Tập Cận Bình: Ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc là chặn đứng virus Corona

Giúp NTDVN sửa lỗi

# Nhưng ông Tập cũng nói các quan chức phải để mắt đến kinh tế; thị trường chứng khoán Đại Lục giảm trong kỳ giao dịch Tết

# Bắc Kinh buộc tội Washington khi lan truyền “sự sợ hãi” trước dịch bệnh bùng phát

Các nhà lãnh đạo tối cao của chính quyền Trung Quốc đã tăng gấp đôi các cam kết phòng chống dịch, hợp tác chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các quốc gia khác để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu.

Trong cuộc họp nội bộ Đảng, Ủy ban thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ và Chủ tịch Tập cho biết: các cán bộ địa phương sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc nếu không tuân theo chỉ đạo của Bắc Kinh để ngăn chặn virus lây lan.

“[Chúng ta] phải coi cuộc chiến với bệnh dịch này là nhiệm vụ hàng đầu trong tay” - đài truyền hình trung ương CCTV trích dẫn lời ông Tập và bổ sung rằng: các quan chức phải để mắt tới nền kinh tế.

Lời nhắc nhở được đưa ra khi thị trường chứng khoán Trung Quốc sụt giảm mạnh trong ngày giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết. Sàn giao dịch Thượng Hải đã kết thúc ngày giao dịch với chỉ số sụt 7,7% với 2.746,61 điểm. Khoảng 3000 công ty cổ phần niêm yết tại Đại Lục cũng sụt giảm, tối đa là 10%.

Lời cảnh báo từ các lãnh đạo cũng trùng hợp với phát ngôn từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, buộc tội việc Hoa Kỳ phản ứng trước dịch bệnh dịch đã tạo một “tiền lệ xấu” cho các quốc gia khác.

Thứ Hai (03/2), bà Hoa Xuân Oánh - phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho hay: “Hầu hết các nước khác đánh giá cao và hỗ trợ Trung Quốc trong nỗ lực chiến đấu với virus Corona mới, chúng tôi hiểu và trân trọng khi họ áp dụng và tăng cường các biện pháp kiểm dịch tại các cửa khẩu”.

“Trong khi đó, một số quốc gia, cụ thể là Hoa Kỳ, đã hành xử thái quá, điều này chắc chắn đi ngược lại những lời khuyên của WHO”.

Hoa Kỳ hiện đã xác nhận 11 ca nhiễm virus và công bố tình trạng y tế khẩn cấp y tế từ tuần trước, tạm thời cấm du khách ngoại quốc từng đến Vũ Hán trong vòng 14 ngày. Quốc gia này cũng đã đưa ra cảnh báo du lịch cấp độ 4: cảnh báo công dân không đi du lịch tại Trung Quốc. Hầu hết các hãng vận tải hàng không lớn ở Hoa Kỳ đã cắt giảm hoặc ngừng các chuyến bay ra vào Trung Quốc.

Bà Hoa nói rằng hành động của Mỹ đã: “tạo ra và lan truyền sự hoang mang”.

Dịch bệnh bị tình nghi khởi phát tại thành phố đô thị Vũ Hán. Cho đến nay, bệnh dịch đã giết chết 361 người Đại Lục, lan tới hơn 20 quốc gia, và Philippines đã tuyên bố ca tử vong đầu tiên bên ngoài Trung Quốc gây ra do virus.

Mặc dù cơn lũ ca mắc mới đã xuất hiện tuần qua, nhưng ông Tedros Ghebreyesus - giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn cho rằng những ứng phó “can thiệp vào thương mại và du lịch quốc tế là không cần thiết”.

Tại Bắc Kinh hôm thứ Hai (03/02), ông Tập cũng nhấn mạnh sự cần thiết của kinh tế và ổn định xã hội, nói rằng các cơ quan chức năng cần bảo đảm duy trì việc sản xuất và các doanh nghiệp cần nhận được sự hỗ trợ về tài chính.

“Cuộc chiến chống lại dịch bệnh liên quan đến sức khỏe của người dân, và cả việc [Trung Quốc] mở cửa với nước ngoài, và cả sự ổn định kinh tế xã hội nói chung” - theo trích dẫn.

“Tại những vùng bệnh dịch không trầm trọng, chính quyền nên chiến đấu với virus, đồng thời xem xét việc phát triển và cải cách”.

Trước đó cùng ngày, Lian Weiliang - Phó Ủy ban ban Cải cách và Phát triển Quốc Gia, thể hiện sự tự tin rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch virus Corona, nhưng tác động này sẽ không kéo dài hay nặng như do dịch SARS 17 năm trước.

“Tác động tới nền kinh tế đang gia tăng, đặc biệt là giao thông vận tải, du lịch, khách sạn, dịch vụ, và giải trí”.

“Nhưng… tác động này sẽ là tạm thời và không thay đổi được những nền tảng tích cực của kinh tế Trung Quốc”.

Nền kinh tế Trung Quốc đã giảm tròn 2% trong dịch SARS, từ 11,1% quý I 2003 xuống còn 9,1% quý II 2003.

“Nhiều người đã cố ước lượng tác động [của dịch bệnh] dựa trên những ảnh hưởng của SARS vào năm 2003, tuy nhiên kinh tế Trung Quốc có sức mạnh và khả năng để xử lý những vụ dịch đang ngày càng mạnh hơn như thế này” - ông Lian nói thêm.

Ông cho biết thêm: Người tiêu dùng mua sắm trực tuyến được duy trì, đặc biệt đối với đồ ăn mang đi, các mặt hàng bán lẻ và giải trí - tuy nhiên không đưa ra số liệu cụ thể.

Đây là một năm trọng yếu với nền kinh tế Trung Quốc, khi năm 2020 là thời hạn của mục tiêu xóa nghèo của Bắc Kinh và đạt được một “xã hội thịnh vượng bền vững”, hoặc tăng gấp đôi GDP và PCI so với năm 2010.

Trước khi dịch virus Corona bùng phát, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc đã giảm xuống thấp nhất trong 03 thập kỷ trở lại đây, xuống còn 6,1% vào năm 2019.

Tuy nhiên, ông Lượng tự tin rằng Trung Quốc sẽ đạt kế hoạch đề ra.

Ông cho biết Bắc Kinh sẽ cố gắng thu hẹp tác động của dịch virus, đầu tiên bằng cách tăng cường sản xuất vật tư vật tư y tế và đồ cứu trợ. Bắc Kinh cũng đang xem xét các phương pháp hỗ trợ các ngành nghề trước tác động nặng nề của dịch bệnh.

Tuy nhiên, ông Louis Kuijs - trưởng ban kinh tế châu Á thuộc Đại học Oxford tại Hồng Kông, đã nói rằng vụ dịch này dự kiến sẽ đánh một đòn nặng hơn dịch SARS.

“Lần này Trung Quốc và dân chúng sẽ phải gánh chịu ảnh hưởng rộng hơn do virus; chính quyền và công ty sẽ đưa ra các biện pháp xử lý” - ông Kuijs nói. “Sự liên kết của kinh tế Trung Quốc đã cao hơn trước rất nhiều”.

Ông dự đoán thêm rằng cơ quan dự báo hiện đang mong đợi con số tăng trưởng 5,4% trong năm này, so sánh 6% trước khi bệnh dịch bùng phát làm 2,2 triệu người “tạm thời” thất nghiệp.

“Đây có thể xem là một con số khổng lồ, nhưng nên so sánh với tổng số việc làm gần 780 triệu.

Ông cho biết tăng trưởng giảm đồng nghĩa với việc Bắc Kinh sẽ không thể cán đích trong mục tiêu của 2020, mặc dù nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn diễn giải rằng mục tiêu này là có thể đạt được.

Tuy nhiên, Lu Zhengwei, trưởng phòng Kinh tế thuộc Ngân hàng Công nghiệp Thương Hải tỏ ra lạc quan hơn, dự đoán sự sụt giảm sẽ chỉ là 0,5% trong quý I 2020.

Vị trưởng phòng cho rằng tác động tiêu cực sẽ không đủ khả năng kéo GDP hàng năm của Trung Quốc xuống dưới 5,6% - con số sàn cho mục tiêu của Bắc Kinh.

Ông cho biết: “Thị phần của các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất - giao thông vận tải và bán lẻ - đã sụt giảm [từ năm 2003]” và “tôi nghĩ nó sẽ chỉ mất từ 01 đến 03 tháng trước khi sự tăng trưởng hoàn toàn hồi phục, khi hồi chuông cảnh báo sẽ kết thúc”.

Ông Lu cho biết thêm rằng vụ dịch này sẽ thúc đẩy nguồn tăng trưởng mới, bao gồm sự gia tăng về cầu đối với vật tư y tế và đầu tư nhà nước trong các dự án bệnh viện dã chiến.

Dẫn đầu là Vũ Hán, tâm chấn của vụ dịch, cùng một số thành phố khác, bao gồm Bắc Kinh và Trường Sa, đã tiết lộ các dự án bệnh viện lớn để chặn đứng dịch bệnh.

Zhang Shidong và Catherine Wong đã đóng góp cho bài báo cáo này.

Trọng Nguyên (biên dịch)



BÀI CHỌN LỌC

Tập Cận Bình: Ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc là chặn đứng virus Corona