Thay vì gặp người nhà nạn nhân COVID-19 ‘thật’ ở Vũ Hán, các chuyên gia WHO lại đi thăm 'Triển lãm Thành tựu Chống dịch'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau khi kết thúc 14 ngày cách ly hôm 28/1, nhóm chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đi khảo sát một số bệnh viện ở Vũ Hán có báo cáo về bệnh nhân COVID-19 sớm nhất và Chợ hải sản Hoa Nam, nơi được cho là nguồn bùng phát dịch bệnh, nhưng lại dưới sự giám sát chặt chẽ của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ngoài ra, nhóm chuyên gia còn đi thăm “Triển lãm Thành tựu Chống dịch”.

ĐCSTQ giám sát toàn bộ quá trình, ngăn phóng viên và người dân tiếp cận

Chiều 31/1, đoàn chuyên gia của WHO đã đến chợ Hải sản Hoa Nam bằng ô tô và không trả lời câu hỏi của các phóng viên đang tập trung tại lối vào chợ. Sau khi đoàn xe trực tiếp đi thẳng vào chợ, nhân viên an ninh lập tức kéo rào chắn cấm người ra vào. Ngoài ra, cùng ngày đoàn cũng đến khu chợ Bạch Sa Châu của Vũ Hán.

Trước đó vào chiều ngày 29/1 và sáng ngày 30/1, đoàn chuyên gia đã đi khảo sát Bệnh viện Trung Tây y kết hợp của tỉnh Hồ Bắc và Bệnh viện Kim Ngân Đàm ở Vũ Hán, cả hai đều là những bệnh viện tiếp nhận điều trị bệnh nhân trong giai đoạn đầu của đợt dịch năm ngoái ở Vũ Hán.

Theo Agence France-Presse, Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) và các hãng truyền thông nước ngoài khác, khi nhóm chuyên gia của WHO đến hiện trường, nhân viên an ninh đã được bố trí dày đặc xung quanh Chợ hải sản Hoa Nam, và nhà chức trách cũng thiết lập nhiều rào chắn xung quanh khu chợ. Trước đó, giới truyền thông cũng không được phép theo đoàn WHO vào bệnh viện để quay phim. Truyền thông nước ngoài cho rằng, nhiệm vụ điều tra lần này đã bị chính trị hóa ở mức độ rất cao.

Ông Khương, một công dân Vũ Hán, nói với phóng viên The Epoch Times vào ngày 31/1 rằng, ĐCSTQ giám sát toàn bộ quá trình, "Đội An ninh Quốc gia giám sát rất chặt chẽ. Họ sợ rằng người dân sẽ nói sự thật. Một số người có can đảm sẽ dám nói. Những nhân viên an ninh theo sát xe [của đoàn chuyên gia] sẽ cảnh cáo bạn không được đi lại lung tung. Vì vậy, khẳng định là [chính quyền] không cho nói, nếu ai muốn nói thì họ chỉ có thể nói dối. Bạn cũng không được phép nói trên mạng Internet, nếu bắt được thì sẽ bị kết án. ĐCSTQ nhìn ai cũng là kẻ thù”.

Tờ Yomiuri Shimbun của Nhật Bản đưa tin vào giữa tháng 1 rằng, nhóm WeChat gồm 100 thành viên gia đình của người đã khuất vì Coronavirus mới (COVID-19) ở Vũ Hán đã bị chính quyền chặn khóa. Nhóm này được thành lập để đòi công lý cho người đã mất, để yêu cầu gặp mặt nhóm điều tra của WHO và cho họ biết sự thật. Chính quyền Trung Quốc đã đưa cho mỗi người trong nhóm 3.000 nhân dân tệ (khoảng 10,7 triệu VNĐ) để làm phí bịt miệng, còn cảnh cáo và yêu cầu họ không được tiếp xúc với các chuyên gia của WHO.

Bà Dư, một công dân Vũ Hán, cũng nói với The Epoch Times vào ngày 30/1 rằng, cuộc điều tra của WHO tại các khu vực do ĐCSTQ kiểm soát sẽ không thu được kết quả gì. "Luật sư Trương Triển đã bị kết án bốn năm vì phỏng vấn và chụp ảnh trên đường phố, và nói sự thật về cuộc sống của người dân khi đó. Do đó, ĐCSTQ sẽ không để WHO được phép tự do tiếp xúc (với người dân). Ngay cả những người dân mà họ tiếp xúc cũng là những người do họ (chính quyền) sắp đặt. Mọi thứ bày ra cho thế giới xem đều được sắp đặt trước, quốc gia này là như thế".

Ông Ngô: ĐCSTQ đã tiêu hủy bằng chứng từ lâu

Ngày 31/1, có nhiều công dân Vũ Hán nói với phóng viên The Epoch Times rằng, họ không ôm quá nhiều hy vọng vào việc các chuyên gia của WHO có thể điều tra ra nguồn gốc của dịch bệnh ở Vũ Hán.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên The Epoch Times, ông Ngô, một nhân viên văn phòng, nói rằng bản thân WHO đã bị ĐCSTQ thâm nhập nghiêm trọng, ĐCSTQ kiểm soát chặt chẽ hành động của các nhân viên trong phái đoàn WHO và cấm họ tự do tiếp xúc với người địa phương và với các bác sĩ dám lên tiếng như bác sĩ Nghệ Phần (Ai Fen).

Bác sĩ Ai Fen là giám đốc đơn vị cấp cứu thuộc Bệnh viện Trung ương Vũ Hán -người chia sẻ thông tin đầu tiên về virus Corona Vũ Hán. (Ảnh chụp màn hình NTDTV)
Bác sĩ Ai Fen là giám đốc đơn vị cấp cứu thuộc Bệnh viện Trung ương Vũ Hán - người chia sẻ thông tin đầu tiên về virus Corona Vũ Hán. (Ảnh chụp màn hình NTDTV)

Ông Ngô chỉ ra rằng, ĐCSTQ đã dọn sạch Chợ hải sản Hoa Nam và tiêu hủy các tài liệu liên quan của Viện nghiên cứu virus Vũ Hán, còn những nhân viên trong Viện nghiên cứu được tiếp xúc với nhóm chuyên gia của WHO đều là những người được ĐCSTQ sắp xếp, và đọc thuộc lòng lời thoại của ĐCSTQ.

"Khi cuộc điều tra này kết thúc, các quan sát viên của WHO không bị yêu cầu ca ngợi [ĐCSTQ] đã là tốt lắm rồi. Kết luận làm hài lòng [ĐCSTQ] nhất có lẽ là không rõ nguồn gốc hoặc Vũ Hán là một điểm bùng phát quan trọng", ông Ngô nói.

Vào ngày 31/12/2019, sau khi một số bệnh nhân nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán được phát hiện có liên quan đến Chợ Hải sản Hoa Nam, nhà chức trách đã đóng cửa chợ ngay trong đêm và khử trùng khu chợ trong nhiều ngày, cũng như là dọn dẹp sạch sẽ động vật và các vật phẩm liên quan.

Vào đêm trước khi nhóm chuyên gia của WHO chuẩn bị vào Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của dịch bệnh, hơn 300 nghiên cứu của Viện nghiên cứu virus Vũ Hán đã bị xóa khỏi trang web của Quỹ Khoa học Tự nhiên Quốc gia Trung Quốc (National Natural Science Foundation of China). Nhiều chuyên gia quốc tế đã chỉ trích động thái của ĐCSTQ là "phá hủy bằng chứng".

Trương Hải: Ba lý do không lạc quan về cuộc điều tra của nhóm chuyên gia WHO

Ông Trương Hải, một công dân Vũ Hán và là nạn nhân của dịch bệnh, nói với phóng viên The Epoch Times hôm 31/1 rằng, ông không lạc quan về cuộc điều tra của nhóm chuyên gia WHO vì nhiều lý do khác nhau.

Ông Trương Hải, một công dân Vũ Hán và là nạn nhân của dịch bệnh, nói với phóng viên The Epoch Times hôm 31/1 rằng, ông không lạc quan về cuộc điều tra của nhóm chuyên gia WHO vì nhiều lý do khác nhau. (Ảnh do ông Trương Hải cung cấp)
Ông Trương Hải, một công dân Vũ Hán và là nạn nhân của dịch bệnh, nói với phóng viên The Epoch Times hôm 31/1 rằng, ông không lạc quan về cuộc điều tra của nhóm chuyên gia WHO vì nhiều lý do khác nhau. (Ảnh do ông Trương Hải cung cấp)

Một là, những "bệnh nhân" mà nhóm chuyên gia WHO gặp là do ĐCSTQ sắp đặt. "Những bệnh nhân này có phải là thật không? Tôi cho rằng những người này đã được các bộ phận liên quan đào tạo từ trước".

"Tôi không tin họ (những bệnh nhân mà WHO gặp) sẽ nói sự thật. Bởi vì (vụ bùng phát) đã xảy ra một năm trước, tôi đã trải qua rất nhiều, và tôi cũng đã thấy nhiều người nói những điều dối lòng", ông Trương nói.

Hai là, điều đáng nghi ngờ là tại sao nhóm chuyên gia của WHO không gặp ông và gia đình của các nạn nhân thực sự. Ông Trương cho biết, ông đã gửi yêu cầu gặp các chuyên gia của WHO tới Chính quyền thành phố Vũ Hán và Tổng giám đốc WHO Tedros thông qua sự giúp đỡ của các nhà báo, nhưng họ vẫn chưa phản hồi.

Ông Trương Hải chỉ ra rằng, việc nhóm chuyên gia của WHO có gặp ông hay không có lẽ cũng phải nghe theo sự sắp đặt, nhưng việc gặp gia đình các nạn nhân phải được công khai. "Tôi nghĩ rằng họ sẽ chỉ thực sự hiểu được quá trình bùng phát của virus khi họ được tiếp xúc với gia đình của các nạn nhân thật sự. Điều này rất quan trọng".

Ngày 1/2 là ngày giỗ đầu cha của ông Trương Hải - người đã chết vì nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán. Ông chỉ ra rằng, chính quyền ĐCSTQ đã cố gắng ngăn cản ông truy cứu trách nhiệm che giấu dịch bệnh của nó bằng nhiều cách. "Không có lời giải thích nào về sự việc này. Chắc chắn không thể để sự việc trôi qua như vậy. Tôi chắc chắn sẽ truy cứu đến cùng. Đơn giản vậy thôi".

Ba là, nhóm chuyên gia của WHO đến Vũ Hán để điều tra nguồn gốc của dịch bệnh, nhưng mọi thứ đều lén lén lút lút, không minh bạch.

Ông Trương chỉ ra rằng, khi nhóm chuyên gia của WHO đến Vũ Hán, một trong những điểm chính mà ông thấy kém lạc quan nhất là họ không tiếp nhận các cuộc phỏng vấn của giới truyền thông. Ông nói rằng bản thân việc điều tra là công khai, quang minh chính đại, đầu cần phải lén lút như vậy, nhóm chuyên gia nên công khai tiếp nhận các cuộc phỏng vấn của giới truyền thông.

"Bất cứ điều gì diễn ra dưới ánh mặt trời, không phải trong u tối thì mới là đáng tin". Ông Trương nói, vì vậy ông không lạc quan về cuộc điều tra này của nhóm chuyên gia WHO.

"Các ông đến đây để điều tra virus, không phải đến thăm triển lãm"

Ông Trương Hải cũng chỉ ra rằng, điều mà ông thấy cực kỳ nực cười đó là ĐCSTQ đã đưa nhóm chuyên gia của WHO đến Trung tâm Triển lãm Vũ Hán để tham quan “Triển lãm Thành tựu Chống dịch”. "Các ông đến đây để điều tra virus chứ không phải đến xem triển lãm. Hơn nữa hôm nay (31/1) họ đã đến hai khu chợ. Tôi cho rằng bây giờ đã qua 1 năm 365 ngày rồi, nhiều sự việc đã xảy ra, nhiêu thứ cũng đã bị thay đổi, họ còn có thể xem xét được gì chứ?”.

Theo các kênh truyền thông chính thức của ĐCSTQ, nhóm chuyên gia của WHO đã đến thăm "Triển lãm thành tựu Chống dịch" ở Vũ Hán vào chiều ngày 30/1. Đây là cuộc triển lãm do chính quyền tỉnh Hồ Bắc đặc biệt mở ra vào tháng 10 năm ngoái để tuyên truyền về cái gọi là "thành tựu chống dịch" của ĐCSTQ.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Thay vì gặp người nhà nạn nhân COVID-19 ‘thật’ ở Vũ Hán, các chuyên gia WHO lại đi thăm 'Triển lãm Thành tựu Chống dịch'