

Ông Xu, tiểu thuyết gia, cho biết những nhận xét của ông Ma đã cho thấy các quan chức quan tâm đến việc làm hài lòng thượng cấp của mình hơn là quan tâm đến những người dân mà họ buộc phải phục vụ.

“Nếu họ có thể sắp xếp lại trật tự trong lòng mình ", ông Xu nói, “thì chúng tôi sẽ thấy một phong cách quản trị rất khác”.

Khi họ cố gắng ngăn chặn sự lây lan, chính quyền địa phương đang tỏ ra là họ trông có vẻ bận rộn hơn là họ đang tìm kiếm giải pháp. Nhiều người trong số họ hiện đang tìm cách truy tìm và thậm chí trục xuất cư dân khỏi tỉnh Hồ Bắc để ngăn chặn virus Corona khỏi bị lây lan. Theo dõi những người phát tán tiềm năng có vẻ là chính sách hợp lý, nhưng trừng phạt hoặc bắt bớ dân có nguy cơ khiến họ che dấu, thậm chí còn làm cho việc chống lại dịch bệnh trở nên khó khăn hơn.

Ngay cả bên ngoài những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, các quan chức địa phương đang cho thấy họ không hề làm luật cùng với việc đặt hạnh phúc của người dân trong tâm. Một đoạn video lan truyền khắp Trung Quốc cho thấy một cặp vợ chồng bị mắc kẹt trên cây cầu nối tỉnh Quý Châu với thành phố Trùng Khánh. Hai tỉnh đã tạm dừng lưu chuyển và cặp vợ chồng này – vợ đến từ Quý Châu, chồng từ Trùng Khánh - đã không có chỗ để đi.

Trên phương tiện truyền thông xã hội, các cán bộ cấp thấp đang phàn nàn rằng họ đang nhận được rất nhiều chỉ thị từ cấp trên đến mức họ dành phần lớn thời gian để điền vào bảng tính thay vì thực hiện công việc thực sự. Trong một bài đăng trên mạng xã hội có tiêu đề “Chủ nghĩa hình thức dưới chiếc mặt nạ”, tác giả đã viết, “Hầu hết những người trong hệ thống chính quyền đều không làm gì để giải quyết vấn đề. Họ làm những việc để giải quyết trách nhiệm”.

Sau đại dịch, giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ phải trừng phạt, thậm chí nghiêm khắc, một vài quan chức để giữ thể diện và giành lại tín nhiệm. Nhưng đối với những người đang mắc bệnh dịch và sự thất bại của quản trị, Đảng Cộng sản sẽ phải rất khó khăn để lấy lại được những uy tín đó.

“Tôi biết không lâu nữa đất nước này sẽ trở lại là một xã hội hòa bình, thịnh vượng. Chúng ta sẽ nghe nhiều người hét lên rằng họ tự hào về sự thịnh vượng và sức mạnh của đất nước như thế nào”, một người dân Vũ Hán đã viết trên trang mạng xã hội Weibo, “Nhưng sau những gì tôi đã chứng kiến, tôi từ chối xem những tràng pháo tay và sự tuyên dương”.

Thủy Tiên biên dịch



BÀI CHỌN LỌC

THẾ GIỚI MỚI