Tháng 1 Vũ Hán mới phong tỏa, tháng 3 Chủ tịch Tập đoàn Dược phẩm Trung Quốc đã tiêm vaccine, ai đang nói dối?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cách đây vài ngày, ông Lưu Kính Trinh (Liu Jingzhen), Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (Sinopharm), cho biết, ông đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 vào tháng Ba năm nay và rằng ông "vẫn sống tốt, không có bất kỳ tác dụng phụ nào". Phát ngôn này khiến cư dân mạng không khỏi thắc mắc, ngày 23/1 Vũ Hán mới tuyên bố phong tỏa mà tháng 3 ông ta đã được tiêm vaccine, vậy chính quyền Trung Quốc và ông Lưu, ai đang nói dối?

Theo kênh truyền thông chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vào ngày 6/11, ông Lưu Kính Trinh đã tuyên bố tại Diễn đàn Triển lãm Nhập khẩu Quốc tế Thượng Hải rằng, hiện nay có hàng trăm nghìn người đã được tiêm chủng khẩn cấp hai loại vaccine bất hoạt mới của Tập đoàn Sinopharm và không có phản ứng phụ nghiêm trọng nào. Ông Lưu còn cho biết, ông đã tiêm vaccine ngừa coronavirus mới vào tháng Ba năm nay và rằng tới giờ ông "vẫn sống tốt, không có bất kỳ tác dụng phụ nào".

Theo bài báo, ông Lưu cũng tuyên bố rằng kể từ tháng Sáu năm nay, vaccine do Sinopharm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng quốc tế tại hơn 10 quốc gia và khu vực trên thế giới, bao gồm UAE, Bahrain…, và cho đến nay đã có hơn 50.000 người được tiêm chủng.

Theo thông tin công khai, Trung Quốc hiện có 4 loại vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III gồm: 2 loại của Sinopharm, 1 loại của Công ty Công nghệ sinh học Khoa Hưng Trung Quốc (Sinovac Biotech) và 1 loại do quân đội Trung Quốc cùng công ty vaccine Trung Quốc CanSinoBIO hợp tác nghiên cứu.

Vào ngày 9/11, các nhà chức trách Brazil đã thông báo chấm dứt thử nghiệm lâm sàng CoronaVac - vaccine ngừa virus Viêm phổi Vũ Hán do Sinovac Biotech sản xuất. Nguyên nhân là do xuất hiện "phản ứng có hại nghiêm trọng" vào cuối tháng trước. Có kênh truyền thông của Brazil nói rằng, một người tiêm chủng đã chết.

Chỉ mới ba tuần trước, Brazil thông báo rằng chính phủ nước này đã đồng ý mua 46 triệu liều CoronaVac và còn khen ngợi rằng, CoronaVac là loại có tỷ lệ phản ứng có hại thấp nhất, có tiến triển nhanh nhất, an toàn nhất và hứa hẹn nhất trong số tất cả các loại vaccine chống COVID-19 đang được thử nghiệm ở Brazil.

Về sự việc này, cư dân mạng châm chọc như sau:

"Sau khi lây lan virus ra toàn thế giới, ĐCSTQ lại một lần nữa trở thành vị cứu tinh và bán vaccine cho thế giới. Thế giới phải biết ơn đấy nhé!".

"Những kẻ buôn bán ma túy cũng làm như vậy. Họ nghĩ rằng buôn bán ma túy là đang cứu sống những người nghiện".

"Rõ ràng là họ đã chuẩn bị loại virus này từ rất lâu rồi! Sinopharm muốn người dân trên toàn quốc dốc hầu bao mua vaccine để họ mua nhà, nuôi tình nhân ở nước ngoài!".

"Tại sao lại xuất khẩu sang các nước nghèo? Đức, Ý, những nước có dịch bệnh nặng, sao không đưa qua đó thử nghiệm đi".

"Tháng Ba? Vaccine? Thuyết âm mưu?".

"Tháng Ba đã có vaccine? Thế là thừa nhận chế tạo ra virus à?”.

"Ông này nói như thể người ngoài nghề phát ngôn vậy. Vaccine phải được thông qua 3 giai đoạn thử nghiệm, rồi trong số tình nguyện viên tiêm chủng phải đạt tỷ lệ an toàn nhất định thì vaccine mới được tính là an toàn, ông ta chỉ là 1 trường hợp thì sao mà đại diện cho tất cả được. Nếu như có 1.000 người an toàn nhưng 9.000 xảy ra phản ứng có hại, xin hỏi loại vaccine này có an toàn không? Ông này đang khoác lác với người ngoài nghề”.

"Tháng tới vaccine sẽ chính thức xuất xưởng, liệu có bao nhiêu người đi tiêm chủng? Tôi hỏi người thân, anh em bạn bè xung quanh rồi, chẳng có ai đi cả, tôi cũng không đi, mọi người đều nói là kể cả vaccine của châu Âu cũng không tiêm, huống gì là hàng Trung Quốc, nghe thôi đã rùng mình!”.

Đông Phương

Theo SOH



BÀI CHỌN LỌC

Tháng 1 Vũ Hán mới phong tỏa, tháng 3 Chủ tịch Tập đoàn Dược phẩm Trung Quốc đã tiêm vaccine, ai đang nói dối?